Tajmahal - mị miên một tình yêu

15:30 10/03/2009
Cái đẹp có thiên hình vạn trạng. Và tình yêu thì muôn vàn cung bậc. Cái đẹp khơi nguồn tình yêu và tình yêu chân chính bao giờ cũng mang nét đẹp. Có một ngôi đền ở Ấn Độ đã giao thoa cả cái đẹp và tình yêu trong lòng mình, để rồi được tôn vinh thành tuyệt tác kỳ quan. Ngôi đền mang tên Taj Mahal, đẹp một cách lộng lẫy và mang thân phận của một tình yêu cũng lộng lẫy đẹp, rất mị miên.

 Lọt vào top 7 kỳ quan thế giới mới theo bình chọn của tổ chức New Open World vào ngày 7/7/2007, Taj Mahal quả thực như một không gian cổ tích đầy mê hoặc, kiêu sa mà hoa lệ, thanh thoát mà gợi cảm, như giọt lệ đá vừa chớm rơi nhưng mãi long lanh cùng những ký ức của tình yêu mà người Ấn có được từ thế kỷ XVII. Không phiêu mị như Mỹ Sơn, không trầm cổ như Borobudur, không uy miên như Angkor Vat... Taj Mahal rạng lên vẻ kiêu lệ và đầy hoài mị.

Long lanh giọt nước mắt thiên thu

Cái đẹp hoá thân vào Taj Mahal trong hình dáng một ngôi đền tình ái, một lăng mộ tình yêu. Vẻ đẹp của Taj Mahal được người Ấn coi là viên ngọc trân châu của những đền đài. Được mô tả là tuyệt tác kỳ quan, là viên kim cương chói sáng của nghệ thuật kiến trúc đầy ấn tượng vừa uy nghiêm lộng lẫy mà vẫn rất tinh tế nhẹ nhàng, chứa đựng một ma lực cuốn hút đủ làm rung động hàng triệu trái tim, Taj Mahal được khởi công xây dựng vào năm 1632 bên dòng Yamuna và hoàn thành năm 1648.

Đó là một lăng mộ đẹp và lãng mạn nhất trên trái đất, nằm ở cố đô Agra, bang Uttar Predesh, do vua Mughal Shah Jahan (lên ngôi năm 1627 trong thời cực thịnh của triều đại Mogul) vì quá đau đớn trước sự mất mát của người vợ yêu dấu Mumtaz Mahal khi nàng qua đời trong lúc sinh con và với tất cả tình yêu của mình đã ra lệnh xây lên để tưởng nhớ mối duyên tình đậm sâu và ấm nồng ấy.

Cái đẹp đặc sắc nhất của Taj Mahal là sự tương tác với ánh sáng bởi nó là tòa lâu đài bát giác cao 75m, với mái vòm tráng lệ như giọt lệ trên đá hoa cương đỏ, được làm hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng, một loại đá cực kỳ nhạy cảm với những thay đổi nhỏ nhất của ánh sáng, có thể phản chiếu những màu sắc biến hiện diệu kỳ trong từng khoảnh khắc của ánh nắng, cảm ứng đổi màu theo thời gian.

Cứ mỗi khi ánh sáng theo chu kỳ chạm nhẹ vào, Taj Mahal lại tỏa ra một thứ sắc màu riêng quyến rũ đến lạ lùng. Nhẹ nhàng, dịu dàng lúc ban mai, chói loà giữa trưa và rực lên như ngọn lửa thiêng khi đêm về. Nếu ngắm nhìn Taj Mahal dưới ánh trăng mới thấy và cảm được vẻ huy hoàng kiêu sa của lăng tẩm này bởi Taj Mahal phát ra một thứ ánh sáng kỳ ảo, như muốn níu kéo những miền ký ức miên man xưa trở về để sẻ chia, để giãi bày tâm tình thổ lộ.

Ứng ngẫu với mọi khoảnh khắc thay đổi của ánh sáng và thời gian, dường như Taj Mahal còn cộng hưởng với mỗi trạng thái cảm xúc của con người? Khi đêm xuống, nhất là những đêm rằm, ánh trăng điểm xuyết những nét kỳ diệu cuối cùng cho tuyệt tác kiến trúc này, đem lại cho Taj Mahal một vẻ buồn và đẹp siêu thực. Không còn nắng nên không còn màu đào chín của mã não, tím của thạch anh, hồng của san hô, trắng của phalê…

Tất cả chỉ còn màu ngà cũ của cẩm thạch giờ đây mượt mà như da thịt mỹ nhân, mờ ảo trong hơi sương từ dòng Yamuna đang bốc lên như tấm voan mỏng, nửa che giấu, nửa phô bày cái đẹp đầy mịn màng. Đường cong mềm mại của những vòm cửa thanh thoát, nét thẳng thanh tú của những ngọn tháp tròn trịa, tất cả như tách rời khỏi toà kiến trúc mà hợp lại trong hồn du khách thành cái thon mềm mỹ miều của hình hài một thiếu nữ trong giấc ngủ triền miên.

