Chiếc áo trận thời xưa

14:27 28/11/2022

Ngày nay chúng ta thường hình dung hình ảnh người lính Đại Việt đội nón chóp, mặc áo chẽn ngắn, tay có màu sắc, bên trong là áo vải, quần ngắn, chân quấn xà cạp, đi chân đất. Vậy, mô tả về quân phục người lính thời xưa thế nào?

Theo ghi chép trong sử sách thì thời xưa, binh lính Đại Việt cũng có sử dụng giáp trụ. Sử nhà Tống chép lại, trong trận chiến giữa quân nhà Tống và Đại Cồ Việt năm 981 (thời Vua Lê Hoàn), quân Tống thu được tới 1 vạn bộ giáp trụ của quân Đại Cồ Việt. Tuy nhiên, ở chiến dịch này, sau đó, tướng nhà Tống là Hầu Nhân Bảo bị bắt, quân của Trần Khâm Tộ bị thua to nên việc thu được nhiều giáp như vậy cũng khó có thể tin.

Còn trong sử nước ta, “Đại Việt sử ký toàn thư” chỉ nói về mũ trụ thời Vua Lê Hoàn chứ không nhắc đến áo giáp: “Mùa xuân năm 1002, vua xuống chiếu chế tạo hàng nghìn mũ trụ cho sáu quân”. Mũ của binh lính Đại Cồ Việt từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng gọi là mũ Tứ phương bình đính, loại mũ này được “Toàn thư” mô tả là “làm bằng da, đỉnh mũ phẳng, bốn bên khâu giáp lại, trên hẹp, dưới rộng”. Kiểu dáng mũ này đến thời Hậu Lê vẫn còn dùng trong quân đội.

Quân phục thời Nguyễn qua ký họa của Henri Oger trong cuốn "Kỹ thuật của người An Nam".

Các ghi chép trong chính sử thời Trần, Lê chỉ nói đến mũ, nón, không chi tiết về quần áo. Một số mô tả cho biết, quân đội thời Lý, Trần chủ yếu cởi trần, đóng khố, cầm các loại binh khí. Riêng áo giáp, chỉ có thể hình dung qua các bức tượng đá hình các tướng mặc giáp trụ tại các khu lăng mộ cổ thời Lê trung hưng còn lại đến ngày nay mà thôi.

Phải đến thời Nguyễn, các bộ sử của triều đại này mới có những dòng đề cập chi tiết đến quân phục của binh lính. Ở thời đại này, các loại áo giáp ít được sử dụng do thời này hỏa khí đã xuất hiện khá phổ biến dù còn thô sơ. Thay vào đó, rất nhiều ghi chép về “áo trận”, cho biết áo của binh lính làm bằng len, đoạn, vải sại...

Theo quy định, áo của binh lính dùng loại dệt len màu đỏ, viền màu lục, ống tay màu lục. Lính ở phủ, huyện gọi là phủ binh, huyện binh, mặc áo sùng vải đen, viền đỏ, ống tay màu đỏ.

Bộ sử “Đại Nam thực lục” của triều Nguyễn cho biết, vào tháng 2 năm Minh Mạng thứ 13 (1832), triều đình cấp quân phục bằng đoạn lông các màu cho 4 dinh cấm binh. Cụ thể: 5 vệ thuộc dinh Thần Cơ, mỗi vệ 220 cái áo; quần áo của lính pháo thủ 220 bộ; 3 dinh Tiền Phong, Long Võ và Hổ Oai, mỗi dinh 5 vệ, mỗi vệ đều 440 cái áo.

Lời nhà vua dụ bảo quân lính được sử sách ghi lại cho biết triều đình rất quý trọng bộ binh phục này: “Áo quân phục ấy sắm bằng tiền kho tốn kém rất nhiều. Đó là muốn cho áo mặc của quân ta được tươi đẹp, để phòng vệ cho nghiêm, nên không ngại tốn. Các ngươi là chưởng lĩnh đại thần và những người coi quản phải nên chắt chiu những của ấy, truyền bảo các biền binh; khi theo hầu, mặc trong việc công đều nên để ý giữ gìn, phơi phóng, cất giữ cho đúng cách. Nếu chưa đến hạn đổi phát lượt khác mà đã rách nát thì tất phải phân biệt bắt đền và giao bộ nghị xử”.

