Đã có phương án giảm thiểu thiệt hại khi đổi mã vùng điện thoại cố định

09:42 11/01/2015
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Lê Nam Thắng khi trao đổi với báo chí vào ngày 10/1 tại Hà Nội về những điểm mới trong quy hoạch thay đổi mã vùng điện thoại cố định, một trong những vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của nhiều người dân và doanh nghiệp (DN) trong những ngày qua.

PV: Thưa Thứ trưởng, trước khi ban hành quy hoạch này, Bộ TT&TT đã tính toán, dự liệu ảnh hưởng của quy hoạch đến người sử dụng hay chưa?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Trong quy hoạch mới thì thay đổi lớn thứ nhất là quy hoạch lại mã vùng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, mã vùng hiện chỉ phục vụ các cuộc gọi cố định, đặc biệt là chỉ dùng cho các cuộc gọi đường dài với lưu lượng cuộc gọi chỉ chiếm khoảng 1,6% tổng lưu lượng viễn thông Việt Nam. Như vậy, tác động thực sự của việc thay đổi mã vùng trên thực tế là không lớn và không ảnh hưởng đến tất cả người tiêu dùng như một số cơ quan báo chí thông tin.

Bên cạnh đó, mặc dù phần lớn các máy điện thoại cố định được sử dụng cho các cơ quan, tổ chức, DN song không phải bất kỳ cơ quan, tổ chức, DN nào cũng gọi đường dài. Trong một năm, số lượng cuộc gọi đường dài cũng rất hạn chế nên lưu lượng và doanh thu điện thoại cố định để dùng gọi đầu mã vùng rất ít. Do đó, việc thay đổi, sắp xếp bố trí lại mã vùng chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhưng tác động thực tế là không lớn. Đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu tập trung ở khối cơ quan, DN, tổ chức, còn người dùng cá nhân giờ rất ít người dùng điện thoại cố định để gọi đường dài.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng.

Trong khi đó, một thay đổi đáng chú ý khác trong quy hoạch mới có tác động tích cực đến xã hội là sau khi bố trí sắp xếp mã vùng, thì mã vùng thừa ra sẽ được dùng cho mã mạng di động. Như vậy, chúng ta có cơ hội để chuyển tất cả các thuê bao đang từ đầu 11 số thành đầu 10 số. Việc thay đổi này nhận được sự ủng hộ của đa số người sử dụng. Vì tất cả những người sử dụng 11 số đều có mong muốn được dùng 10 số, ngắn hơn, dễ nhớ hơn và bình đẳng với tất cả các thuê bao di động còn lại.

PV: Việc triển khai theo quy hoạch mới này sẽ được Bộ TT&TT tiến hành như thế nào để có thể giảm tối đa thiệt hại cho người dùng điện thoại, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Thời điểm 1/3 là thời điểm có hiệu lực của quy hoạch chứ không phải tất cả các nội dung quy hoạch bắt đầu phải có hiệu lực từ 1/3. Vấn đề này, cơ quan báo chí cần nói rõ để người dân nhận được thông tin chính xác. Giống như quy hoạch đô thị, không phải là ngay khi có quy hoạch, người dân trong diện mở rộng đường phải ngay hôm sau hoặc 1- 2 tháng sau phải chuyển nhà đi nơi khác.

Đấy mới chỉ là quy hoạch để người dân biết định hướng của Nhà nước. Sau đó, Nhà nước mới xây dựng các kế hoạch cụ thể để thực hiện quy hoạch. Trong đó, việc đổi mã vùng dự kiến sẽ làm trong nhiều giai đoạn, theo từng khu vực, mỗi khu vực có thể kéo dài nhiều tháng, như vậy có thể hàng năm sau mới thực hiện xong phần đổi mã vùng.

Sau khi xong mã vùng rồi thì Bộ TT&TT mới xây dựng tiếp kế hoạch chuyển đổi các thuê bao 11 số thành thuê bao 10 số. Việc triển khai sẽ trong thời gian rất dài và sẽ có lộ trình từng bước, đổi mã vùng khu vực nào trước, khu vực nào sau, thời gian bao lâu, để đảm bảo tác động ít nhất đến người dân, các tổ chức, DN, bảo đảm cho người dân, DN có lộ trình chuẩn bị nếu có tác động đến họ. Đồng thời, Bộ TT&TT sẽ cùng với các DN viễn thông có những chuẩn bị về mặt kỹ thuật để trong thời gian đổi mã số dịch vụ, người dân, tổ chức, DN không phải làm gì, không phải đến đăng ký lại, hoặc làm các thủ tục, giấy tờ.

Các hệ thống kỹ thuật sẽ lập trình song song cả số mới và số cũ. Trong một thời gian nhất định khoảng vài tháng, gọi số mới hay số cũ đều được. Sau 1 thời gian nữa, khi thông tin tuyên truyền tốt rồi, người dân gọi vào số cũ thì có thể không kết nối cuộc gọi nhưng sẽ có thông báo rằng số đang gọi là số sai, cần phải quay số mới. Việc thông báo tự động sẽ được thực hiện trong thời gian dài. Sau đó mới thực hiện chuyển đổi hoàn toàn nhằm đảm bảo tác động đối với tổ chức, cá nhân là ít nhất.

Huyền Thanh

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文