Lăng vua Gia Long bị lãng quên hay chính bản thân ông muốn vậy?

08:00 21/10/2014

Mặc dù ít ai ngó ngàng tới, lăng Gia Long gần như bị bỏ quên giữa không gian núi rừng tĩnh mịch, điều này hình như vị vua xưa đã tiên liệu, bởi chính bản thân ông muốn thế chăng?! 

Từ lâu, xứ Huế mộng mơ đã nổi tiếng với đền đài, cung điện, lăng tẩm nguy nga, tráng lệ. Một quần thể di tích thời nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam (kéo dài 143 năm với 13 đời vua) cho đến hôm nay vẫn là sự hấp dẫn với nhiều người khi đặt chân đến mảnh đất nên thơ cũng nhuốm đầy màu sắc liêu trai đầy bí ẩn này. Đến Huế, đứng trên đồi Vọng Cảnh giữa những hàng thông rì rào gọi nắng, ngắm sông Hương, núi Ngự. Đến Huế đi chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, Đàn Nam Giao, vào Đại Nội. 

Đến Huế người ta không thể không đến các lăng tẩm của các bậc tiên đế khi xưa ở vương triều Nguyễn. Nhưng rồi, người ta cũng chỉ hăng hái đến lăng Khải Định, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức vào Đại Nội, người ta đang dần lãng quên lăng Vua Gia Long – (Nguyễn Ánh) (vị vua có công sáng lập ra vương triều nhà Nguyễn) năm 1802. Tại sao lại vậy?!

Nếu như đến lăng Minh Mạng du khách sẽ ngơ ngác khi đứng trước một phong cảnh quy mô, hoành tráng, kiến trúc rất cân đối, hài hòa, thể hiện sự nghiêm ngắn, quy củ của một bậc đế vương có những pháp lệnh rất cương quyết, cứng rắn khi ở đỉnh cao nhất của ngôi vị quyền lực. Đến lăng Tự Đức khiến cho ta có cảm giác một bức tranh sơn thủy hữu tình, nét bút mềm mại uyển chuyển được đặt lên không gian bao la trên khung trời mây núi bồng bềnh, lãng mạn. Nơi đây, con người và thiên nhiên giao hòa tương hợp, lẩn khuất trong nhau để đến với một chốn an bình, tĩnh lặng. 

Nếu đến lăng Khải Định không thể không thán phục trầm trồ trước sự mỹ lệ mà hài hòa, sự kết hợp lối kiến trúc độc đáo của văn hóa phương tây và phương đông, thì lăng Gia Long, vị vua sáng lập ra vương triều Nguyễn lại êm đềm, bí ẩn lẩn khuất trong không gian núi rừng u tịch nằm xa kinh thành Huế (15 km). Nếu như với lăng khác có kiến trúc cầu kì, hoa mỹ, tinh xảo thì ở đây đơn giản con người về với cõi vĩnh hằng và thiên nhiên đẹp tự nhiên, hoang sơ nguyên bản như thể ôm ấp tâm hồn và thể xác ru mãi giấc ngủ thiên thu, vạn kiếp. 

Nằm xa chốn phố xá, lăng mộ vua Gia Long trên một quả đồi bằng phẳng được ôm ấp bởi một hồ nước bao bọc xung quanh, bên cạnh hồ nước là những ngọn núi nhấp nhô trùng điệp. Lăng mộ của nhà vua nằm ở trục giữa nhưng thể xác và linh hồn của ông đang phiêu diêu tại đâu trong quần thể này thì vẫn còn là một câu hỏi bí ẩn.

Vì xa chốn kinh thành, lại trên đồi núi hoang sơ tứ bề bao phủ bởi rừng cây xanh trùng điệp, ngút ngàn, vắng lặng, ngay cả đến bây giờ, con đường dẫn đến lăng Gia Long không phải ai cũng đủ can đảm để đi. Trước đây muốn đến được lăng Gia Long người ta phải đi đò qua thượng nguồn của sông Hương, hai năm nay đã có cầu phao bắc ngang dòng sông nối bờ bên này và bờ bên kia. 

Mỗi lần con nước lên là cây cầu lại dâng lên theo mặt nước. Cầu phao nhỏ, chỉ đi được tối đa là ba xe máy. Khi đã sang được đồi núi bên này với tên gọi là Đại Thiên Thọ (tên gọi chung cho hàng chục quả đồi núi lớn nhỏ, tầng tầng lớp lớp nơi đây) nơi chôn cất thi hài của vị vua đầu triều nhà Nguyễn cùng một số gia thất thân quyến là một hành trình vô cùng bí ẩn, và để lại ấn tượng không thể nào quên.