Theo như lời dụ của Vua Minh Mạng với các quan ở Nội các vào mùa đông năm 1833 thì tướng sĩ nhà Nguyễn đi đánh trận ở Nam kỳ (dẹp loạn Lê Văn Khôi) có áo giáp. Nguyên văn lời vua nói rằng: “Quan quân từ khi đi đánh giặc ở Nam Kỳ đến nay, qua hạ, sang đông, từng trải nắng, rét. Nay tính đốt tay lại đến Đông chí. Trong kinh đã thưởng áo mặc mùa đông. Ta tin rằng, ở triều đình đều đội ơn quên rét. Lại nghĩ: “Tướng quân, Tham tán và bọn tướng, biền đều mặc áo giáp, cầm khí giới vì nước khó nhọc, lòng ta chưa từng giờ phút nào quên được”. Vậy, chuẩn cho từ Tướng quân, Tham tán đến Lãnh binh, Quản vệ, Quản cơ, Hiệu úy, Suất đội đều được thưởng quần áo và hào bao (bao đeo thắt lưng) bằng gấm có thứ bậc”.

Năm đó, nhà Nguyễn đối mặt với nhiều cuộc nổi dậy ở miền Bắc, quân sĩ khó nhọc, nên Vua Minh Mạng đã phái thị vệ đem áo trận đi các quân thứ Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn ở Bắc Kỳ, thưởng cho các chỉ huy như Tổng đốc Nguyễn Đình Phổ, Tham tán Nguyễn Thọ Tuấn và bọn Lãnh binh, Quản vệ, Quản cơ, Thành thủ úy... Còn ai trước đã được thưởng áo trận rồi thì không được thưởng nữa.

Về màu sắc áo lính thời Vua Minh Mạng, “Đại Nam thực lục” cho biết quân phục được may bằng vải màu và sại đỏ. Sại là loại lụa nổi cát và có vân hình ô vuông. Như mùa đông năm 1833, triều đình xuất 8.000 tấm vải sại ta màu đỏ, giao tỉnh Gia Định may quần áo để chiếu theo tiêu chuẩn phân phát cho binh lính. Mỗi người lính đều được nhận 1 chiếc áo kép lót vải dày mổ bụng và 1 quần sại ta. Binh dõng các tỉnh, mỗi người được phát 1 chiếc áo đơn bằng vải và 1 quần vải nâu.

Một ghi chép khác cho biết, quần của biền binh các trực tỉnh ở kinh kỳ vào đóng ở phía Nam có màu đỏ: “Vua sai cấp cho mỗi người 1 áo đơn, vải thâm, xẻ ở giữa và 1 quần đỏ trơn”. Như vậy, binh lính được phát áo đơn về mùa hè, áo kép về mùa đông và dáng áo đều là “xẻ ở giữa” hay “mổ bụng” mà chúng ta vẫn còn nhìn thấy trên các bức ký họa của các họa sĩ phương Tây để lại.

Cũng trong thời gian này, Vua Minh Mạng cho định cách thức áo trận của quan quân trong kinh và ngoài tỉnh. Theo đó, cấp chỉ huy được mặc áo dài hơn của binh lính, trong đó quản vệ áo dài 1 thước 4 tấc 5 phân, ở kinh suất đội áo dài 1 thước 4 tấc, binh đinh 1 thước 3 tấc, ở các tỉnh ngoài, áo suất đội, binh đinh đều ngắn hơn 1 tấc.

Ngoài vải sại, áo trận phát cho binh lính còn được làm bằng đoạn có lông. Điều này được ghi chép vào tháng 2 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), khi triều đình cấp 1.000 chiếc áo trận bằng đoạn có lông cho biền binh ở các vệ thuộc dinh Thần sách Nghệ An.

Tháng 10 năm 1834, Vua Minh Mạng cũng ban quân phục cho các hương dõng ở Bình Thuận và 6 tỉnh Nam Kỳ. Nhà vua ra lệnh cho các tỉnh lập tức may áo vải kép, mổ bụng và quần vải nhuộm vỏ già, mỗi thứ 500 cái, số hương dõng tỉnh nào có ít thì liệu giảm xuống 400, hay 200, 300, theo số mà cấp phát.

