Giữa năm 1915, Vua Duy Tân và các cận thần lên kế hoạch nổi dậy nhằm giành lại độc lập cho đất nước. Thông qua các thị vệ, vua Duy Tân đã có mối quan hệ bí mật với các thủ lĩnh quân sự ở trong và ngoài nước để ủng hộ Ngài. Tuy nhiên, do có kẻ phản bội nên kế hoạch bất thành. Sau thất bại, một số bị bắt và Vua Duy Tân bị Pháp đày đến đảo Réunion ở Ấn Độ Dương…
Theo căn cứ hiệu lịch sử cho biết: Vua Duy Tân là con thứ 8 của Vua Thành Thái và bà Hoàng phi Nguyễn Thị Định. Vua Thành Thái có nhiều con trai, đáng lẽ phải chọn người con trưởng kế vị, nhưng người Pháp sợ một vị vua trưởng thành khó sai khiến nên chọn một người nhỏ tuổi.
Khi Khâm sứ Fernand Ernest Lévecque cầm danh sách các hoàng tử con Vua Thành Thái vào hoàng cung chọn vua, lúc điểm danh thiếu Vĩnh San. Triều đình cho người đi tìm thấy Vĩnh San đang chơi đùa, mặt mày lem luốc. Không kịp đưa về nhà tắm rửa, Vĩnh San ra trình diện quan Pháp. Người Pháp trông thấy đồng ý ngay vì thấy Vĩnh San có vẻ nhút nhát. Triều đình thấy vua quá nhỏ nên xin tăng thêm 1 tuổi thành 8, đặt niên hiệu cho Vĩnh San là Duy Tân.
Ngày 5/9/1907, Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân. Và chỉ một ngày sau lễ đăng cơ, Duy Tân đã đổi khác. Một nhà báo Pháp đã thuật lại: Một ngày lên ngai vàng đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của cậu bé lên 8.
Việt Nam Quang Phục hội được Phan Bội Châu thành lập từ năm 1912. Biết được Vua Duy Tân là người yêu nước chống Pháp nên quyết định móc nối. Hai lãnh đạo của hội là Trần Cao Vân và Thái Phiên bỏ tiền vận động tài xế của Vua Duy Tân xin thôi việc. Thay vào đó là Phạm Hữu Khánh, thành viên của hội, tham gia vai trò này để cận kề nhà vua.
Tháng 4/1916, khi Vua Duy Tân ra bãi tắm Cửa Tùng nghỉ mát, Phạm Hữu Khánh đưa cho vua bức thư của hai lãnh tụ trên. Duy Tân đọc thư và muốn gặp. Hôm sau, 3 người cùng đến câu cá ở Hậu Hồ, Vua Duy Tân đồng ý tham gia cuộc khởi nghĩa dự định được tổ chức vào 1 giờ sáng ngày 3/5/1916.
Tuy nhiên, thiên cơ bị lộ, cuối tháng 4, một thành viên của Việt Nam Quang Phục hội ở Quảng Ngãi là Võ An đã làm lộ tin. Chiều ngày 2/5, công sứ Pháp ở Quảng Ngãi là De Taste mật điện báo với Khâm sứ Trung Kỳ. Nghe tin, Khâm sứ Charles ra lệnh thu súng ở các trại lính người Việt cất vào kho và cấm trại không cho mọi người ra ngoài.
Đêm 2/5/1916, Trần Cao Vân và Thái Phiên đưa thuyền đến bến Thương Bạc đón Vua Duy Tân. Nhà vua cải trang thường dân đi cùng 2 người hộ vệ là Tôn Thái Đề và Nguyễn Quang Siêu. Họ tới làng Hà Trung, lên nhà một hội viên Việt Nam Quang Phục hội để chờ giờ phát lệnh bằng súng thần công ở Huế. Nhưng chờ đến 3 giờ sáng vẫn không nghe hiệu lệnh, biết đã thất bại, Trần Cao Vân và Thái Phiên định đưa Vua Duy Tân tới vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi nhưng sáng 6/5/1916, họ bị bắt.
Pháp bắt triều đình Huế phải xử, Thượng thư Bộ học Hồ Đắc Trung được ủy nhiệm thảo bản án. Trần Cao Vân khi đó bị giam trong ngục, nhờ được người đưa tin cho Hồ Đắc Trung xin được lãnh hết tội và xin tha tội cho vua. Hồ Đắc Trung làm án đổ hết tội cho Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thái Đề và Nguyễn Quang Siêu. 4 người bị xử chém ở An Hòa. Năm 1916, vua Duy Tân bị đày đi đảo Réunion ở Ấn Độ Dương cùng với vua cha Thành Thái.