Khi đã qua cây cầu phao là một sự thể nghiệm can đảm của những ai dám đi, dám đến. Người ta chỉ đặt chân đến núi Đại Thiên Thọ bằng xe đạp, xe máy, tuyệt đối ôtô không thể lên được. Xe máy đi trên một con đường nhỏ qua những ngôi nhà chỉ được dựng cách đây vài chục năm, còn trước đây, nhất là khi vua Gia Long chọn đất phong thủy để làm lăng mộ cho mình, tuyệt đối không có bóng dáng của con người sinh sống. Có những đoạn, chúng tôi đi cả cây số mà họa hoằn lắm mới thấy một cái xe phóng vèo qua. Dưới kia, thi thoảng mới bắt gặp một con thuyền nhỏ lững lờ trôi trên dòng sông Hương.

Mặc dù ít ai ngó ngàng tới, lăng Gia Long gần như bị bỏ quên giữa không gian núi rừng tĩnh mịch, điều này hình như vị vua xưa đã tiên liệu, bởi chính bản thân ông muốn thế chăng?! Ông muốn sống gửi, thác về khi quy tiên về với các bậc tiên tổ, cuộc sống trần tục chẳng còn chút vấn vương, để khi sang thế giới bên kia, ông lại tiêu dao trên khắp các ngọn đồi, trái núi để được bầu bạn cùng với hoa lá, chim muông. 

Ông yên tâm, tĩnh tại chìm vào giấc ngủ ngàn thu mà người hậu sinh sau này không gây ồn ào, huyên náo. Bởi cả cuộc đời ông là cuộc đời của phong ba, bão táp, của chuyến tàu định mệnh với những va đập liên hồi. Cuộc đời vị vua đầu triều nhà Nguyễn cho đến ngày nay các bậc trí giả, các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn nâng lên, đặt xuống những nhận định khác nhau giữa công và tội?!

Sách sử có ghi: “Là con của nhị hoàng tử Nguyễn Phúc Luân, cháu nội của Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, sinh ra trong nhung lụa nhưng Phúc Ánh phải trải qua thời thơ ấu và niên thiếu cực kì gian khổ”. Vì ông sinh ra trong thời loạn, trong bối cảnh gia tộc li tán tang thương, cha bị nhốt trong nhà ngục, đến khi thả ra thì về nhà là mắc trọng bệnh rồi mất.  Cuộc tranh giành quyền lực giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, nhân dân Đàng Trong sống trong cảnh sưu cao thuế nặng, năm Quý Tỵ 1773, ba anh em nhà Tây Sơn đứng lên cầm cờ khởi nghĩa Phú Xuân. Sự nghiệp gần 200 năm của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong chấm dứt. 

Năm đó, Phúc Ánh mới là cậu bé 13 tuổi. Cả một hành trình gian nan giành lại cơ đồ và đã có những lần ông phải lân la cầu viện ngoại bang nước Xiêm, hoặc nhờ nước Pháp để phục thù nhà Tây Sơn. Cuộc hành trình gian truân, vất vả đó kéo dài 25 năm trời ròng rã, đã có những thời gian ông phải sống lưu vong ở nước ngoài như 3 năm ở nước Xiêm, hay con trai mới lên 4 tuổi với người vợ đầu phải cho đi sang Pháp cùng với vị giám mục Bá Đa Lộc làm con tin để cầu viện trợ, nhiều năm chui lủi ở những hòn đảo xa tít tắp, sống một cuộc sống khổ sở với ý định quyết chí báo thù giành lại cơ nghiệp của tổ tông 9 đời chúa Nguyễn trước đây.

Năm 1787, triều đình Tây Sơn suy yếu do anh em tranh chấp ngai vàng quyền lực, nội bộ rối ren, nhân dân lại sống trong cảnh đất nước xáo trộn, binh biến liên miên, đến khi Vua Quang Trung Nguyễn Huệ lại đột nhiên băng hà năm 1792, con trai ông, Nguyễn Quang Toản mới 10 tuổi lên nối ngôi. Nguyễn Ánh lúc này hợp được binh hùng, tướng mạnh, từng bước nới rộng vòng vây liên tục chiếm đánh các vùng phía Nam. 

