Hàn Quốc phóng tên lửa vũ trụ đầu tiên tự chế tạo

18:36 21/10/2021

Hàn Quốc chiều nay (21/10) đã phóng tên lửa đẩy vũ trụ đầu tiên do nước này tự chế tạo, thành tựu được mô tả là bước nhảy vọt trong công cuộc chinh phục không gian của Seoul.

Reuters cho biết, tên lửa đẩy vũ trụ 3 tầng KSLV-II, còn được gọi là Nuri (Thế giới) do Hàn Quốc chế tạo trong nước, đã rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Naro ở miền Nam nước này lúc 17h (giờ địa phương), chậm hơn một giờ so với kế hoạch ban đầu, mang theo một vệ tinh giả.

Khoảnh khắc tên lửa Nuri rời bệ phóng. Ảnh: Yonhap

Tên lửa Nuri, nặng khoảng 200 tấn, được thiết kế để đủ khả năng đưa vật nặng 1,5 tấn lên quỹ đạo cách Trái đất từ ​​600 km đến 800 km. Hàn Quốc kì vọng mẫu tên lửa vũ trụ sẽ giúp nước này đảm bảo năng lực đưa vệ tinh giám sát, dẫn đường, liên lạc lên không gian hay thậm chí là phóng tàu thăm dò Mặt trăng trong tương lai gần.

Nếu diễn ra thành công, vụ phóng sẽ giúp Hàn Quốc gia nhập “câu lạc bộ” các quốc gia có năng lực tự đưa vệ tinh lên không gian, sau Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Israel, Iran và Triều Tiên.

Tuy nhiên, trong số này, chỉ Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đủ khả năng đưa vệ tinh có trọng lượng lớn hơn 1 tấn lên quỹ đạo.

Theo Yonhap, Nuri được sản xuất và thiết kế hoàn toàn tại Hàn Quốc. Seoul đã đầu tư gần 2 nghìn tỷ won, tương đương 1,8 tỷ USD, để xây dựng thế hệ tên lửa đẩy vũ trụ đầu tiên này trong 3 giai đoạn kể từ năm 2010.

Hàn Quốc có kế hoạch phóng thử 4 tên lửa đẩy Nuri từ nay đến năm 2027 để gia tăng độ tin cậy, trước khi đưa mẫu tên lửa đẩy này vào thương mại hoá.

Hoạt động phóng tên lửa vũ trụ của Hàn Quốc khá nhạy cảm trên Bán đảo Triều Tiên, nhất là sau khi Triều Tiên mới phóng một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm cách đây vài ngày, kéo theo phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế.

Yonhap nói rằng chương trình phát triển tên lửa của Hàn Quốc trước đây bị hạn chế bởi các văn kiện do Mỹ ban hành từ năm 1979, song các hạn chế đó đã được dỡ bỏ từ hồi tháng 5 và Seoul nay có quyền tự chủ trong phát triển các phương tiện phóng không gian.

Thiện Nhân

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文