Chuyển đổi số - chìa khóa của tăng trưởng

09:26 30/10/2021

Dù là tội đồ kéo lùi sự phát triển kinh tế, gây bao hệ lụy đáng tiếc, song, nếu nhìn theo một khía cạnh tích cực khác, thì dịch bệnh COVID-19 đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng, vì nó là câu chuyện sống còn của doanh nghiệp, và cũng là xu thế phát triển tất yếu của xã hội. Giống như con người qua cầu bị rút ván, chỉ còn cách tiến lên phía trước.

Cơ hội và thách thức

Câu chuyện kinh tế số, chuyển đổi số không phải mới, và nó đã được đặt lên bàn nghị sự từ lâu. Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra định hướng “đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”.

Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã xác định phát triển kinh tế số là trụ cột, là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược trong tiến trình phát triển chuyển đổi số quốc gia những năm tiếp theo và đề ra mục tiêu vào năm 2025 kinh tế số Việt Nam chiếm 20% GDP, đến năm 2030 chiếm 30% GDP, đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử và kinh tế số.  “Chúng ta đang đứng trước những thách thức, cơ hội của cuộc cách mạng. Vấn đề cốt lõi của nó chính là chuyển đổi số. Tôi tin rằng cuộc cách mạng này là cơ hội để Việt Nam có thể phát triển bứt phá vượt lên và thực hiện chuyển đổi số - là vấn đề sống hay chết, không có sự lựa chọn nào khác”,  nhấn mạnh.

Thực vậy, khi COVID-19 bùng phát, tất cả các địa phương đều phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt. Nhiều tỉnh, thành phố còn phải đặt trong tình trạng giãn cách xã hội để kiểm soát dịch bệnh. Điều này khiến những phương thức giao dịch truyền thống, trực tiếp trước đây không thể áp dụng và cách duy nhất là dùng công nghệ số. Từ khi đại dịch xảy ra, quá trình chuyển đổi số của rất nhiều ngành, lĩnh vực trở nên nhanh hơn mức tưởng tượng. Những ngành vốn chưa sẵn sàng số hóa cũng buộc bước chân vào con đường này.

GS.TS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đưa ra ví dụ: “Trong giáo dục, trước đây đi học là phải đến lớp, nhưng khi đại dịch xảy ra, các trường chỉ lúng túng trong một thời gian rất ngắn và sau đó thì gần như toàn ngành Giáo dục đã triển khai dạy học online bằng các phần mềm có tương tác. Thực tế, nhiều chương trình, hệ đào tạo không thua kém so với giáo dục trực tiếp”. Hay ở góc độ người dân, trước đây Nhà nước khuyến khích không dùng tiền mặt, khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trả lương qua tài khoản nhưng thực tế, ngay sau khi tiền lương được chuyển là người người xếp hàng để rút và cầm tiền mặt đi tiêu.

Thế nhưng dịch xảy ra đã hoàn toàn thay đổi hành vi với phương thức giao dịch điện tử như là internet banking, ví điện tử, mobile banking và hầu như việc không dùng tiền mặt lúc này đã trở thành thói quen. “Thói quen ấy rõ ràng có sự chuyển đổi rất nhanh do sự xuất hiện của dịch COVID-19” - ông Cường nói.

Về góc độ theo nhóm ngành, với ngành ngân hàng, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tạo ra hai lợi ích cơ bản là giảm thiểu chi phí giao dịch và gia tăng lợi nhuận. Theo đánh giá của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, COVID-19 đã thúc đẩy nhận thức chuyển đổi số của ngành này nhanh hơn từ 3-5 năm, tạo bước nhảy vọt cho thanh toán số. Dẫn số liệu từ ví điện tử MOMO, TS. Trần Đình Thiên- thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, chỉ sau một năm vừa rồi, số khách hàng của MOMO đã tăng gấp đôi từ 10 triệu lên đến 20 triệu, tức là sau 1 năm, số khách hàng tăng lên của họ bằng cả 10 năm trước cộng lại.

TS Thiên nhận định, theo một cách nào đó, COVID-19 đã có “công lao to lớn”, là thúc đẩy kinh tế thực sang kinh tế số như một phép màu, thúc đẩy loài người tiến bộ. “Tất nhiên chúng ta vẫn sẽ có sự khó chịu về đại dịch này, nhưng trong nguy có cơ, không chỉ có rủi ro thuần túy. Tóm lại, COVID-19 đã tạo ra cú sốc, đồng thời tạo ra bước nhảy có tính thời đại. Vì thế, bước nhảy này cần được phân tích để tháo gỡ các trở ngại trong cuộc khủng hoảng, tạo đà cho kinh tế số”, ông Thiên đề nghị.

