Tại sao thế giới của chúng ta không phải thế giới “như chính nó”?

12:07 14/04/2020
Con người là gì? Câu hỏi lớn quá và khó quá phải không? Vậy thì hãy chấp nhận một câu trả lời mang tính muôn thuở vậy: Con người là một động vật xã hội. Một cách trả lời như thế khiến bạn nghĩ đến điều gì?


Hẳn là có vô số điều để nghĩ nhưng trong đó có lẽ chúng ta dễ nghĩ đến một ẩn dụ - một so sánh ngầm: Động vật xã hội đương nhiên thông minh hơn động vật phi xã hội. Con voi là một động vật phi xã hội. Voi giống người ở chỗ, cả hai đều phải ăn uống. Nhưng người có cả một nghi thức ăn, một văn hóa uống, voi thì không.

Voi giống người ở chỗ cả hai đều thực hiện những quan hệ tính giao với đồng loại khác giới của mình nhưng với voi, đấy chỉ là hoạt động để sinh sôi thuần túy, còn với người, đấy là nghệ thuật. Người thông minh hơn voi? Chắc là thế! Người thông minh hơn hổ? Chắc vậy.

Nhưng thông minh hơn có đồng nghĩa với việc có thể hiểu tất tần tật cái không gian to lớn bao gồm cả voi lẫn người: vũ trụ? Nói cách khác, con người có thể biết hết về vũ trụ? Khát vọng “biết hết” của động vật xã hội ghê gớm lắm. Nó không ngừng được thắp lên, được đốt cháy, được nung bỏng, được phát xạ cùng với sự phát triển của các nền văn minh.

Thời Khai sáng  thế kỷ 17 ở châu Âu chẳng hạn, khi hàng loạt tín điều cũ kỹ nhuộm màu tôn giáo bị xô đổ, khi khoa học phát triển đến mức đã đập tan quyền lực của các vị thần thì cái khát vọng “biết hết” trỗi dậy không ngừng. Khai sáng là gì? Hiểu một cách thô thiển nhất (nhưng có lẽ đúng nhất?) đó là khai mở ánh sáng.

Khi khoa học có quyền năng tới mức có thể khai mở ánh sáng (trước đó quyền năng này thuộc về thần mặt trời, thần ánh sáng...) thì cũng có nghĩa con người tự tin về việc mình có thể biết được mọi thứ. Hãy trở lại với câu chuyện điển hình của Franklin ở thế kỷ 18 - người mà bây giờ chúng ta vẫn bắt gặp khi nhìn vào tờ 100 USD Mỹ.

Ở cái thời mà ai cũng bảo sấm sét là quyền năng của các vị thần thì sau những thí nghiệm lý tính của mình, Franklin kết luận: chẳng có thần thánh nào cả! Sét là hiện tượng phóng điện. Franklin còn sáng chế ra cái thứ mà bây giờ chúng ta gọi là “cột thu lôi” để chống sét. À, như vậy có nghĩa quyền lực của thần thánh đã bị hạ bệ và quyền lực của khoa học đã lên ngôi.

Con người hiểu về sét, hiểu về trời, hiểu về biển, hiểu về tất cả quy luật trong thế giới tự nhiên lẫn thế giới con người. Chưa bao giờ con người có thể hiểu biết nhiều như thế. Chưa bao giờ quyền năng của thần thánh bị tước đoạt một cách tội nghiệp đến như thế. Có một câu chuyện nực cười là cho tới đầu thế kỷ 17 ở châu Âu, Giáo hội Công giáo vẫn dạy: Trái đất là trung tâm của vũ trụ, cho dù từ giữa thế kỷ 16, nhà thiên văn học người Ba Lan Copernicus đã gợi ý và sau đó đến lượt nhà thiên văn học người Italia, Galileo chứng minh điều ngược lại. 

Khi Giáo hội vẫn không ngừng giảng giải về sự màu nhiệm của Thánh kinh và phép chúa thì rất nhiều tín đồ khi bắt gặp ánh sáng duy lý đã lật ngược vấn đề: Liệu có thật là chúa đã phục sinh? Thế mới có chuyện đến đầu thế kỷ 17, Giáo hội Công giáo càng lúc càng mất đi các tín đồ. Và đến khoảng cuối thế kỷ 18 thì nó đứng trước nguy cơ mất sạch giáo dân. Người ta không thể tin vào Giáo hội khi ai cũng thấy cái điều mà Giáo hội dạy dỗ hoàn toàn phi khoa học. Cuộc đụng chạm này rồi sẽ dẫn Giáo hội đến đâu? Rồi sẽ dẫn tôn giáo đến đâu? Cái sức mạnh thần quyền từng làm mưa làm gió trên toàn cõi La Mã mênh mông rồi sẽ đối mặt với cái kết thảm hại nào?

