Đi tìm chìa khóa của tham vọng bất tử

09:55 11/05/2019
Vừa qua, các nhà khoa học Mỹ đã lần đầu tiên có thể hồi sinh não lợn. Bằng hệ thống BrainEx, họ đã chặn đứng quá trình các tế bào não chết dần, từ đó khôi phục lại một số chức năng phân tử, phục hồi tuần hoàn oxy cũng như kết nối thần kinh cho não bộ.


Nghiên cứu mới này, trước mắt, đã dấy lên hi vọng về các phương pháp trị bệnh liên quan đến não ở người. Tuy nhiên, nó cũng làm xói mòn ranh giới giữa sự sống và cái chết, thúc đẩy một cuộc tranh luận trở nên gay gắt hơn: liệu có phải loài người sắp tìm thấy cơ hội để trở nên... bất tử hay không?

Nghiên cứu kỳ lạ

Nghiên cứu hồi sinh được thực hiện trên 32 bộ não của lợn, để nguyên trạng thái chết não trong 4 tiếng và không cho thấy bất kỳ dấu hiệu hoạt động thần kinh nào. 

Sau đó, các bộ não này được kết nối với hệ thống BrainEx ba giai đoạn, gồm các máy bơm và bộ lọc điều khiển bằng máy tính, cung cấp chất dinh dưỡng cho bộ não đã chết, với dòng dinh dưỡng mô phỏng sự lưu thông tự nhiên của cơ thể. 

Cụ thể, giai đoạn đầu tiên giúp tái tạo hoạt động bơm máu của tim khi một cỗ máy sẽ nhịp nhàng bơm một chất lỏng thiết kế đặc biệt, chứa máu ở 37ºC, O2 và thuốc vào bộ não. Điều này có tác dụng tạm ngừng quá trình chết của các tế bào.

Con người vẫn chưa hiểu biết được nhiều về não bộ, do cấu trúc cực kỳ phức tạp bên trong.

Tiếp đó, phần thứ hai của BrainEx được thiết kế theo dạng mạch máu tuần hoàn, luân chuyển các dung dịch nhân tạo để hỗ trợ não bộ, từ đó đảo ngược quá trình chết của tế bào, cũng như thúc đẩy tế bào phục hồi nhanh hơn. Cuối cùng, một số thủ thuật phẫu thuật nhằm cô lập bộ não được tiến hành, kết thúc quá trình hồi sinh diễn ra liên tục trong 6 giờ. 

Khi theo dõi sự khác biệt hóa học trong dung dịch chảy vào và ra khỏi não, các nhà khoa học phát hiện rằng não đang thải CO2, sử dụng cả glucose và O2 - hiện tượng cho thấy bộ não đang tự phục hồi. 

Vì bộ não không được “tỉnh dậy”, một số mô não ở thùy hải mã được thu thập để kiểm tra các neuron cho thấy kết quả rất bất ngờ: neuron có thể hoạt động trở lại.

Dường như, sau khi xử lý bằng BrainEx, các mạch máu có dấu hiệu phục hồi, còn một trong số những phần não hồi sinh chứa các khớp thần kinh hoạt động trở lại. Chúng là các con đường kết nối giữa những tế bào não khác nhau, cho phép các neuron thần kinh giao tiếp. Bộ não cũng thể hiện phản ứng bình thường với thuốc, và sử dụng một lượng O2 tương đương với một bộ não sống bình thường để tồn tại. 

Những kết quả kỳ lạ khiến giới khoa học phải xem xét lại quan điểm cái chết của não bộ, vốn được tin là sẽ diễn ra nhanh chóng và không thể đảo ngược chỉ vài phút sau khi không nhận đủ O2. Một số ý kiến khẳng định, quá trình chết đi của tế bào xảy ra theo nhiều giai đoạn, và một (hoặc nhiều) giai đoạn có thể bị trì hoãn, thậm chí đảo ngược. 

Dường như chìa khóa của sự bất tử nằm ở các telomere - phần chóp ở cuối đoạn AND.

Hoài nghi và tranh cãi

Một cách tích cực mà nói, việc hồi sinh được não lợn nhờ hệ thống BrainEx có thể đưa đến một phương pháp hoàn toàn mới giúp nghiên cứu não bộ người sau khi chết, truyền cảm hứng cho các biện pháp can thiệp hoặc thúc đẩy phục hồi não sau khi bị mất lưu lượng máu.

Phát triển được một hệ thống như BrainEx để làm chậm hoặc đảo ngược quá trình chết não sẽ cho phép các nhà khoa học bảo quản được những mẫu phẩm tốt hơn, bao gồm cả những bộ não của bệnh nhân đã qua đời. 

Đây được coi là cơ sở để tìm hiểu sâu hơn về sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh phức tạp liên quan đến não như đột quỵ hoặc Alzheimer, thậm chí mở ra cơ hội tìm thấy câu trả lời cho tham vọng bất tử của con người.

Tuy nhiên, hoài nghi và tranh cãi đang bủa vây những người tin vào tương lai của BrainEx. Chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy lợn sẽ sống lại với bộ não được BrainEx hồi sinh khi kỹ thuật điện não đồ EEG theo dõi liên tục các tín hiệu phát ra từ bộ não không ghi lại được dấu hiệu nào của sự sống. 

Điều này có nghĩa là, bộ não tuy được hồi sinh về mặt sinh học nhưng không hề có nhận thức để điều khiển cơ thể. Chưa hết, còn quá nhiều bí ẩn chưa thể giải thích, đơn cử như các nhà nghiên cứu có thể hồi sinh não bộ đã chết bao nhiêu lần, thời gian cần thiết để BrainEx hoạt động hiệu quả là bao lâu sau khi chết não.