Ở các tỉnh phía Bắc, mùa đông thời tiết rét đậm, nên binh lính còn được phát áo rét. Theo quy chế ghi lị vào mùa đông năm 1835, thì các lính miền Bắc, từ quân phục đến súng ống và khí giới đều phải nộp vào kho, khi nào được sai phái, mới phân phát cho. Từ trước đến nay, ai có dự đi đánh giặc mới được cấp cho áo rét một lượt, không thì thôi.

Việc quy định màu sắc cho quân phục từng thứ quân được Vua Minh Mạng tiến hành vào tháng 10 năm 1835. Khi đó, phủ Nội vụ tiến trình quân phục mới may cho 4 dinh Cấm binh để vua xem. Nhà vua thấy màu sắc và hình dạng quân phục không phân biệt, hỏi ra thì vì làm theo kiểu cũ, phủ Nội vụ không muốn thay đổi cho thêm tốn kém. Nhà vua bèn ra lệnh theo kiểu đó may thêm quân phục một dinh nữa cho đủ số 5 dinh, rồi chiếu theo sắc dạng của từng dinh, thêm một “lá đáp” để làm dấu phân biệt.

Theo lệnh vua, dinh Thần sách là Trung dinh, áo của lính Trung vệ vốn sắc vàng, không cần khâu thêm lá đáp. Còn 4 vệ Tiền, Tả, Hữu, Hậu đều dùng một mảnh vải vàng đáp vào bên trái đằng trước thân áo. 4 dinh khác suy theo đó mà làm. Sau đó, vua sai Bộ Binh và Nội các hiệp cùng Nội vụ phủ bàn định màu sắc, hình dạng các quân phục và cờ hiệu phân biệt khác nhau cho các quân dinh, vẽ ra hẳn hoi, dâng trình vua coi để làm mẫu thường dùng.

Cũng tháng 11 năm này, khi bàn việc cấp quân phục cho biền binh ở thành Trấn Tây và 2 tỉnh An Giang, Hà Tiên, Vua Minh Mạng dụ Bộ Binh rằng: “Biền binh các tỉnh Nam Kỳ từ trước đến nay chưa được may cấp quân phục. Vậy, chuẩn cho trước hãy lấy hàng vũ đoạn các màu đỏ tươi, đỏ nhợt và đỏ sẫm ở trong kho, tính đủ quân phục 4 vệ (mỗi vệ 40 cái áo đội trưởng và 320 cái áo quân lính), phát cho 2 vệ thành Trấn Tây và An Giang, Hà Tiên mỗi tỉnh 1 vệ, may xong, cất vào kho, gặp có việc sai phái đánh dẹp thì cho mặc để mạnh quân dung. Còn các tỉnh khác sẽ phát sau”.

Theo lệnh của Vua Minh Mạng tháng 2 năm 1836, khi cấp quân phục cho các cơ binh ở Bắc Kỳ, mỗi cơ 500 người, thì áo quần mỗi thứ chỉ được 360 chiếc. Áo thì dùng vải đen lót trong bằng vải đỏ, cổ và tay áo đều viền đoạn vũ đỏ; quần dùng vải màu vàng. Do quân phục không đủ theo số lính nên triều đình lệnh “có việc thì mặc, vô sự thì thôi” và chuẩn định 3 năm 1 lần đổi quân phục. Tuy nhiên, đến đời Vua Tự Đức, vào cuối năm 1853, lệ cấp áo trận cho biền binh lại đổi làm 6 năm cấp 1 chiếc.

Khi các tướng có chiến công, cũng được ban thưởng áo trận, như đời Vua Tự Đức, năm 1862, tướng Nguyễn Tri Phương được ban 3 chiếc áo kép chẽn tay màu bảo lam, quần đỏ 1 chiếc, quần trắng 2 chiếc. Tôn Thất Cáp được ban áo chiến 1 chiếc, áo kép chẽn tay màu bảo lam 2 chiếc, quần đỏ và quần trắng mỗi thứ 1 chiếc. Ngoài ra, Nguyễn Công Nhàn cũng được thưởng một chiếc áo trận bằng “thúng thúc” (chúng tôi chưa rõ thúng thúc là loại vải gì) màu hoa lan trơn, 1 quần nhiễu trơn màu lam.