Bà Nguyễn Thị Minh Thâm (nguyên Hiệu phó Trường THPT Yên Hòa, có ông nội là một yếu nhân của phong trào Đông Du) khi tra cứu tại thư viện Mediathequa ở TP Hồ Chí Minh đã tìm thấy cuốn sách tiếng Pháp nhan đề: “Les Sociétés Secrètes en Terre d’Annam” (Các tổ chức bí mật ở vùng đất An Nam) của tác giả Georges Coulet, xuất bản tại Sài Gòn năm 1926 viết về cuộc khởi nghĩa năm 1916, ở trang 22 có đoạn: “Ngay trong đêm 3 rạng sáng 4/5, Khâm sứ được báo động về cuộc đảo chính của Vua Duy Tân. Vùng bao quanh Hoàng thành được canh gác ngay. Dưới một tấm gạch lớn của nền nhà, tìm thấy tờ chiếu của nhà vua, kêu gọi mọi người nổi dậy chống quân Pháp và phong tướng cho Nguyễn Đức Công, bí danh là Hoàng Trọng Mậu…”.
Trong quyển sách “Monarchie et fait colonial au Vietnam” (Chế độ quân chủ và thực dân ở Việt Nam), Giáo sư Nguyễn Thế Anh đã cho chụp nguyên bản lời kêu gọi của nhà vua Duy Tân và bốn người được vua phong tướng. Đó là các ông Nguyễn Đức Công được phong Tả tướng quân thống lĩnh toàn thể; Nguyễn Bùi Lễ ở tỉnh Quảng Nam; Trần Phu ở Bình Định; Vũ Đình Xán ở Nghệ An chỉ huy các cánh quân tại chỗ. Theo nhận xét của Giáo sư Thế Anh qua “lời kêu gọi” này cho thấy “những thành viên của phong trào Phan Bội Châu đã có một đường dây liên lạc bí mật với vua…”.
Những chi tiết này đã không hề được chí sĩ Phan Bội Châu nhắc tới trong hồi ký của mình sau này, có lẽ là do ông muốn bảo vệ an toàn cho những người đang còn hoạt động. Và nó mới được biết đến gần đây khi gia đình chí sĩ Nguyễn Đức Công (Hoàng Trọng Mậu) thu thập các tài liệu của người ông nội oai hùng của họ tộc Nguyễn Đức (Nghi Trung – Nghi Lộc – Nghệ An).
Nguyễn Đức Công là ai?
Chí sĩ Hoàng Trọng Mậu tên thật là Nguyễn Đức Công, tự là Báu Thụ, sinh năm 1874 trong một gia đình nho học tại xã Cẩm Trường, tổng Kim Nguyên, nay là xã Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An, một miền quê nghèo khó nhưng hiếu học và cách mạng. Thân phụ ông là cụ Nguyễn Đức Tân, đậu cử nhân, làm quan Hành tẩu trong triều đình nhà Nguyễn - một nhà nho yêu nước từng tích cực hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp. Hoàng Trọng Mậu được xem là người đặc biệt thông minh, thông thạo cổ văn Trung Quốc. Ông đỗ đầu trong kỳ thi toàn tỉnh Nghệ An, nên thời đó gọi ông Đầu xứ Công.
Gặp lúc Phong trào Đông Du nổi lên, ông hăng hái tham gia từ rất sớm. Năm 1908, ông sang Nhật học trường Đông Á Đồng Văn Thư viện tại Tokyo. Ông là người làm ghi chú và viết lời tựa cho cuốn “Việt Nam Quốc sử Khảo” của Phan Bội Châu. Năm 1909, Hiệp ước giữa Pháp và Nhật được ký kết. Theo đó, Pháp cho Nhật vào Việt Nam buôn bán; đổi lại, Nhật không cho các nhà cách mạng và học sinh Việt Nam lưu trú ở Nhật nữa. Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật Bản, Hoàng Trọng Mậu sang học và tốt nghiệp Trường Võ bị ở Trung Quốc.
Năm 1912, ông tham gia sáng lập Việt Nam Quang Phục Hội, giữ chức Bí thư và Quân ủy viên (Ủy viên phụ trách quân sự). Hoàng Trọng Mậu cùng với Phan Bội Châu thảo “Việt Nam Quang Phục quân phương lược” (Chiến lược cách mạng của Việt Nam Quang Phục quân).
