Viettel ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả khôi phục thông tin trong bão

16:58 08/09/2024

Cùng với huy động tối đa nhân lực, phương tiện, vật tư phục vụ công tác phòng chống cơn bão Yagi, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân Đội đã tăng cường ứng dụng công nghệ, giúp phát hiện và điều hành củng cố kịp thời các vấn đề của mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ người dân.

Ứng dụng Phòng chống thiên tai do Viettel làm chủ thiết kế và phát triển, cập nhật tự động tình trạng mạng lưới theo thời gian thực. Thay vì phải có lực lượng nhân sự tổng hợp thủ công qua nhiều lớp, dữ liệu toàn bộ các vị trí trạm phát sóng, nhân sự, phương tiện, vật tư…được cập nhật tự động hoàn toàn từ tuyến đầu đến người chỉ huy cao nhất.  Sự đồng bộ, chính xác dữ liệu nhờ phần mềm đóng góp vào quá trình khôi phục dịch vụ khách hàng được nâng cao 30% so với trước kia.

Lực lượng của Viettel trực 24/7, theo dõi mọi diễn biến trên phần mềm Phòng chống thiên tai để đưa thông tin kịp thời đến các đội phòng chống bão.

Khả năng trực quan hóa của phần mềm cũng giúp nâng cao công tác phán đoán, suy xét tình hình để đưa ra hướng phương án xử lý sát với thực tế. Bên cạnh đó, ứng dụng thực hiện nhiệm vụ điều động hỗ trợ, chuẩn bị và vận chuyển máy phát điện, ắc quy, xăng đầu được điều phối thông suốt, đảm bảo đúng tiến độ.

Nguyễn Trung Hiếu - Giám đốc Trung tâm Chuyển Đổi số thuộc Tổng Công ty Mạng lưới Viettel giám sát hiệu quả hoạt động của ứng dụng.

24 giờ qua, ứng dụng Phòng chống thiên tai của Viettel đã đảm bảo vận hành máy phát điện cho 1.400 vị trí trạm phát sóng di động, hỗ trợ khắc phục gián đoạn thông tin cho 650 vị trí.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Đào Xuân Vũ cùng đội tiền phương ở Quảng Ninh kiểm tra thông tin về hệ thống mạng lưới trên phần mềm Phòng chống thiên tai.

Cùng với đó,  Viettel đang dồn toàn bộ nguồn lực kỹ thuật tinh nhuệ nhất trên 63 tỉnh/thành phố để tập trung ứng cứu thông tin (UCTT) do ảnh hưởng của bão Yagi.

Hiện tại, gần 500 đội UCTT được tăng cường cho các tỉnh, quân số kỹ thuật ứng cứu thông tin cho bão Yagi lên gần 8.000 người. Con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên nhằm khôi phục dịch vụ nhanh nhất cho khách hàng.

Các điểm hỗ trợ sạc pin đã được chuẩn bị thiết bị và nguồn điện sẵn sàng phục vụ nhân dân 24/24h.

Các đội chăm sóc khách hàng lưu động cũng lập tức ra quân để hỗ trợ các cá nhân và hộ gia đình bị gián đoạn thông tin. Gần 200 điểm sạc pin đã được chuẩn bị thiết bị và nguồn điện sẵn sàng phục vụ nhân dân 24/24h.

Đối với những khách hàng sử dụng dịch vụ trả trước đã hết số dư được Viettel cung cấp 20.000 VNĐ để tiêu dùng tạm thời, các khách hàng sử dụng dịch vụ trả sau chưa thanh toán cước vẫn tiếp tục được duy trì liên lạc.

Viettel dồn toàn bộ nguồn lực kỹ thuật trên 63 tỉnh/thành để tập trung ứng cứu thông tin do ảnh hưởng của bão Yagi.

Trong thời gian khắc phục sự cố sau bão, người dân vùng bão được cộng thêm  30% giá trị thẻ nạp khi nạp qua nền tảng số. Khách hàng dùng dịch vụ cố định băng rộng bị sự cố sẽ được cho mượn thiết bị và dùng gói 0 đồng tạm thời.

Đến 5h sáng ngày 8/9, Viettel đã khắc phục 1.710 vị trí mất điện, khôi phục 25 link truyền dẫn, 5 vị trí đứt cáp trục, cáp nhánh.