Một điều thú vị là binh lính thời Nguyễn đã được cấp phát giày da. Theo bản điều trần của Tuần phủ Lạng Bình (phụ trách hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng) là Trần Văn Tuân, tháng 7 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), có 7 điều về quân sự, trong đó điều thứ hai là: Xin may quân phục cấp cho quân sĩ, vì từ mùa thu năm trước lúc này, quân phục đều rách cả, nên xin do Hà Nội đứng may, đưa đến cho 3.000 áo và 3.000 quần; và điều thứ tư là: Xin đóng cho giày da (do Hà Nội đóng và đưa đến cho 3.000 đôi để phòng quân giặc cắm chông đường núi).n

Lê Tiên Long

Sáng 7/1, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, trú tại tổ 11, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Phó Trưởng Ban dân nguyện thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch sau chiến thắng thuyết phục trước Thái Lan. Sau giải đấu này, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cũng như cá nhân huấn luyện viên Kim Sang-sik sẽ có thêm nhiều sự gợi ý, định hướng về định hướng chiến lược cho năm 2025 và xa hơn nữa.

Ngày 7/1, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 5 đối tượng về tội “Mua bán người”; đồng thời, tiếp tục điều tra các hành vi “Cho vay lãi nặng”; “Xuất nhập cảnh trái phép”; “Bắt giữ người trái pháp luật”…, mở rộng điều tra vụ án.

Sau khi dụ dỗ bị hại chuyển tiền vào tài khoản ảo, các đối tượng lừa đảo nhanh chóng sử dụng tài khoản ngân hàng do các công ty đứng tên chuyển số tiền trên sang nhóm rửa tiền. Từ đây, nguồn tiền thật được chuyển thành tiền ảo, rồi lại chuyển lòng vòng qua nhiều bước để “cắt đuôi”, sau đó chuyển về ví điện tử để rút tiền thật...

Ngày 6/1, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương đã có buổi khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp trong CAND nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đảng bộ Cục An ninh chính trị nội bộ (ANCTNB).

Đã thành thông lệ, cuối năm luôn được coi là “thời điểm vàng” trong tuyển dụng lao động bởi doanh nghiệp cần đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những doanh nghiệp tuyển dụng lao động phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán sắp đến thì không ít doanh nghiệp cũng tăng cường tuyển dụng để đảm bảo nhân lực, ổn định sản xuất ngay sau Tết. Đây là cơ hội cho người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm đa dạng ở cả phân khúc bán thời gian và toàn thời gian.

Tối 6/1, tại Ngôi nhà Ý (Casa Italia), Hà Nội, Đại sứ quán Italia đã tổ chức lễ trao Huân chương Công trạng của Cộng hòa Italia - bậc Hiệp sĩ, cho TS. Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây là phần thưởng cao quý của Cộng hòa Italia, ghi nhận những đóng góp xuất sắc của TS. Nguyễn Phương Hòa cho việc thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa hai quốc gia trong nhiều năm qua.

Để khắc phục dần tình trạng thừa nhà ở cao cấp, thiếu nhà ở giá cả phù hợp, nhà ở giá rẻ và nhà ở xã hội tại một số đô thị lớn, dẫn đến gia nhà bị “neo” cao, vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân có thu nhập trung bình, thu nhập thấp trong xã hội, Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP Hồ Chí Minh đề nghị cần quy định cơ chế để thực thi quyền và trách nhiệm của Nhà nước trong điều tiết thị trường BĐS.

Từ năm 2023 đến khi bị bắt, những kẻ phạm tội đã câu kết với nhau thành lập các hội nhóm trên mạng xã hội để tạo lập, thu thập và mua bán thông tin tài khoản ngân hàng trái phép của hàng nghìn người trên địa bàn huyện Thạch Thành, Thanh Hóa và các tỉnh thành trên cả nước, sau đó bán lại cho người khác, thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文