Đế chế Khmer với nền văn minh đá và nước

07:49 15/05/2023

SEA Games 32 đang tưng bừng diễn ra tại Campuchia, đất nước của những đền đài cổ kính nổi tiếng, nhất là Angkor Wat, một di sản của Đế chế Khmer. Ít ai biết, vương quốc này từng có thủ đô là thành phố lớn nhất thế giới thời tiền công nghiệp (trước năm 1750, khi bắt đầu có máy móc và công cụ). Người Khmer đương thời đã biết khai thác gió mùa và sử dụng nó để làm lợi thế cho mình. Bí quyết thành công của họ nằm ở kỹ thuật thủy lực: hệ thống quản lý nước được thiết kế để thu thập và lưu trữ nước trong suốt cả năm…

Lịch sử và địa lý độc đáo

Jayavarman II được tuyên bố là hoàng đế của Đế chế Khmer mới trong một buổi lễ tại Phnom Kulen vào năm 802 sau Công nguyên. Ông đã thống nhất giang sơn từ vương quốc chính là Chân Lạp và hầu hết các tiểu công quốc tồn tại trước đó.

Tượng nữ hoàng Indradevi bằng đồng.  (Ảnh:dharmasculpture.com)

Địa hình Campuchia nói chung bằng phẳng, nhưng đồi Kulen nhô lên trên vùng đồng bằng phía bắc Tonle Sap, lợi thế phòng thủ của khu vực này là rõ ràng đối với vị hoàng đế mới thống nhất các quốc gia nhỏ. Nhưng Phnom Kulen không chỉ mang lại lợi thế về mặt quân sự, nó còn được người Khmer tôn sùng là nơi linh thiêng và cung cấp hai nguồn tài nguyên mà người Khmer có thể khai thác để mang lại lợi ích cho họ: đá và nước.

Jayavarman II đã dành phần lớn thời gian trị vì của mình để chinh phục và củng cố đế chế mới, ông đã xây dựng thủ đô Mahendraparvata trên Phnom Kulen. Những người kế vị ông được an toàn hơn nhiều và đã chuyển thành phố từ vùng đồi núi đến vùng đồng bằng phía bắc của vùng lũ Tonle Sap, ngày nay được gọi là Roluos. Sau đó, thủ đô lại dời đến Angkor khi các kỹ sư thủy lực trở thành những người hoàn toàn làm chủ khí hậu và cảnh quan trong hàng trăm năm.

Campuchia cổ đại chủ yếu là một quốc gia theo đạo Hindu được Ấn Độ hóa hàng trăm năm trước khi Đế chế Khmer ra đời. Do đó, Jayavarman II quyết định tổ chức lễ đăng quang tại Phnom Kulen để hợp pháp hóa quyền cai trị của mình. Sau đó, nó được gọi là Phnom Mahendra. Đây là mô tả về núi Meru trong vũ trụ học Ấn Độ giáo. Mahendraparvata, tên thành phố của Jayavarman có nghĩa là "Ngọn núi của Indra vĩ đại".

Núi Meru là nơi ở của các vị thần, hơi giống với đỉnh Olympus của người Hy Lạp cổ đại. Người được trao vương miện ở đó không chỉ trở thành một người cai trị, mà còn là một vị thần (Thần hoàng đế), những người kế vị ông cũng là Thần vương, nhưng đã chuyển sang Phật giáo.

Khí hậu của Campuchia cho thấy rằng ít công việc nông nghiệp được yêu cầu trong mùa khô. Việc xây dựng những ngôi đền không chỉ khiến dân chúng bận rộn mà còn củng cố ý tưởng rằng người cai trị cũng là Ông Trời. Đối với người dân của ngài, điều này có nghĩa làm việc cho hoàng đế là làm việc cho Ông Trời và tích lũy điểm công đức cho kiếp sau.

Ở Đế chế Khmer từng tồn tại một nền văn hóa bình đẳng giới tương đối: có các nhà khoa học và quân nhân nữ. Hai người vợ của Jayavarman VII - Hoàng hậu Indradevi và Hoàng hậu Jayarajadevi - là kiến trúc sư và giáo viên tại trường đại học của ngài, là bậc thầy trong nghề. Như vậy, Đế chế đã sử dụng tài năng của toàn dân chứ không riêng của một giới nào và còn bổ sung điều này bằng sức lao động của một lượng lớn nô lệ. Tất cả, trừ những gia đình nghèo nhất đều có nô lệ.

Hồ Tonle Sap cung cấp một lượng lớn các loài cá và động vật biển khác nhau. Các sản phẩm từ hồ, bao gồm cả cá khô, được Đế chế Khmer xuất khẩu sang những nước láng giềng. Lúa là cây trồng chính, Đế chế Khmer đã vượt trội trong việc trồng lúa. Do làm chủ nguồn nước, họ có thể thu hoạch ba vụ một năm. Họ trồng lúa nước sâu, trung bình và cạn. Một loại cây trồng ở vùng nước nông sẽ phát triển và được thu hoạch trước, sau đó - ở vùng nước trung bình và sâu, điều này mang lại cho họ gạo quanh năm và thặng dư để xuất khẩu. Người Khmer trồng các loại thảo mộc và rau xung quanh nhà của họ, trong bất cứ thứ gì có thể chứa cây trồng, và họ quản lý nước đảm bảo để có thể tưới cho cây rau và cây ăn quả quanh năm.