Sau 25 năm long đong, vất vả mưu đồ cơ nghiệp lớn, tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh lấy được thành Phú Xuân, sửa lại Hoàng Thành, lập đàn tế lễ đất trời lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long năm thứ nhất. Năm Bính Dần 1806, Gia Long chính thức xưng đế tại điện Thái Hòa, đổi quốc hiệu là Việt Nam, cả đất nước đã thu về một mối sau hơn 300 năm chia cắt. Cũng ở trong thời gian này khu vực lãnh thổ được mở rộng, quần đảo và hải đảo được phân định rõ ràng. Vua Gia Long là người nhìn xa trông rộng, dưới thời ông rất chú trọng việc dùng binh thủy, thuyền bè được đóng và cải tiến rất nhiều.

Khu lăng mộ của vua Gia Long.

Khi nhắm mắt quy tiên, ông đã chọn thế đất phong thủy được cho là cát tường. Ngoài ra, sợ sự báo thù của người đời sau, và mong muốn được linh hồn được tĩnh tại mà chuyển kiếp nên Thế Cao tổ Hoàng Đế Gia Long đã chọn một vùng núi rừng vô cùng âm u hẻo lánh, với một diện tích lớn trên núi bao gồm 42 quần thể núi lớn nhỏ được gọi chung là núi Đại Thiên Thọ để làm nơi chôn cất. 

Ngày nay ngôi mộ ông được đặt gần kề người vợ đầu của ông là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu trong khu đất với tên gọi là Thiên Thọ Lăng. Nhưng, sự thực, hài cốt ông được chôn đích xác ở đâu trong diện tích bao la thế này thì mãi mãi là một bí mật! Không chỉ có Thế Cao Tổ hoàng Đế Gia Long mà ngay cả quan tài con cháu nối ngôi ông là vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị, vua Tự Đức vẫn là một vùng sâu của bí mật.

Vị vua đầu triều nhà Nguyễn đã quy tiên năm 1820 từ cách đây gần 200 năm trước đã phiêu diêu về miền cực lạc. Chiến trận, thế sự khi xưa đã lùi xa, quang cảnh núi rừng Thiên Thọ giờ đây yên ắng, tĩnh lặng như bao đời vẫn vậy chỉ có tiếng gió lao xao…

Trần Mỹ Hiền

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An đã lập thành tích xuất sắc, phá thành công chuyên án mua bán người, bắt 2 đối tượng cầm đầu đường dây lừa đảo, đưa công dân sang làm việc tại nước ngoài sau đó bán cho các ổ nhóm tội phạm lừa đảo quốc tế tại các đặc khu Tam Giác Vàng.

Ngày 11/4, tại cuộc họp báo Quý I/2025 do UBND TP Đà Nẵng tổ chức, ông Võ Nguyên Chương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố cho biết dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú (tên thương mại Golden Hills City, của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam) hiện đang được Bộ Kinh tế và Tài chính thẩm tra theo thẩm quyền.

Đại tá Vũ Thành Thức, Phó Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can điều tra làm rõ về hành vi cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng. Về hành vi làm nhục người khác, cơ quan điều tra đang làm rõ nếu có dấu hiệu tội phạm sẽ khởi tố.

Ngày 11/4, một công trường xây dựng tàu điện ngầm ở khu Gwangmyeong, ngay phía Nam Seoul (Hàn Quốc), đã bất ngờ bị sập, khiến hai công nhân mắc kẹt. Giới chức Seoul đã phát lệnh sơ tán với người dân xung quanh khu vực này. 

Ngày 11/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ triệt phá thành công chuyên án “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và "tàng trữ, mua bán các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ" quy mô lớn, liên quan đến nhiều đối tượng trong cả nước.

Theo tin từ TAND TP Hà Nội, ngày 14/4, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (viết tắt là Tổng Công ty Chè) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè.

Tưởng củ ấu tàu có chất bổ, ăn được, nhiều người đã mua về ngâm rượu uống, hoặc ăn thay bữa cơm. Các bác sĩ cảnh báo, trong củ ấu tàu có chất độc acotinin được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A.

Sau 3 ngày xét xử và nghị án, ngày 11/4, TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án đối với bị cáo Hồ Đình Thái Hòa và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn (TTDNLX Sài Gòn) thuộc Công ty TNHH Phát triển giáo dục và dạy nghề 3T (Công ty 3T).

Thực hiện 164 vụ trộm trên khắp địa bàn các tỉnh, thành Tây Nam Bộ với tổng giá trị tài sản bị thiệt hại hơn 10 tỉ đồng, băng siêu trộm bị TAND tỉnh Bạc Liêu tuyên phạt trên 210 năm tù.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文