Sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ số toàn cầu

07:35 28/06/2025

Ngày 27/6, ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin cho biết, Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS), được Quốc hội khóa XV vừa thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2026 (một số điều từ 1/7/2025), là cột mốc lịch sử, đánh dấu bước tiến chiến lược, từng bước đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ số toàn cầu.

Ưu tiên sử dụng sản phẩm công nghệ số Việt Nam trong các dự án ngân sách nhà nước

Theo ông Nguyễn Khắc Lịch cho biết, Luật CNCNS điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực CNCNS, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và tài sản số, tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển các ngành công nghệ số mũi nhọn. Với việc quy định chi tiết về quản lý AI và tài sản số, Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong việc xây dựng khung pháp lý về CNCNS minh bạch, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và quyền lợi người dùng.

Để ngành CNCNS trở thành động lực kinh tế chủ đạo với tốc độ tăng trưởng gấp 2-3 lần GDP, Luật đưa ra các ưu đãi vượt trội cho các dự án trọng điểm trong lĩnh vực công nghệ số, bán dẫn, AI và trung tâm dữ liệu. Ví dụ: Các dự án có vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên được hưởng thuế suất 5% trong 37 năm, miễn thuế 6 năm, giảm 50% thuế trong 13 năm tiếp theo, cùng miễn giảm tiền thuê đất lên đến 22 năm và giảm 75% cho những năm còn lại. Doanh nghiệp được hỗ trợ tài chính từ ngân sách, quỹ đầu tư phát triển, và được tính chi phí R&D lên đến 200% chi phí thực tế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Các khu công nghệ số tập trung và dự án khởi nghiệp sáng tạo được hưởng ưu đãi tương tự các địa bàn đặc biệt khó khăn, tạo động lực mạnh mẽ cho doanh nghiệp công nghệ số.

Sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ số toàn cầu -0
Việc thu hút nhân tài nhằm thúc đẩy sự phát triển đột phá của trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Khắc Lịch cho hay, luật này khẳng định rõ nguyên tắc “tự chủ, tự cường về công nghệ số, công nghệ số chiến lược” là nền tảng trong phát triển CNCNS, nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh nghiên cứu, làm chủ công nghệ, thiết kế, sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, công nghệ số chiến lược trong nước.

Luật quy phạm hóa chương trình “Make in Vietnam”, ưu tiên sử dụng sản phẩm công nghệ số Việt Nam trong các dự án ngân sách nhà nước, đảm bảo thị trường đầu ra ổn định. Doanh nghiệp khởi nghiệp được hỗ trợ kinh phí mua công nghệ, phát triển mẫu thử và xúc tiến thương mại quốc tế. Doanh nghiệp FDI được khuyến khích chuyển giao công nghệ, hợp tác với doanh nghiệp CNS Việt Nam, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh toàn cầu.

Bên cạnh đó, Luật CNCNS xây dựng các cơ chế để Nhà nước đặt hàng doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển các công nghệ số trọng điểm, thuộc các dự án quan trọng quốc gia, dự án có tính chất yêu cầu đặc biệt, đồng thời hỗ trợ tài chính và xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường quốc tế. Cùng với phát triển các doanh nghiệp công nghệ số (DNCNS) lớn, Luật CNCNS còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái DNCNS mạnh mẽ với mục tiêu đạt 150.000 doanh nghiệp vào năm 2035, Luật đưa ra các chính sách hỗ trợ toàn diện…

Ông Nguyễn Khắc Lịch nhấn mạnh, Luật CNCNS đánh dấu bước ngoặt để Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên số, thiết lập khung pháp lý vững chắc cho CNCNS, bán dẫn, AI và tài sản số. Đây là cơ hội vàng để Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh, hỗ trợ DNCNS phát triển bền vững, hội nhập quốc tế và tiến tới khẳng định vị thế trung tâm công nghệ số toàn cầu.

Ban hành kế hoạch thu hút 100 chuyên gia AI giỏi

Cũng tại buổi họp báo của Bộ KH&CN chiều 27/6, lãnh đạo Bộ KHCN cũng cho hay, Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN và ĐMST) được Quốc hội thông qua sáng 27/6/2025 đã có nhiều quy định mới về thu hút, trọng dụng nhân tài khoa học và công nghệ, nhằm tháo gỡ một trong những điểm nghẽn lớn nhất trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ KH&CN vừa ban hành kế hoạch thu hút 100 chuyên gia giỏi trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy sự phát triển đột phá của AI tại Việt Nam. Theo đó, các chuyên gia sẽ tham gia trực tiếp vào 15 nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm gồm thiết lập cơ sở dữ liệu chuyên gia AI quốc gia; tham vấn xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật CNCNS (nội dung liên quan đến AI); tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật và khung pháp lý liên quan đến AI; nghiên cứu, thực hiện xây dựng nền tảng dữ liệu sinh học quốc gia tích hợp trí tuệ nhân tạo phục vụ nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa sản phẩm công nghệ sinh học tại Việt Nam.

Một số nhiệm vụ khác là nghiên cứu, thực hiện ứng dụng trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật (IoT) trong giám sát sức khỏe vật nuôi, truy xuất dịch bệnh để tối ưu hóa chuỗi chăn nuôi - thủy sản tại Việt Nam; nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu và phát triển nền tảng số AI, IoT trong công nghệ bảo quản giữ tươi lâu dài nông sản sau thu hoạch nhằm ổn định chất lượng nông sản đạt chuẩn xuất khẩu; nghiên cứu, thực hiện xây dựng trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức; nghiên cứu, phát triển các mô hình AI “Make in Vietnam” trong các lĩnh vực ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, dữ liệu; nghiên cứu, thực hiện xây dựng bản sao số cho các thành phố và IoT.

Phạm Huyền

Tối ngày 13/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thành Long (SN 1988, trú xã Kiến Thụy) và Nguyễn Văn Tuấn (SN 1983, trú xã Kiến Minh), cùng TP Hải Phòng về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Sáng 12/7, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Đà Nẵng phối hợp với Công an phường Liên Chiêu tiến hành kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH vận tải Minh Khang (tại địa chỉ lô 168A-A8, KDC Vạn Tường, phường Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Qua đó, đã phát hiện một khối lượng lớn hàng hóa nghi nhập lậu hoặc làm giả, hàng kém chất lượng.

Trong hơn 30 năm qua, TP Hồ Chí Minh đã nỗ lực di dời khoảng 40 nghìn căn nhà lụp xụp trên và ven nhiều tuyến kênh, rạch chính. Kết quả này đã góp phần cải thiện môi trường sống cho hàng trăm nghìn người dân sinh sống ven các tuyến kênh, rạch, góp phần chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn gần 40 nghìn căn nhà nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ kênh, rạch cần di dời để phục vụ chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước, phát triển các tuyến giao thông thủy nội địa, cải thiện ô nhiễm môi trường cho hàng triệu người dân đang sinh sống dọc theo các lưu vực kênh. Do đó, ngày 28/5 vừa qua Sở Xây dựng đã trình UBND thành phố tờ trình kèm theo dự thảo Đề án chỉnh trang đô thị khu vực nhà trên và ven sông, kênh, rạch giai đoạn 2025-2030…

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc rà soát, duy trì chính sách giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí, đảm bảo quyền lợi cho người dân sau khi địa phương thực hiện hợp nhất đơn vị hành chính.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.