Khí hậu nhiệt đới với hai mùa do gió mùa: ẩm ướt và khô. Do đất nước được bao quanh bởi các ngọn núi nên bị hạn chế lượng mưa khu vực phía Bắc Tonle Sap trong mùa khô. Điều này dẫn đến cảnh đầm lầy trong mùa mưa hoặc khô và bụi trong mùa khô, nó có thể kéo dài hàng tháng mà không có mưa.

Campuchia về cơ bản là sự tích tụ của phù sa do sông Mekong rửa trôi qua hàng triệu năm. Trong quá khứ, đây là một vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn được bao quanh bởi những ngọn núi, nhưng phần lớn đất nước bằng phẳng, và ở trung tâm là hồ Tonle Sap. Sông Mekong ở giữa, chia tách Campuchia hiện đại và hợp lưu với sông Tonle Sap tại Phnom Penh. Trong mùa mưa, do một lượng lớn nước từ phía bắc chảy vào, sông Mekong làm cho sông Tonle Sap xoay chuyển và làm cho hồ lớn phình ra.

Phần lớn miền trung Campuchia vẫn là vùng đồng bằng ngập nước, hồ Tonle Sap có thể tăng kích thước lên 16 lần trong mùa mưa. Lượng phù sa khổng lồ này được bồi đắp hàng năm đã làm cho vùng quê trở nên màu mỡ, còn vào mùa khô, phù sa biến thành cát bụi khi đất khô cằn, nứt nẻ. Nhưng người Khmer cũng đã tìm ra lối thoát ở đây.

Đồi Kulen nhô lên trên cảnh quan bằng phẳng này và có thể nhìn thấy xung quanh hàng dặm. Chúng được cấu tạo bằng đá sa thạch, và trên đỉnh có một cao nguyên rộng lớn. Đá sa thạch hấp thụ gió mùa, giữ lại nước và phân hủy để cung cấp đủ diện tích đất sâu màu mỡ hỗ trợ cho một lượng lớn dân số.

Angkor Wat, di tích tôn giáo lớn nhất thế giới và là biểu tượng của Đế chế Khmer.  (Ảnh: nytimes.com)

Những công trình khổng lồ từ đá và nước

Thiên tài của Đế chế Khmer nằm ở khả năng xây dựng những công trình kiến trúc khổng lồ như Angkor Wat trên vùng đất ngày càng lớn hơn và hàng năm thu hẹp lại. Người Khmer đã thiết kế các ngôi đền nổi, được hỗ trợ bởi nước ngầm, giúp chúng không bị chìm dưới sức nặng của chính mình. Các hồ chứa khổng lồ được xây dựng, các dòng sông được chuyển hướng và một hệ thống kênh đào xuất hiện, làm thay đổi toàn bộ cảnh quan.

Con sông chảy qua Siem Reap là một trong những động mạch kênh đào chính nối thủ đô Angkor với Tonle Sap. Nó hiện đã hơn 1.000 năm tuổi và chỉ thay đổi một chút về hướng nam của thành phố, minh chứng cho sự thiên tài của những người xây dựng.

Con sông chỉ là một trong những mạng lưới kênh lớn được đào khắp khu vực. Các con kênh là một mạng lưới giao thông vận chuyển mọi thứ từ con người đến những tảng đá khổng lồ cần thiết để xây dựng các ngôi đền và di tích ở thành phố Angkor. Chúng cũng là nguồn thức ăn, nước và chất thải cho những ngôi nhà được xây dựng bên cạnh.

Baray Tây nằm theo hướng đông - tây và ở ngay phía tây của thành Angkor Thom là hồ chứa duy nhất còn lại, lớn đến mức có thể nhìn thấy nó từ không gian. Trong thời Đế chế Khmer còn tồn tại hồ Baray Đông có cùng kích thước và ít nhất hai hồ chứa nhỏ hơn khác trong khu vực. Những hồ nhân tạo khổng lồ này đã thu thập một lượng nước khổng lồ trong các đợt gió mùa và giúp ngăn chặn lũ lụt. Đấy là nguồn cung cấp nước quanh năm để giữ cho các con kênh chảy và tưới cho cây trồng trong vườn tược.

Bay đến Siem Reap vào những thời điểm nhất định trong năm, bạn có thể nhìn thấy những dòng kênh chằng chịt trên những cánh đồng lúa xanh tốt. Trên thực tế, quy mô của hệ thống thủy lực của Đế chế Khmer chỉ có thể được đánh giá từ trên không. Những gì được phát hiện là một cảnh quan không tự nhiên chút nào, mà đã được sửa đổi rất nhiều từ Đồi Kulen đến Tonle Sap. Nó cũng cho thấy bằng chứng về một mạng lưới đường sá dẫn đến Đế chế Khmer rộng lớn hơn. Điều này cần được khám phá thêm một cách thật chi tiết. Lần quét đầu tiên cho một cuộc khảo sát cảnh quan khảo cổ học đã được thực hiện vào năm 2013 và 2015 cho thấy một thành phố trên Phnom Kulen - thành phố Mahendraparvata Jayavarman II - có dân số ước tính khoảng 80.000 người, và một thành phố lớn khác là Angkor. Thành phố này đã vượt qua mọi thứ ở châu Âu vào thời điểm đó.