Quan trọng hơn, các nhà khoa học đã chủ ý sử dụng nhiều dung dịch và thủ thuật để hỗ trợ hồi sinh não bộ - liệu khi không có những can thiệp này thì não bộ có thể “tự sống sót” và sau đó lấy lại được nhận thức hay không? Đó là chưa kể đến việc khôi phục những bộ não đã chết có thể vi phạm các quy chuẩn về đạo đức. 

Trong bối cảnh hiện tại, nhiều nhà khoa học đồng tình rằng còn quá xa vời để tin vào viễn cảnh bất tử nhờ BrainEx khi BrainEx mới chỉ bảo tồn được tạm thời một số chức năng tế bào cơ bản bên trong não lợn, chứ không phải bảo tồn (hay tái tạo lại) ý thức về cuộc sống. Theo họ, một cá nhân được chẩn đoán chết não thì không có cách nào để hồi phục, tức là cá thể đó được mặc định đã ra đi mãi mãi.

Chặng đường gian nan

Cho tới ngày nay, con người vẫn chưa hiểu biết được nhiều về não bộ, do cấu trúc cực kỳ phức tạp bên trong cùng các giới hạn kỹ thuật của việc bảo quản mẫu phẩm não. 

Chỉ chiếm khoảng 2% cơ thể con người nhưng não đứng đằng sau tất cả các chức năng cơ thể, cực kỳ hao tốn năng lượng. Một khi máu lên não không còn O2, con người sẽ mất ý thức chỉ trong vài giây. Sau đó, toàn bộ năng lượng dự trữ của não bộ dưới dạng phân tử đường glucose và ATP sẽ cạn kiệt rất nhanh.

Khi não mất O2, tế bào thần kinh sẽ bị hủy diệt. Sự tích tụ CO2 khiến máu não có tính axit cao hơn, chất dẫn truyền thần kinh glutamate bị rò rỉ sẽ nhanh chóng trở thành chất độc. Rất nhanh chóng, các enzyme phá vỡ mô thần kinh xuất hiện, các cấu trúc mạch máu nhỏ hơn của não bị vỡ, dẫn đến hiện tượng chết não. 

Việc hồi sinh được não lợn nhờ hệ thống BrainEx được cho là cơ sở để nghiên cứu sâu hơn về các bệnh liên quan đến não như Alzheimer.

Nếu trong tương lai, y học có thể khôi phục chức năng của não của một người sau khi chết, mang trí tuệ và bản thể của họ trở lại, điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến định nghĩa về cái chết của loài người, phá vỡ hoàn toàn quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”. 

Trên thực tế, khả năng bất tử cực kỳ khó khăn khi mỗi người đều được lập trình để... chết. Các nghiên cứu trước đây kết luận, bộ gene, cùng hàng loạt các yếu tố bên ngoài môi trường sống, quyết định đến “hạn sử dụng” của đồng hồ sinh học bên trong cơ thể mỗi cá nhân. 

Vì vậy, con người sẽ lão hóa dần theo thời gian, và chìa khóa để kéo dài tuổi thọ thực chất là phải làm chậm (và tiến dần đến ngăn chặn) sự lão hóa thông qua việc điều khiển quá trình phân bào của ADN.

Mỗi tế bào phân chia như là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên, thực hiện một bản sao của ADN. Các bản sao cơ bản này đã hình thành 23 nhiễm sắc thể của con người nhưng không hoàn hảo, và được loại bỏ dần trong quá trình sao chép. 

Để bảo vệ chống lại việc các ADN quan trọng bị mất dần khi già đi, chìa khóa nằm ở các telomere - phần chóp nằm ở cuối đoạn ADN để bảo vệ nhiễm sắc thể khỏi bị tổn hại. Nó bị ngắn đi mỗi lần tế bào nhân bản. 

Khi telomere ngắn đến mức không còn khả năng bảo vệ nhiễm sắc thể, tế bào già đi và không còn hoạt động hiệu quả. Một vài nghiên cứu đã chứng minh những tác động giúp các telomere chậm ngắn đi, ví dụ việc sinh con ở phụ nữ, sẽ giúp con người chậm lão hóa.

Sự bất tử có trong một số loài giun dẹp nhờ khả năng tái tạo các telomere một cách tự nhiên. Hay phân tích bộ gene của loài dơi cho thấy chúng sở hữu một gene đặc biệt có thể tự sửa chữa telomere. 

Bằng cơ chế nào đó, telomere của loài dơi bị ngắn đi cực kỳ chậm, trong khi các nhiễm sắc thể được kéo dài nhưng không xuất hiện ung thư, giúp chúng sống lâu hơn. 

Chính những phát hiện này khiến giới khoa học luôn nóng lòng tìm cách tái tạo các telomere để ứng dụng lên việc bảo vệ sức khỏe con người, từ đó nhằm ngăn chặn quá trình lão hóa và cái chết. Thế nhưng, ở phía trước vẫn còn là một chặng đường rất dài và cực kỳ mờ mịt...

Hồng Hạnh – Nam Hồng

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) đã cận kề. Góp phần vào thành công của lễ kỷ niệm là 11 khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND (9 khối đi và 2 khối đứng). Để thực hiện nhiệm vụ này, lãnh đạo Bộ Công an giao Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) tổ chức tuyển chọn hơn 1.300 CBCS tham gia luyện tập, trong đó đoàn viên, thanh niên các học viện, trường CAND là nòng cốt, phối hợp Công an một số đơn vị, địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文