Không còn lăng tẩm, không còn lầu gác, không còn tháp thềm mà là một người đẹp liêu trai vừa trong trắng vừa gợi tình, có đó mà lại không, tựa hồ chỉ chạm hờ cũng tan biến đi như sương khói trên mặt sông Yamuna dát trăng. Tất cả tiết ra cái thương tiếc vô hạn của nhà vua, cũng như cái miên hoài ủ ê của hoàng hậu và một thần thức thảm buồn như thẩm thấu cả không gian…   

Taj Mahal, theo tiếng Ấn nghĩa là Vương miện của người Mogol, được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của kiến trúc Maghal, một phong cách tổng hợp từ các phong cách Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo. Một công trình được xây lên từ nước mắt và đẹp như  giọt nước mắt long lanh, đến nay vẫn còn giữ được vẻ đẹp vô song, đá cẩm thạch vẫn trắng tinh khiết. Vẻ lộng lẫy đầy quyến rũ của tòa kiến trúc như thay lời vua Jahan nói rằng tình yêu của ông dành cho hoàng hậu Mahal là bất diệt. Đó là tuyệt tác kiến trúc vì tình yêu.

Một mối tình miên trường và mộng mị

Ra đời từ chuyện tình lãng mạn vua Jahan, Taj Mahal là ngôi đền mang thân phận của tình yêu, gánh trên vai sứ mệnh của lòng thủy chung sâu sắc và tỏa sáng một vẻ đẹp hoài miên. Taj Mahal như bản trường ca kể lại mối duyên tình lịch sử, đồng vọng với nỗi niềm mênh mang trong lòng du khách khi ngắm Taj Mahal một đêm trăng não nùng.

Cái đẹp bắt đầu từ thiên tình sử buồn giữa người đẹp yểu mệnh Mumtaz và vị hoàng đế chung tình Jahan được người đời tụng ca nhờ sự thông tuệ hơn người và tình yêu mãnh liệt dành cho nàng.

Trong 18 năm chung sống, Mumtaz dù bận rộn với vai trò làm mẹ vẫn không quên cùng chồng đi chinh chiến, trở thành nhà cố vấn nhất mực trung thành khiến ông nặng lòng yêu thương. Năm 1630, tại Burhanpur, nàng đã qua đời ngay trên giường sinh nở khi mới 39 tuổi sau khi sinh cho Jahan đứa con thứ 14. Cái chết của bà để lại cho Jahan niềm thương tiếc vô bờ, râu tóc ông bạc trắng chỉ trong vòng hai tuần, ông cũng chẳng màng chính sự nữa. --PageBreak--

Trước khi chết, Mumtaz có xin Jahan 3 điều: xây cho bà một ngôi đền, hàng năm sẽ đến viếng thăm bà vào ngày giỗ và sẽ nuôi dạy các con thật tốt nhưng ông đã không thể. Giữa ông và con trai Aurangzeb xảy ra xung đột dữ dội.

Năm 1658, Aurangzeb lật đổ ngai vàng của cha và nhốt ông vào pháo đài Agra. Cuối cùng ông đã chết trong ngục thất. Trong suốt 8 năm trời, Jahan không thể đến thăm vợ vào ngày giỗ tại mộ bà, chỉ cách đó vài trăm mét. Truyền thuyết kể rằng, Jahan thường ngồi nhìn về Taj Mahal từ cửa sổ nhà giam ở pháo đài, cứ miên man như thế…

Chính trong những phút giây hoài lặng ngắm nhìn Taj Mahal ấy, Jahan đã chiêm nghiệm về đời sống, về tình yêu nhiều nhất. Có lẽ ông không nghĩ về cuộc chiến thăng trầm quyền lực của những đứa con mà nghĩ về vẻ đẹp của Taj Mahal, giống như nét đẹp khuôn trăng của Mumtaz đã hút hồn ông ngay từ cái chạm mặt đầu tiên ở lễ hội đón chào năm mới người Hồi giáo, hoài niệm những tháng ngày đắng ngọt bên nhau, nhớ về những khó khăn sóng gió cùng những yêu thương hạnh phúc trong nhịp đời gập ghềnh của mình đã trải qua…