Chỉ có một trong hai lựa chọn: Một là cứ bảo thủ như vậy và teo dần cùng năm tháng. Hai là buộc phải thay đổi để không “quê độ” trước sức mạnh lộng lẫy của chân trời duy lý. Thật may cho Giáo hội là sau rất nhiều tranh cãi, rốt cuộc cũng đã có một “người cứu rỗi”. Ông tên là Friedrich Schleiermacher - một nhà thần học người Đức.

Năm 1799, ông ta viết Tôn giáo luận: Gửi những trí giả miệt thị tôn giáo, trong đó chia đời sống con người làm 3 địa hạt: Tìm cảm, nhận thức và hành động. Theo Friedrich Schleiermacher, mỗi địa hạt này lại là nội hàm của một phạm trù lớn hơn. Nhận thức thuộc về khoa học, hành động thuộc về đạo đức và tình cảm thuộc về tôn giáo.

Có nghĩa là khác với những tư tưởng Công giáo bảo thủ trước đây, Friedrich Schleiermacher chấp nhận “chia quyền” nhận thức và đạo đức cho người khác - cái thứ mà trước đó tôn giáo cứ khư khư nhận vào mình. Bây giờ tôn giáo đơn thuần chỉ là tình cảm, chỉ là đức tin. Chỉ có như thế tôn giáo mới không đối chọi với khoa học và lụi tàn vì khoa học.

Một cách hiểu, một cách phân chia, một cách xác tín mà bây giờ chúng ta tưởng là “bình thường như trái đất” (vì bây giờ ai cũng thấy nó quả nhiên như vậy) nhưng ở thời điểm ấy lại chính là chìa khóa giúp tôn giáo mà cụ thể là Giáo hội không mất sạch giáo dân.

Nói sơ sơ như vậy để thấy rằng khoa học và trí khôn con người có quyền năng ghê gớm như thế nào. Nó đã từng chọc thủng ngay cả những thành trì tôn giáo mà ai cũng nghĩ là không thể nào diệt vong. Chính vì thế mà đến đầu thế kỷ 20, từ toán học đến ngôn ngữ học, từ tự nhiên học đến xã hội học, đâu đâu cũng xuất hiện những tham vọng tìm ra những siêu tiên đề, siêu định lý, siêu công thức, siêu quy luật để có thể biết được tất cả các quy luật xã hội và vũ trụ. Từ đó, hiểu được chính xác vũ trụ.

“Chúng ta phải biết, chúng ta sẽ biết” - đấy là tuyên bố chắc nịch của nhà toán học lỗi lạc David Hilbert tại một hội nghị khoa học quốc tế năm 1930. Theo tinh thần đó, ông kêu gọi các nhà toán học phải xây dựng được một lâu đài toán học với tính logic tối cao, từ đó có thể xác quyết mọi sự đúng/sai của mọi mệnh đề toán học.

Chúng ta có thể hiểu ý nghĩa triết học từ cái lâu đài toán học mơ mộng này: Khoa học có thể biết được mọi thứ, chủ nghĩa duy lý có thể biết được mọi thứ, không trừ một cái gì. Ở lĩnh vực ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu Witgenstein thậm chí còn mang tham vọng tạo ra một thứ ngôn ngữ phản ánh chính xác những vận động của thực tại khách quan.

Ngôn ngữ trong hình dung đó chính là sự phản chiếu không có sai số của thực tế. Một thứ ngôn ngữ chính xác - khách quan - với hàng loạt cấu trúc logic chặt chẽ theo cách đó đã tạo cảm hứng cho hàng loạt nhà nghiên cứu đầu thế kỷ 20, điển hình là “Hội Ernst Mach” gồm nhiều lý thuyết gia khoa học và triết gia ở Vienna (Áo). Nhưng, kết quả là gì?

