Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phòng, chống đại dịch COVID-19

07:53 04/09/2021

Trải qua gần năm dịch COVID-19 bùng phát, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng, giúp giảm gánh nặng cho đội ngũ y tế, lực lượng phòng, chống dịch thông qua các ứng dụng thiết thực.

Mới đây, tại lễ công bố kết nối Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth), Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh:“Dịch bệnh lây lan không phân biệt ranh giới, địa phương, quốc gia, dân tộc. Vì thế, sử dụng chung nền tảng công nghệ thống nhất trên toàn quốc là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để chống dịch”.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổ trưởng Thông tin đáp ứng nhanh của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 Bùi Thế Duy cho biết, ngay khi dịch mới xuất hiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Ðức Ðam đã chỉ đạo nghiên cứu các giải pháp công nghệ và giao các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Khoa học và Công nghệ và các chuyên gia triển khai từng giải pháp một cách kiên trì.

Tổ thông tin gồm các thành viên, tình nguyện viên, chuyên gia công nghệ thông tin, tự nguyện tham gia từ những ngày đầu phòng, chống dịch COVID-19, từ truy vết, xây dựng hệ thống an toàn COVID (antoancovid.vn) đến phối hợp thực hiện khai báo y tế tại các vùng dịch, đánh giá nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương. Đặc biệt, các nhà khoa học thuộc tổ công tác này đã nghiên cứu các giải pháp công nghệ và đưa ra những sản phẩm ứng dụng công nghệ AI được đánh giá là hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ phòng, chống dịch.

Hệ thống robot y tế hiện đại Vibot-2 phục vụ trong khu cách ly bệnh nhân COVID-19.

Có thể kể đến việc ứng dụng công nghệ xử lý dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, mô hình hóa hiện trạng dịch bệnh để đánh giá rủi ro, phát hiện các cụm dịch tiềm năng... phân tích chi tiết các thông tin ca bệnh, chùm bệnh, đưa ra các biểu đồ phân tích hỗ trợ việc đưa ra các quyết định liên quan đến giãn cách xã hội, khoanh vùng, dập dịch; xây dựng mô hình tính toán xác định nguy cơ, hỗ trợ đưa ra các quyết định liên quan đến giãn cách xã hội, khoanh vùng, dập dịch. Xây dựng một số mô hình nhằm ước tính số ca nhiễm từ một hay nhiều ổ dịch, ước tính thời điểm xuất hiện F0; tính toán nguy cơ COVID-19 ở các mức độ và phạm vi khác nhau... Hệ thống hồ sơ dữ liệu phục vụ lưu trữ tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn, hỗ trợ truy vết thông tin dịch tễ; mô hình hóa hiện trạng dịch bệnh để đánh giá rủi ro, phát hiện các cụm dịch tiềm năng dựa trên trí tuệ nhân tạo...

AI còn hỗ trợ trong việc truy vết người tiếp xúc đã phát huy hiệu quả khi có ổ dịch hoặc ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, giúp đội ngũ y tế điều tra lịch trình, lấy thông tin dịch tễ. Ðặc biệt, khi số lượng ca lây nhiễm trong cộng đồng lớn, việc nhập liệu từ các bản khai giấy mất nhiều thời gian, dễ nhầm lẫn, công nghệ chuyển hình ảnh thành văn bản với sự hỗ trợ của AI đã giúp số hóa toàn bộ tờ khai, phiếu điều tra dịch tễ và đưa lên hệ thống. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, AI đã hiện hữu ngay trong các khu cách ly, bệnh viện với robot tự động giúp khử khuẩn, giao hàng, đưa thuốc cho người bệnh...

Điểm nhấn gần đây nhất về sự hiện diện của công nghệ số, công nghệ AI trong phòng, chống dịch COVID-19 chính là lễ công bố kết nối Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) tới 100% tuyến huyện và ra mắt Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia diễn ra tại Hà Nội. Qua kết quả triển khai thực tế tại các điểm cầu, các y, bác sĩ đánh giá đây là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ chẩn đoán, điều trị kịp thời, hạn chế quá tải ở các bệnh viện tuyến trên và giảm bớt tiếp xúc giữa bệnh nhân với bác sĩ. Cùng với đó, giúp các y, bác sĩ tại các vùng sâu, vùng xa yên tâm, tự tin hơn trong điều trị bệnh nhân nặng.

