Christchurch "con phượng hoàng" hồi sinh sau cơn động đất

08:01 11/08/2017
Trong chuyến hành trình từ đảo Bắc đến đảo Nam của đảo quốc New Zealand nằm ở Nam Thái Bình Dương, một trong những thành phố để lại cho tôi nhiều ấn tượng là Christchurch, không chỉ bởi vì nó là thành phố "rất Anh" với những ngôi nhà có kiến trúc cổ kính, mà còn là một vùng đất phi thường, vươn mình trỗi dậy từ đống đổ nát của hai trận động đất liên tiếp. 

Christchurch của ngày hôm nay, phần nào khiến tôi nhớ tới hình ảnh con chim phượng hoàng bay lên từ đống tro tàn!

Cách Queenstown, thủ phủ du lịch nằm ở đảo Nam khoảng gần 500 cây số và mất khoảng 7, 8 giờ đồng hồ đi xuyên qua cung đường bộ đẹp như tranh vẽ -  từ cảnh núi đồi đến thảo nguyên, từ suối đến sông, hồ...; đi ngang qua núi Cook, hồ Tekapo - hai địa danh du lịch nổi tiếng bậc nhất ở New Zealand - Christchurch, thành phố lớn nhất ở đảo Nam chào đón chúng tôi với màu xanh của "garden city" (thành phố Vườn).

6, 7 năm trước, thành phố lớn nhất đảo Nam này từng hứng chịu 2 trận động đất liên tiếp và tàn phá rất nhiều di sản kiến trúc ngay trung tâm thành phố.

Christchurch vươn mình sau cơn động đất

Sau một trận động đất năm 2010 chỉ gây ảnh hưởng nhẹ, vào tháng 2-2011, một trận động đất với cơn địa chấn 6.3 độ richter xảy ra ngay trung tâm thành phố Christchurch được xem là thảm họa tồi tệ nhất của New Zealand. 

Hơn 180 người chết và hàng ngàn tòa nhà, trong đó có những kiến trúc nổi bật như nhà thờ đá và các biệt thự đậm chất Anh (Christchurch được xem là thành phố "Anh" nhất ở New Zealand) bị sụp đổ hoặc bị tàn phá nặng nề. 

Chính quyền New Zealand với sự hỗ trợ của nhiều nước đã bắt tay vào tái thiết Christchurch với những công trình quy mô và có khả năng chống chọi được với động đất trong tương lai. Các công trình tái thiết thành phố này nghe nói tốn đến 27 tỷ đô la và phải mất hơn 10 năm mới hoàn thành.

Tại thời điểm chúng tôi đến Christchurch, tức 6 năm sau cơn động đất, ngay trung tâm thành phố, tôi vẫn nhìn thấy những công trình kiến trúc bị tàn phá, nhà thờ đá bị sụp một bên; rất nhiều công trình đang xây dựng dang dở hay bị "block" để khảo cứu các giá trị kiến trúc, văn hóa trước khi được phục hồi.

Thay vào đó, những trung tâm mua sắm, văn phòng làm việc, thậm chí nhà hàng, quán cà phê được làm bằng container đã mọc lên ở một số khu phố với thiết kế khá bắt mắt. 

Chúng được sơn với màu sắc sặc sỡ và decor hiện đại, một mặt thích nghi với hoàn cảnh của một đô thị văn minh, mặt khác mang đến cho du khách ấn tượng về một thành phố với bộ mặt trung tâm rất độc đáo, hiếm thấy trên thế giới.

Việc kiến tạo bộ mặt thành phố Christchurch sau trận động đất được xem là một kiểu mẫu và được nhiều thành phố, các nơi bị động đất, thiên tai trên thế giới học hỏi. 

Xe điện Christchurch.