Sau khoảng 5 năm nghiên cứu, nhóm các nhà nghiên cứu này nhận ra thất bại trong việc sản sinh ra một thứ ngôn ngữ độc đoán, có một không hai đó. Đến cuối đời, chính Wigenstein cũng lờ mờ nhận ra thất bại của những tham vọng mang nhiều màu sắc cuồng vọng thời tuổi trẻ của mình. Còn trong lĩnh vực toán học với câu chuyện “Chúng ta phải biết, chúng ta sẽ biết” của David Hilbert, chẳng phải đến bây giờ - khi một lâu đài toán học siêu logic mà ông đặt ra vẫn là một ảo ảnh, ngay từ năm 1930, khi nhà toán học trẻ tuổi Kurt Godel công bố “Định lý bất toàn” thì nhiều người trong giới khoa học đã hiểu rằng tham vọng của David Hibert không bao giờ thành hiện thực.

Định lý bất toàn không chỉ đúng trong lĩnh vực toán học mà còn có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức luận của đời sống. Theo tinh thần “bất toàn” đó thì một lý thuyết về mọi thứ, có thể hiểu đúng mọi thứ, có thể giải mã mọi thứ, bất luận trong lĩnh vực toán học, vật lý học hay triết học là không bao giờ có. Hiểu rộng ra: Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu hết về vũ trụ, cho dù chúng ta quả đúng là những siêu động vật trong vũ trụ.

Richard David Precht - triết gia điển trai đương đại nói một cách dễ hiểu hơn trong một cuốn sách của mình: “Để có một cách nhìn thế giới hoàn toàn khách quan, con người cần có một bộ máy giác quan siêu nhân khả dĩ khai thác tối đa toàn bộ mọi tiếp nhận giác quan có thể có: đôi mắt siêu việt của đại bàng, khứu giác đánh hơi xa hàng cây số của gấu, hệ thống cảm nhận bên lườn của cá, năng lực nhận biết địa chất của rắn...

Thế nhưng, con người không có các năng lực đó cho nên không thể có cái nhìn khách quan và toàn diện về sự vật. Thế giới của chúng ta không bao giờ là thế giới “như chính nó” và thế giới của chó, mèo, chim chóc, hay côn trùng cũng vậy thôi. Trong bể cá, cá bố giải thích cho cá con: “Con ơi, thế giới là một cái thùng to đầy nước!”.

Đến đây, ắt bạn đã hiểu tại sao chúng ta không thể hiểu hết về vũ trụ này!
Phan Mỹ Chí

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm nay, ngày 29/4, sẽ tới Saudi Arabia nhằm tiếp tục nỗ lực đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza. Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang tăng tốc nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận chấm dứt xung đột và ngăn chặn cuộc tấn công trên bộ theo kế hoạch của Israel vào thành phố miền Nam Rafah của Gaza. Bên cạnh đó, giao tranh giữa Hezbollah - lực lượng dân quân thân Iran ở Lebanon - với Tel Aviv đang leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Theo thống kê từ Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự kiến lượng khách qua bến xe gia tăng. Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội đã lên kế hoạch tổng lượng xe tăng cường 715 xe, trong đó Bến xe Giáp Bát tăng cường 224 xe; Bến xe Gia Lâm tăng cường 82 xe và Bến xe Mỹ Đình là 409 xe.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài hơn mọi năm nên người dân sẽ có nhiều kế hoạch, dự định đi du lịch, nghỉ dưỡng. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thực hiện hàng loạt chiêu trò lừa đảo du lịch khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, nếu không có gì thay đổi, đến tháng 8/2024 chúng ta sẽ có sản phẩm “lúa giảm phát thải”. Đến năm 2025 sẽ triển khai mở rộng và đạt từ 300.000-500.000ha. Ở giai đoạn 2026-2030, mỗi năm tăng thêm 100 ngàn ha để đạt 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long.

Hôm 28/4, tỷ phú Elon Musk đã bất ngờ tới Bắc Kinh và gặp gỡ Thủ tướng Lý Cường. Đây là lần thứ ba ông Elon Musk đến Trung Quốc - thị trường xe điện lớn nhất thế giới, trong vòng chưa đầy một năm. 

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung, những cái chết đau đớn do tự hủy hoại bản thân của học sinh, sinh viên liên tiếp xảy ra, đang trở thành nỗi ám ảnh đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Các chuyên gia tâm lý cảnh báo, nếu gia đình và nhà trường không có giải pháp hỗ trợ kịp thời thì ý nghĩ tự tử trong giới trẻ sẽ có dấu hiệu gia tăng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文