Song song với đó, Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia sẽ cung cấp các nền tảng công nghệ dùng chung, áp dụng thống nhất trên toàn quốc, đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ y tế trong phòng, chống dịch, bao gồm: khai báo y tế, kiểm soát vào ra các địa điểm công cộng, truy vết, xét nghiệm, tiêm chủng, giám sát cách ly, đo lường mức độ giãn cách xã hội và các nghiệp vụ khác theo yêu cầu thực tiễn phát sinh trong phòng, chống dịch. Trung tâm sẽ hình thành nên mạng lưới triển khai công nghệ phòng, chống dịch xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay, một số nền tảng, giải pháp công nghệ đã được triển khai ứng dụng và phát huy hiệu quả như nền tảng hỗ trợ truy vết; nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19; tính năng Zalo Connect trên Zalo hỗ trợ người gặp khó khăn trong dịch bệnh; nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm…

Cùng với thành công trên, tính đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt 10 nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia đột xuất để nâng cao năng lực phòng, chống dịch COVID-19. Có rất nhiều đơn vị trên toàn quốc đã tham gia nghiên cứu, phát triển các sản phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch. Việt Nam là một trong 3 nước đầu tiên phân lập, nuôi cấy thành công virus SARS-CoV-2; làm chủ công nghệ sản xuất bộ KIT phát hiện virus SARS-CoV-2 đạt tiêu chuẩn quốc tế; sản xuất vaccine Nanocovax phòng COVID-19 bằng công nghệ protein tái tổ hợp và thuốc kháng thể đơn dòng điều trị đặc hiệu COVID-19.

Hiện tại, vaccine Nanocovax đã được thử nghiệm lâm sàng trên người giai đoạn 3; nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm thành công robot sử dụng tại các bệnh viện và khu cách ly; robot khử khuẩn buồng bệnh; chiếu xạ khử khuẩn miễn phí thiết bị, vật phẩm y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch; thu thập, tổng hợp các công bố khoa học quốc tế mới nhất về virus SARS-CoV-2 để cung cấp cho các nhóm nghiên cứu tham khảo và hỗ trợ đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu cấp thiết phục vụ phòng, chống dịch; phối hợp cùng các bộ, ngành xây dựng bản đồ vùng dịch sử dụng Vmap, phát hiện những người có nguy cơ lây nhiễm tại các điểm du lịch; xây dựng phần mềm khai báo y tế...

Đây là các sản phẩm khoa học, công nghệ cao, tương đương các sản phẩm quốc tế, do các nhà khoa học Việt Nam tự chủ nghiên cứu, sáng tạo trong thời gian rất ngắn và đã đưa vào ứng dụng hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Những kết quả trên cũng cho thấy sự vào cuộc mạnh mẽ của ngành Khoa học và Công nghệ trong công tác phòng, chống dịch bệnh và chứng minh khoa học và công nghệ Việt Nam đã từng bước đủ năng lực để giải quyết các “bài toán” của đất nước.

Nhật Uyên

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Chương trình nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đổi mới sáng tạo và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Trước ngày khởi công Dự án đường Vành đai 3 (18/6/2023) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến trước ngày 31/12/2023 sẽ bàn giao 100% mặt bằng phục vụ dự án. Nhưng thực tế việc giải phóng mặt bằng và thi công các gói thầu diễn ra rất chậm…

Tiếp tục quá trình điều tra vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu, nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Quảng Bình, trong 2 ngày 15 và 16/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã tiến hành khởi tố 11 bị can có liên quan và đang tiếp tục điều tra, mở rộng.

Bộ Xây dựng thống kê, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Điển hình như tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ. Mặt bằng giá dự án mới quý III/2024 đã tăng từ 4-6% theo quý và từ 22-25% theo năm. Đặc biệt, có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35-40% tùy từng vị trí so với quý trước.

Ngày 17/11, thông tin từ Công an tỉnh Bình Phước cho biết đang tạm giữ 14 đối tượng về các hành vi mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ hơn 6kg ma túy, 1 khẩu súng và nhiều phương tiện pha trộn, đóng gói ma túy.

Ngày 17/11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Tháp đang tạm giữ hình sự Phạm Hải Đức (SN 1990, ngụ phường 1, Quận 4, TP Hồ Chí Minh) và Tăng Hạ Quốc Huy (Việt kiều Canada, SN 1988, tạm trú phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh)  để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong bối cảnh thị trường nhà ở đang mất cân đối cung - cầu nghiêm trọng, giá nhà ngày càng tăng cao ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, việc cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thoả thuận về nhận quyền sử dụng đất sẽ giải quyết được một số tồn tại của thị trường bất động sản hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文