Tôi nghe nói trước động đất, Christchurch rất đẹp và cổ kính, nhưng Christchurch sau động đất cũng có vẻ đẹp riêng của nó. Anh chàng nhân viên phục vụ của một quán cà phê trên một khu phố mới tái thiết nói với tôi rằng, dù anh và nhiều cư dân của thành phố này rất đau lòng khi trung tâm thành phố bị tàn phá và sụp đổ, nhưng giờ đây, họ thấy lạc quan vì một thành phố mới đang trỗi dậy mạnh mẽ không kém. 

"Rất nhiều người dọn đi và di chuyển đến các thành phố khác sinh sống sau động đất, nhưng giờ đây, họ lại quay trở về và đón chào thêm nhiều cư dân mới, bởi rõ ràng là thành phố đang tạo ra nhiều việc làm hơn trong việc tái thiết thành phố" - anh nói trước khi quay trở lại với công việc phục vụ của mình.

Thành phố Vườn và Trung tâm nghiên cứu Nam cực

Christchurch nằm ở bờ biển phía Đông của New Zealand, được bao bọc bởi đại dương, những dãy núi thấp, thảo nguyên mênh mông và đặc biệt là màu xanh của thiên nhiên trù phú. 

Được mệnh danh là "garden city" bởi có rất nhiều khu vườn xanh ngắt trong thành phố và nổi bật nhất trong số đó là Botanic gardens, nằm ngay trung tâm và có dòng sông Avon chảy xuyên qua. Hầu như thành phố nào ở New Zealand cũng có Botanic gardens nhưng "khu vườn bách thảo" ở Christchurch có lẽ là lớn và ấn tượng nhất. 

Trên trang du lịch Tripadvisor, nó cũng được bình chọn là điểm đến nổi bật nhất ở Christchurch với gần 5.000 bình luận yêu thích. Được thành lập từ năm 1863 và với diện tích 21 héc ta, Botanic gardens như lá phổi của Christchurch với hàng trăm cây cổ thụ vài trăm năm tuổi, nhiều cây khổng lồ trong số đó chắc phải đến 5, 6 vòng tay người ôm mới hết thân cây của nó. 

Dưới những tán cây cổ thụ đó là những thảm cỏ xanh, ghế đá và bên cạnh là dòng sông Avon hiền hòa chảy. Rất nhiều người dân bản địa, du khách vào khu vườn rộng lớn này để vui chơi, thư giãn, đọc sách trên những thảm cỏ xanh.

Gốc cây cổ thụ phải 5, 6 vòng tay người ôm trong Botanic gardens.

Buổi chiều muộn, khi rời khỏi Botanic gardens, tôi bắt một chiếc tram (xe điện) chạy vòng quanh thành phố để ngắm nghía những công trình kiến trúc mới mọc lên, những ngôi nhà đang trùng tu hay những khu vườn xinh xắn dọc các con phố. 

Những chiếc tram ở Christchurch không chỉ đưa du khách đi thăm thú thành phố mà còn là một nhà hàng di động phục vụ đồ ăn tối. Nghe nói dịch vụ ăn tối kết hợp thăm thành phố có một không hai này rất đông khách và phải đặt hàng từ trước mới có chỗ.

Một trong những điểm đến hấp dẫn khác của Christchurch mà khó có thể tìm thấy ở đâu, không chỉ ở New Zealand là Trung tâm nghiên cứu Nam cực quốc tế (The International Antarctic Centre) và được đánh giá là Trung tâm nghiên cứu Nam cực tốt nhất thế giới. 

Như đã nói, Christchurch là thành phố ở cực Đông của New Zealand và gần Nam cực nhất, cho dù chuyến bay nối hai điểm này cũng phải mất hơn 10 tiếng đồng hồ. Nghe nói tour du lịch tham quan Nam cực từ Christchurch bằng tàu có giá gần 30.000 đô la và phải đi mất gần 1 tháng.

Đường đi từ Queenstown đến Christchurch.