Đế chế Khmer đã điều chỉnh cảnh quan của đất nước mình để hạn chế nhịp điệu của gió mùa và là một cường quốc ở châu Á trong suốt 500 năm. Nền văn minh của Đế chế Khmer sánh ngang với người La Mã về những thành tựu kỹ thuật và thậm chí còn vượt qua họ về một số mặt. 

Đăng Bẩy

Đảng bộ chính quyền cấp tỉnh gồm các tổ chức đảng trong các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp tỉnh, một số doanh nghiệp Nhà nước. Riêng đảng bộ Quân sự và đảng bộ Công an, đảng bộ Biên phòng cấp tỉnh trực thuộc cấp uỷ cấp tỉnh giữ nguyên như hiện nay.

Các trận động đất liên tiếp tại huyện Kon Plông (Kon Tum) đã gây ra các đợt dư chấn ảnh hưởng trực tiếp đến huyện giáp ranh Nam Trà My (Quảng Nam), làm nhiều tảng đá lớn tại xã Trà Don, huyện Nam Trà My lăn từ trên cao xuống, đe dọa khu dân cư và một điểm trường thôn.

Theo ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, công trình trọng điểm là nhà ga T3 của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với tổng mức đầu tư lên đến 11 nghìn tỷ đồng đã được các cơ quan chức năng đặt mục tiêu hoàn thành vào ngày 30/4/2025. Nhưng đến nay, 2 tuyến giao thông nối vào nhà ga T3 vẫn đang ngổn ngang và đang đối mặt với nguy cơ chậm tiến độ…

Chiều 1/12, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh trong triển khai phương án phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy trên tuyến Bắc miền Trung - Tây Nguyên và giai đoạn 2 của phương án giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy tại địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), đơn vị đã phối hợp với các lực lượng bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép 18.000 viên ma túy tổng hợp (MTTH) qua biên giới.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học với nhiều điểm mới quan trọng như nâng chuẩn đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe, khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm, xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12, các phương thức xét tuyển phải quy về một thang điểm chung để xét tuyển công bằng. Nhiều ý kiến ủng hộ việc siết xét tuyển sớm đối với phương thức xét tuyển học bạ. Việc khống chế tỷ lệ chỉ tiêu chung đối với tất cả các phương thức xét tuyển sớm ở mức không vượt quá 20% đang là vấn đề khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Chiều 1/12, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) huyện Nam Trà My (Quảng Nam) có báo cáo nhanh đưa ra nhận định ban đầu về hiện tượng đá tảng lăn tại làng Tu Hon, thôn 3, xã Trà Don, huyện Nam Trà My mà Báo CAND đã phản ánh.

Vi khuẩn Escheriachia coli (E.coli) và Salmonella là "thủ phạm" gây ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến 379 người nhập viện sau khi ăn bánh mì ở tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình (TP Vũng Tàu). Đây cũng là vi khuẩn gây ra hàng loạt vụ ngộ độc tập thể lớn xảy ra tại nước ta trong thời gian vừa qua. 

Ngày 30/11/2024, cửa hàng rau, củ, quả, thực phẩm sạch đầu tiên của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công nghệ cao Si Pa Phin, huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã chính thức khai trương, mở bán tại TP Điện Biên Phủ. Cùng với những bản du lịch cộng đồng nổi tiếng như Nà Sự, Nậm Pồ đã và đang trở thành điểm đến của nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Những đổi thay đó chính là nhờ sự quyết liệt trong đổi mới chính sách, “trải thảm đỏ” thu hút các nhà đầu tư để đổi thay mảnh đất vùng biên của chính quyền địa phương tỉnh Điện Biên nói chung, huyện Nậm Pồ nói riêng.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện 936 cá thể chim chào mào còn sống bị nhốt trong 7 thùng giấy được cất giấu tại khu vực bến xe phía Nam TP Huế nên tiến hành thu giữ để xử lý.

Sau 9 ngày tổ chức, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đợt 1 năm 2024 đã khép lại với lễ bế mạc vào tối 30/11 tại tỉnh Vĩnh Phúc. Giải thưởng Xuất sắc cho vở diễn được trao cho Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam với vở opera ballet “Carmen” và Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long với vở nhạc kịch “Giấc mơ Chí Phèo”.

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW với quan điểm “Hướng về cơ sở, tăng cường toàn diện cho Công an cấp xã”, thời gian qua, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tốt chủ trương bố trí các đồng chí Trưởng, Phó Trưởng Công an cấp xã làm điều tra viên, trực tiếp tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác về tội phạm và điều tra giải quyết các vụ án có tính chất ít nghiêm trọng. Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an cấp xã trong phòng, chống tội phạm, góp phần ổn định ANTT ngay từ cơ sở.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文