Ở Trung Quốc, cách mạng Tân Hợi thoái trào, Viên Thế Khải làm Tổng thống Trung Hoa Dân quốc thay Tôn Trung Sơn; Việt Nam Quang Phục Hội lâm vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, Hoàng Trọng Mậu vẫn tiếp tục kiên trì hoạt động. Ông đến Quảng Tây tìm cách liên kết với lực lượng dân quân.
Tháng 3/1915, theo sự chỉ đạo của Phan Bội Châu, Hoàng Trọng Mậu chỉ huy cánh quân tấn công quân Pháp ở đồn Tà Lùng (cửa khẩu ở huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng). Theo tài liệu mật thám Pháp, mới đầu Quang Phục Hội định tấn công Đông Khê (Lạng Sơn) nhưng sau Nguyễn Hải Thần có nội ứng tại Tà Lùng nên chọn Cao Bằng. Cánh quân này có gần 100 tay súng (theo hồ sơ lưu trữ của Pháp) Nhưng cuộc tấn công thất bại do không liên lạc được với nội ứng trong đồn.
Ngày 28/5/1915, khi đang ở Hương Cảng đợi tàu đi Thái Lan để tiếp tục quyên góp cách mạng, Hoàng Trọng Mậu bị mật thám Pháp phát hiện và nhờ cảnh sát Anh bắt. Sau đó chúng đưa ông về giam ở Hỏa Lò, Hà Nội. Sau 8 tháng giam cầm tra tấn, kết hợp với dụ dỗ mua chuộc, thực dân Pháp không thể khuất phục được ý chí kiên cường của nhà chí sĩ yêu nước, ngày 24/1/1916, chúng đã đưa ông ra xử bắn tại trường bắn Bạch Mai. Trước khi hy sinh ông để lại câu đối tuyệt mệnh để tỏ ý chí anh hùng không khuất phục. Nhiều nhà cách mạng ở nước ngoài như Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền đã có những áng thơ lâm ly khóc ông.
Nhà thơ Anh Ngọc là cháu nội chí sĩ cho biết, trong nhiều năm gia đình đã đi tìm các tư liệu về chí sĩ Hoàng Trọng Mậu thì đã phát hiện tài liệu bí mật về mối quan hệ của Vua Duy Tân với phong trào Đông Du. Tờ chiếu này do mật thám Pháp tìm được khi bắt và lục soát nơi ở của Vua Duy Tân.
Trong buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày chí sĩ Hoàng Trọng Mậu hy sinh, Giáo sư Sử học Lê Văn Lan nói: “Như vậy khi đọc bản di bút này của Vua Duy Tân, chúng ta đã xác định rõ ràng có mối quan hệ bí mật giữa phong trào Đông Du và cuộc khởi nghĩa bất thành của Vua Duy Tân. Người Việt mình dù ở trong nước hay ngoài nước, nhà vua hay thường dân cũng đều có một tấm lòng yêu nước nồng nàn như nhau. Đó là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam”.
Dịch nghĩa tờ Chiếu của Vua Duy Tân:
Kính thừa Thiên mệnh
Hoàng đế truyền rằng:
Trẫm thấy tỏ rằng trong khắp đất nước Đại Nam ta, biết bao những thần dân can trường, dũng cảm, tận tụy, tràn đầy lòng hy sinh cao cả cho non sông đất nước, đang phải trôi dạt lẩn khuất giữa chốn núi rừng. Những thần dân cao cả đó giờ đây đang rời nơi ẩn náu để cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống lại bọn người Tây phương.
Hỡi các Ngươi! Các thần dân can trường bất khuất của Vương quốc. Tất cả các ngươi đều là những thần dân dũng cảm, giàu lòng ái quốc, sôi sục bầu nhiệt huyết cao quý. Nếu các ngươi muốn thấy gia đình dòng tộc được bền vững dài lâu và còn muốn bảo vệ Đức Vua của đất nước Đại Nam, các ngươi hãy cùng tụ hội về lãnh địa làng Văn Xá phủ Thừa Thiên. Đó là nơi vốn có một ngọn núi nhỏ.
Trẫm chỉ định các thần dân dưới đây được lãnh trọng trách làm tướng:
- Một người là Ông Nguyễn Đức Công ở tỉnh Hà Tĩnh.