Không có tiền và thời gian, nhưng ở Trung tâm nghiên cứu Nam cực, ta có thể phần nào hình dung và thậm chí cảm nhận Nam cực bằng những khu trưng bày, mô hình có tương tác, khối lượng thông tin ngồn ngộn về châu lục lạnh nhất, khô nhất của trái đất với nhiệt độ có thể xuống tới -80 độ C và có 2 tháng chìm hoàn toàn trong bóng tối. 

Để cảm nhận độ lạnh và những cơn bão tuyết, hãy đóng bộ bằng một lớp quần áo dày, giày cao su và bước vào căn phòng đóng kín. Nhiệt độ từ -6 độ C lập tức giảm xuống -17 độ C và gió thổi vù vù lạnh buốt. Màn thử thách Nam cực này kéo dài 8 phút và nhiều người không chịu nổi phải xô cửa bỏ ra. 

Một phòng chiếu phim 4D cũng cho ta cảm giác như đang trên một chuyến tàu thám hiểm Nam cực với những cú đâm sầm vào băng, những tia nước lạnh buốt bắn vào người hay một chú chim biển đang bay thả... chất thải vào mặt.

Tôi rời khỏi thành phố Christchurch vào một buổi sáng trời mưa lất phất, và một cảm giác lưu luyến chợt dâng lên trong lòng khi tạm biệt thành phố vườn xinh xắn, "con phượng hoàng" hồi sinh từ đống tro tàn động đất này. Hành trình trên đất nước New Zealand của tôi tiếp tục hướng về đảo Bắc.

Lê Hồng Lâm

Sau 11 ngày thi đấu sôi nổi, Đại hội Thể thao Cảnh sát và Lính cứu hỏa thế giới 2025 (WPFG 2025) vừa bế mạc. Đoàn CAND Việt Nam đã để lại dấu ấn với thành tích giành tổng cộng 25 huy chương các loại trong đó có 15 Huy chương Vàng.

Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan An ninh và Tư lệnh Cảnh sát Liên bang Brazil thống nhất tăng cường hợp tác trong phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, khủng bố quốc tế và tội phạm mạng, đồng thời đẩy mạnh chia sẻ thông tin, đào tạo cán bộ và phối hợp hành động vì an ninh khu vực và toàn cầu.

Bộ Tài chính mới đây đã có Văn bản số 10038/BTC-QLĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị nhiều nội dung nhằm bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, đúng quy định lựa chọn nhà thầu tại gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước (cũ) nay là tỉnh Đồng Nai.

Sau vụ cháy khiến 8 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại cư xá Độc Lập (hẻm 80, đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TP Hồ Chí Minh), chính quyền địa phương đã yêu cầu các hộ dân chiếm dụng hành lang cư xá, lắp đặt các “lồng sắt” ở các cửa sổ phải tháo dỡ, đề phòng cháy nổ…

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Chánh án TAND Hà Nội đề xuất TP hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo các trụ sở tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện hiện có để sử dụng làm trụ sở TAND khu vực; xem xét bố trí tạm thời các trụ sở dôi dư, trụ sở chưa sử dụng trên địa bàn làm nơi làm việc và xét xử.

Xác thực truy xuất nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Các chuyên gia tin tưởng, bằng việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, và cạnh tranh.

Ngày 8/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra (lần 3, sau nhiều lần điều tra bổ sung) vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi phường Gia Định (phường 3, quận Bình Thạnh cũ). Trong kết luận lần này, số tiền cựu Trưởng ban quản trị chung cư Miếu Nổi và đồng phạm tham ô tài sản được xác định là 1,2 tỷ đồng (trước đó là 2,5 tỷ đồng).

Sáng 8/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Văn Vương (SN 1973, trú tại thôn Kim Long Trung, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên (cũ), Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tử hình về tội “Giết người”. Vương là đối tượng đã ra tay thảm sát cả gia đình mình  đầu năm 2025 gây rúng động dư luận.

TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.