Sự chuyển đổi tất yếu

“Cái lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là chuyển đổi số và sự xuất hiện của COVID-19 đã thúc đẩy sự chuyển đổi. Tôi nghĩ công nghệ có thể giúp nhân loại bù đắp những thiệt hại mà COVID-19 gây ra thông qua việc đẩy nhanh chuyển đổi số, thay đổi về văn hóa giao tiếp, văn hóa làm việc, thay đổi nền văn minh của nhân loại. Đây là động lực phát triển lớn nhất của nhân loại trong thời gian tới”. TS. Vũ Tiến Lộc

Trước những thách thức về chuyển đổi số, theo TS Vũ Tiến Lộc, nhìn vào bức tranh kinh tế mà cộng đồng doanh nghiệp đang chuyển đổi số, chúng ta tin tưởng sẽ đạt được. Trước hết, hạ tầng kinh tế số của chúng ta phát triển khá nhanh và cho đến thời điểm hiện nay đã đạt được trình độ tương đương với các quốc gia Top đầu trong khu vực. Thứ hai là ngành công nghiệp công nghệ thông tin, truyền thông, bộ phận nền tảng của kinh tế số của chúng ta phát triển rất mạnh mẽ và cũng thuộc nhóm đầu.

“Rất mừng là trong các cơ quan nhà nước thì cơ quan tài chính, cụ thể là ngành thuế, hải quan, kho bạc, bảo hiểm đang là cơ quan đi đầu trong xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động của mình trong bối cảnh ngành tài chính tích cực chuyển sang hoạt động trên nền tảng công nghệ số. Đây là điều rất quan trọng”, ông Lộc nói.

Rõ ràng phát triển kinh tế số là mục tiêu và là động lực để thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, triển khai không hề dễ. “COVID-19 tạo ra cú huých mạnh, nhưng chỉ là cộng hưởng chứ không phải vấn đề nền tảng. Rồi COVID-19 sẽ qua đi, nếu trông chờ COVID-19 để chuyển đổi số thì cái giá chúng ta phải trả đắt quá”, TS Trần Đình Thiên khuyến cáo.

Theo vị chuyên gia này, để chuyển đổi số, cần 2 điều kiện. Thứ nhất, cần có cơ sở dữ liệu tốt thì quá trình số hóa mới nhanh được- tức là chi phí. Thứ hai cần nhân lực. Ngoài ra, cần có chính sách phù hợp, nếu không đảm bảo an toàn và có chính sách tốt thì khó chuyển đổi số. “Yếu tố thể chế là yếu tố quyết định đối với phát triển kinh tế số, chứ công nghệ không phải vấn đề quá ghê gớm, mà là môi trường văn hóa, xã hội, thể chế, chính sách”, ông Thiên phân tích.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Việt Hùng - Phó cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng quá trình chuyển đổi số là xây dựng hệ sinh thái số, trong đó cả Chính phủ, người dân và doanh nghiệp đều phải thay đổi.

Còn ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty VCCorp, founder BizFly cho rằng với khả năng công nghệ, Việt Nam không hề thua kém các nước đang phát triển nào, thậm chí còn rất sáng tạo khi tạo ra các giải pháp phù hợp đặc thù riêng cho thị trường Việt Nam. Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam được khuyến nghị thông qua giai đoạn chuẩn bị và 3 giai đoạn để thực hiện dần từ chuyển đổi số triển khai riêng lẻ, chưa có tính kết nối sang chuyển đổi số hoàn toàn, kết nối và tích hợp đồng bộ với nhau. Các giai đoạn này là tương đối, tùy vào tình trạng thực tế, mục tiêu và tiềm lực của từng doanh nghiệp, có thể thực hiện song song hoặc nối tiếp nhau

“Trong lĩnh vực giáo dục, VNPT đã phát triển hệ thống Elearning (học trực tuyến) cho các nền tảng giáo dục từ cách đây khoảng 5 năm nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong việc khuyến khích các trường sử dụng. Khi COVID-19 bùng phát, hệ thống này đã đạt lưu lượng gấp hàng trăm, từ vài ngàn học sinh lên hàng triệu học sinh tham gia học trực tuyến. Sau COVID-19, có lẽ việc học trực tuyến sẽ trở nên bình thường hóa tại Việt Nam và trở thành một thói quen tốt để phát triển các lớp học ảo, áp dụng những công nghệ đào tạo tiên tiến”.

Ông Ngô Diên Hy – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT).

Hà An

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Từ kết quả điều tra những dấu hiệu bất thường tại một số gói thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Nha Trang do Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam hai cán bộ nhà nước và hai giám đốc doanh nghiệp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文