- Một người là Ông Nguyễn Bùi Lễ ở tỉnh Quảng Nam.
- Một người là Ông Trần Phu ở tỉnh Bình Định.
- Một người là Ông Vũ Đình Xán ở tỉnh Nghệ An.
Trẫm phong cho Ông Nguyễn Đức Công làm Tả quân chính đạo thống lãnh toàn thể các đạo quân cánh trái; phong các ông Lễ, Phu, Xán làm Thư toán, chỉ huy các đạo quân.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành một sắc lệnh hành pháp, theo đó gia hạn thời hạn đàm phán thương mại đến ngày 1/8, đồng thời gửi thư đến hàng loạt các nước để thông báo mức thuế mới.
TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.
Từ mẫu ADN của các thân nhân, bước đầu cơ quan chức năng đã xác định được danh tính 16 liệt sĩ chưa biết tên, trong đó có 2 liệt sĩ quê ở xã Nga An và xã Đông Thành, tỉnh Thanh Hoá. Đây là kết quả bước đầu, minh chứng hiệu quả của Đề án thu nhận mẫu ADN các thân nhân liệt sĩ chưa tìm được hài cốt do Bộ Công an triển khai thực hiện trên toàn quốc.
Chính quyền Mỹ chính thức thu hồi chỉ định Hayat Tahrir al-Sham (HTS) là “tổ chức khủng bố nước ngoài” (FTO) từ ngày 8/7, đánh dấu bước đi quan trọng trong chính sách đối ngoại hậu chiến tại Syria sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad vào cuối năm ngoái.
Trong ngày 7/7, Đội CSGT đường bộ số 01, Phòng CSGT Công an Tuyên Quang đã phát hiện và xử lý 2 trường hợp tài xế xe ô tô khách dương tính với chất ma tuý.
Số người chết vì lũ lụt ở Texas, Mỹ, đã tăng lên ít nhất 104, theo số liệu mới nhất từ chính quyền bang này, trong khi các đội cứu hộ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm hàng chục người mất tích trong điều kiện nước sông dâng cao và cây cối đổ ngổn ngang.
Cùng với ông Nguyễn Quốc Thận, Trưởng phòng Kinh tế xã Thượng Đức, TP Đà Nẵng đi thực tế tại bờ sông Côn đoạn qua thôn Tân An, xã Thượng Đức, TP Đà Nẵng, PV Báo CAND ghi nhận tình trạng sạt lở bờ sông nơi đây diễn ra rất nghiêm trọng.
Mục tiêu của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam là góp mặt tại World Cup 2027. Ngay từ lúc này, thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung cần có những sự chuẩn bị.
Chiều 7/7, dưới sự chủ trì của Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của Bộ Công an, Bộ Công an đã tổ chức họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các cục nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an một số địa phương.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian cho biết ông tin rằng bất đồng giữa Iran và Mỹ có thể được giải quyết thông qua đối thoại và đàm phán, song nhấn mạnh lòng tin giữa hai bên hiện đang bị xói mòn nghiêm trọng sau các cuộc tấn công quân sự từ phía Mỹ và Israel.
Tối 7/7, Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an” lần thứ V, năm 2025 đã chính khép lại với lễ tổng kết và trao giải trang trọng tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội.
Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm (7/7), khu vực Tây Bắc Bộ và khu vực Nam Bộ có mưa to cục bộ với lượng mưa nhiều nơi trên 50mm như: trạm Trường Xuân (Đồng Tháp) 125.6mm, trạm Nhơn Hòa Lập (Tây Ninh) 62.2mm, trạm Pha Long (Lào Cai) 66.6mm, trạm Yên Thượng (Phú Thọ) 57.4mm…
Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Bộ Công an) vừa qua có quyết định về việc cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP (đối tác công tư) với Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) và Công ty Cổ phần Thực phẩm Thiên Nhiên King Green (Công ty King Green).
Liên quan đến vụ án Mr Pips Phó Đức Nam, tại buổi họp báo của Bộ Công an tổ chức chiều 7/7, Trung tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, đã bắt giữ vợ của Lê Khắc Ngọ, tức Mr Hunter, đồng thời thu giữ nhiều tài sản, bất động sản của liên quan đến vụ án.
Trả lời câu hỏi của báo chí về vụ án xảy ra tại Tổng Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và các đơn vị liên quan, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an cho biết, hiện đã khởi tố nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của PJICO.