Trước dự báo về tính nghiêm trọng của bão Yagi, Viettel đã khẩn trương tập trung nguồn lực để sẵn sàng đối phó với những tình huống xấu nhất. Tại 4 tỉnh dự kiến bị ảnh hưởng trực tiếp (Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh), Viettel bố trí lực lượng túc trực, cử các cán bộ nhiều kinh nghiệm phòng, chống bão lũ.

Hơn 5.000 máy phát điện được trang bị cho 14 tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão. Tất cả vị trí, địa điểm có nguy cơ bị ngập lụt, chia cắt đều có nhân sự túc trực, đảm bảo tài nguyên cơ điện, nhiên liệu để khắc phục sự cố khi cần.

Về phương án ứng cứu đối với mạng truyền dẫn, 51 link dự phòng sẵn sàng ứng phó trong trường hợp khẩn cấp, bổ sung đường trục kết nối mạng Đông Bắc và Tây Bắc 2 từ Lạng Sơn đi Cao Bằng. Trên 18 điểm xung yếu trục quốc gia, 49 điểm trục liên tỉnh, 268 trục liên huyện, Viettel cắt cử nhân sự trực ngày đêm, đảm bảo công dụng cụ vật tư cáp dự phòng.

Số liệu nguồn lực của Viettel ứng phó với bão Yagi:

-  9 đoàn tiền phương, 52 nhân sự điều hành và hỗ trợ tại 09 tỉnh.

- Gần 1.000 nhân sự UCTT bổ sung từ các tỉnh gồm: 126 đội UCTT nhà trạm BTS, tuyến cáp (~ 3 người/đội); 279 đội xử lý sự cố thuê bao băng rộng cố định; 16 đội (~ 31 nhân sự) sửa chữa máy phát điện đến hỗ trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão và hoàn lưu.

- Hơn 6.000 nhân sự sẵn sàng trực và triển khai ứng cứu thông tin tại các vị trí trạm BTS trước, trong và sau bão.

- 277 máy phát điện, 2,112 bình ắc quy portable được điều chuyển bổ sung.

- 1.000 km cáp quang đảm bảo tại 29 tỉnh, 7.000 măng xông dự phòng.

- Tối thiểu 01 bộ máy đo/máy hàn truyền dẫn cho mỗi cụm/huyện tại 14 tỉnh.

- 05 máy điện thoại vệ sinh sẵn sàng hỗ trợ Ban chỉ huy PCTT&TKCN và các đơn vị Quân đội trên địa bàn tỉnh/TP.

- 18 xe phát sóng cơ động sẵn sàng điều chuyển đi các tỉnh.

-  03 trạm thu phát chuyển tiếp, 18 máy bộ đàm bị cầm tay và 06 thiết bị đầu cuối đặt trên xe.

Viettel cũng đã chỉ đạo nhắn tin cảnh báo đến người dân về tình hình bão lũ đến hơn 23 triệu thuê bao di động tại 13 tỉnh; khuyến cáo tới 1,2 triệu khách hàng dịch vụ cố định băng rộng ở 8 tỉnh (Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn) ngắt các thiết bị modem, đầu thu phát truyền hình được ngắt khỏi nguồn điện khi không sử dụng để đảm bảo an toàn.

An An

Ngày 18/12, Đoàn công tác của Bộ Công an do Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá các mặt công tác Công an và kết quả thực hiện chỉ tiêu công tác năm 2024 của Công an tỉnh Ninh Bình. 

Sáng 18/12, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị trực tuyến thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 và chủ động khai thác, sử dụng bộ chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp của Tổ thường trực cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị.

Ngày 18/12, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh khám xét chỗ ở, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Tiến Thành (SN 1985, trú thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) về tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Ngày 18/12, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, từ nay đến Tết, Bộ sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải theo quy định, đặc biệt là dịp lễ, Tết… để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Khi đến Km 74 +600 QL49A đoạn qua đèo A Co thuộc xã Phú Vinh, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), xe đầu kéo do tài xế Hảo điều khiển bất ngờ gặp tai nạn lao xuống vực đèo cách mặt đường khoảng 30m. Vụ tai nạn khiến tài xế Hảo tử vong, xe ô tô đầu kéo hư hỏng nặng.

Sáng ngày 18/12/2024, TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Huy (SN 1997), cư trú xã Cửa Dương, TP Phú Quốc (Kiên Giang) tổng cộng 26 năm tù về 2 tội “Giết người” và  “Giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi”. Nạn nhân trong vụ án này là Nguyễn Thị Ngọc T (SN 2006), ngụ xã Hàm Ninh (TP Phú Quốc). 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文