Hoài lặng ngắm Taj Mahal, Jahan có thấy nóc vòm khảm đá quý của nó phập phồng như trái tim nhợt nhạt hoàng hôn nhưng dáng vẻ vẫn toát lên thanh thản làm dịu bớt nỗi xót đau trong tâm hồn ông. Tòa lâu đài uy nghi gợi nhiều điều về niềm yêu, cũng như trước đây nàng Mumtaz vẫn thường nói với ông. Có phải vì thế mà Taj Mahal kiêu lệ dưới mọi góc nhìn. Và giờ đây ngôi đền mang thêm vẻ mị hoài, như vẫn đang ngậm giọt nước mắt chứa chan nỗi nhớ thương vợ của Jahan.

Có muôn ngàn cung bậc, trạng thái của tình yêu và cũng có vô vàn cách để tỏ bày tình yêu theo điệu thức của nó. Xây đền Taj Mahal là cách riêng của Jahan, vừa nguy nga tráng lệ vừa miên mị kiêu uy.

Người ta thường nói, thật không lý giải được vì sao Jahan lại có được mẫu kiến trúc lộng lẫy đến vậy? Câu trả lời chỉ có thể là tình yêu mị miên mà ông dành cho vợ. Phải một công trình kỳ vĩ như thế mới chứa đựng được tình yêu nồng thắm với nàng. Phải một công trình đẹp đẽ như thế mới biểu lộ được nỗi buồn nhớ, tiếc thương vô hạn của ông.

Bởi lẽ nhìn vào đó, dường như mọi nét đẹp của người phụ nữ đều được trình bày hết sức tinh xảo, từ chiếc vườn hình chữ nhật tựa dáng một nét nghiêng của người thiếu nữ cho đến vòm cổng ra vào như chiếc khăn che mặt của người con gái đạo Hồi trong đêm hôn lễ.

Để cho đến tận bây giờ, khi Mumtaz và Jahan không còn trên cõi đời này, khi triều đại của ông đã lùi xa vào dĩ vãng thì ngôi đền vẫn minh chứng cho mối tình uy miên, vẫn là biểu tượng ngời sáng của tình yêu kiêu mị, mãi đẹp và long lanh. Để cho đến tận bây giờ, khi nhìn mảnh trăng lưỡi liềm mọc trên lâu đài Taj Mahal, các đôi lứa yêu nhau vẫn có cảm giác cả thế giới buồn bã này vẫn ngập tràn ánh sáng, và họ như thoáng nhìn thấy được cái bản chất huyền diệu của tình yêu thực sự…

Đã hơn 350 năm rồi, Taj Mahal vẫn lóng lánh một tình yêu bất diệt, như ngọn lửa vĩnh hằng của tình yêu. Vẻ đẹp của Taj Mahal chính là vẻ đẹp siêu hình của lòng chung thuỷ. Ngôi đền được chọn là kỳ quan đương đại càng chứng tỏ tình yêu là báu vật được tôn quý.

Năm 1983, Taj Mahal được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới và được miêu tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới". Chiêm ngưỡng Taj Mahal ta thấy điều gì? Tính đối xứng hoàn hảo, những tỉ lệ vàng trong hình học hay tính thẩm mỹ của kiến trúc, hoa văn trang trí?

Cũng là một di sản văn hoá của Ấn Độ nhưng nếu ngôi đền Khajurado sấm sét và sexy như một cuốn sách bách khoa về tình dục thì Taj Mahal tráng lệ là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, là giọt nước mắt rơi được tạc bằng đá cẩm thạch, "giọt nước mắt trên gương mặt thiên thu" như đại thi hào Tagor ca tụng.

Nhìn vào giọt nước mắt long lanh đó ta thấy hiện lên trong trẻo niềm nhớ nhung da diết của đôi tình nhân vương giả. Họ đã vẹn tròn trong kiếp yêu của mình, mãi mãi. Thế mới biết tình yêu và cái đẹp có thể chuyển hóa cho nhau. Và tôi tự hỏi cái đẹp sinh ra từ tình yêu hay tình yêu sinh ra từ cái đẹp? Tôi thầm nghĩ giọt lệ đá Taj Mahal không tự nhiên mà đẹp, nó đẹp bởi một tình yêu mộng mị miên trường...

Lê Bảo Âu Long

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文