Và sóng cũng có thể dịu, trên những đại dương

13:16 15/12/2022

Không chỉ phân bổ hài hòa, hợp lý và công bằng quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các quốc gia trên biển, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 còn thành công trong việc cung cấp cơ chế để các quốc gia giải quyết các bất đồng trong việc giải thích và thực hiện Công ước một cách hòa bình. Một trong những thành tựu điển hình của cơ chế này là cách mà hai quốc gia Nam Mỹ -  Guyanna và Suriname – tránh khỏi nguy cơ xung đột, để xử lý những tranh chấp về biển thông qua con đường pháp lý, vào năm 2007.

Bên miệng hố chiến tranh

Guyanna và Suriname, hai quốc gia non trẻ ấy, có chung đường biên giới trên cả đất liền lẫn trên biển. Tuy nhiên, nếu như ranh giới trên đất liền đã sớm được phân định một cách rõ ràng theo các biến thiên lịch sử, thì biên giới trên biển lại không được như vậy.

Guyanna và Suriname đã trải qua một “cuộc chiến pháp lý” khá dài và cam go, để khép lại tranh chấp trong hòa bình.

Guyana và Suriname nằm cạnh nhau trên bờ biển phía đông bắc của Nam Mỹ, giữa Guiana thuộc Pháp và Venezuela. Vị trí chính xác của ranh giới đại dương giữa hai nước, từ lâu, đã là một chủ đề gây bất đồng.

Suriname đòi hỏi một ranh giới xa hơn về phía bắc và phía tây, trong khi Guyana - dựa vào phương pháp xác định ranh giới "đường cách đều" được chấp nhận rộng rãi - đặt nó xa hơn về phía nam và phía đông. Kết quả là một khu vực hình nón trên biển có chủ quyền không rõ ràng, với đỉnh nằm ở cửa sông Corentyne, tạm thời ngăn cách hai quốc gia.

Và, khi những vấn đề xoay quanh lợi ích lên tiếng, tình hình nhanh chóng trở nên căng thẳng.

Khoảng cuối thế kỷ XX, các chuyên gia xác định: vùng biển giáp ranh (hay nói đúng hơn là chồng lấn) giữa Guyana và Suriname là khu vực rất giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là trữ lượng dầu khí dồi dào. Ước tính, vùng biển này có trữ lượng dầu mỏ tương đương 3,2 tỷ thùng.

Đó là điểm khởi đầu của một án lệ mang tính “kinh điển”, đối với ngành luật pháp quốc tế. Chưa phân định được rạch ròi tọa độ biên giới trên biển, nhưng cả hai phía đều cho phép các công ty dầu khí nước ngoài tiến hành các hoạt động thăm dò tại vùng biển chồng lấn.

Trong số các nhà thầu của Guyana có Tập đoàn CGX của Canada. Họ bắt đầu tiến hành thăm dò địa chất tại khu vực tranh chấp từ năm 1999. Tháng 5-2000, Suriname yêu cầu Guyana chấm dứt toàn bộ các hoạt động thăm dò tại khu vực tranh chấp. Đến ngày 3/6/2000, hai tàu hải giám của lực lượng hải quân Suriname tiến đến gần giàn khoan dẫn dầu C.E. Thornton của CGX, yêu cầu chấm dứt hoạt động và áp giải toàn bộ nhân viên rời khỏi khu vực hoạt động đã được Guyana cấp phép.

Một cách ngắn gọn, Suriname cáo buộc Guyana đã vi phạm nghĩa vụ ở Điều 74 (khoản 3) và điều 83 (khoản 3) của UNCLOS, khi Guyana đã không thông báo trước cho Suriname về việc đơn phương cấp phép cho một công ty tiến hành khoan thăm dò dầu khí ở khu vực biển chồng lấn chưa phân định giữa hai nước.

Ngược lại, Guyana cũng cáo buộc Suriname đã sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của Guyana và chống lại công dân cùng các thực thể khác hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Guyana, qua đó đã có hành vi vi phạm các quy định của Công ước Luật biển, Hiến chương Liên hợp quốc cũng như luật pháp quốc tế nói chung về việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Xung đột vũ trang, trong thời điểm đó, hoàn toàn có thể bùng nổ, chỉ cần một chút thiếu kiềm chế thêm nữa từ cả hai phía. Tuy nhiên, điều vô cùng may mắn cho nhân dân hai nước: Cả Guyanna lẫn Suriname đều là thành viên UNCLOS. Do đó, thay vì lựa chọn đối đầu quân sự, họ quyết định phân xử mọi việc theo cách văn minh nhất, tại một Tòa trọng tài quốc tế.

Lợi ích luôn đi kèm với những mâu thuẫn và nguy cơ xung đột.

Đoạn kết đẹp cho hòa bình

Bắt đầu từ năm 2004, khi Guyana đơn phương yêu cầu sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc theo quy định của UNCLOS 1982, đến ngày 20/9/2007, phán quyết cuối cùng được đưa ra, và vụ tranh chấp khép lại theo cách êm đẹp nhất có thể.

Theo đó, Guyana được trao chủ quyền đối với khoảng 12.800 dặm vuông Anh (33.152 km2) tại vùng nước ven biển đang có tranh chấp. Suriname được trao 6.900 dặm vuông Anh (17.871 km 2). Phán quyết mang tính ràng buộc này, theo các điều khoản của UNCLOS 1982, dẫn đến việc cả hai nước đều có thể tiếp tục thăm dò dầu khí ngoài khơi.

Với sự phân xử trên cơ sở pháp lý minh bạch và rạch ròi này, tình trạng bế tắc kéo dài hơn sáu năm tại vùng biển ngoài khơi Guyanna – Suriname đã được tháo gỡ. Và đương nhiên, trong số “cử tọa” mong chờ phán quyết, có rất nhiều tập đoàn dầu khí quốc tế lớn.

Sau khi được công nhận chủ quyền với phần lãnh thổ trên biển có sở hữu bể dầu lớn, Guyana mất thêm một vài năm để ổn định tình hình trước khi đưa vào khai thác. Việc xuất khẩu dầu khí đã mang lại một bước chuyển mình đầy ấn tượng. Trong năm 2020, khi toàn thế giới đang oằn mình chống đại dịch COVID-19, Guyana đạt mức GDP tăng trưởng đến 45%, và tăng 20% trong năm 2021. Cố vấn pháp luật chính của Guyana, Paul Reichler, một đối tác tại văn phòng Washington của công ty luật Foley Hoag LLP, đánh giá: “Phán quyết được đưa ra ba năm rưỡi sau khi Guyana bắt đầu nộp đơn yêu cầu trọng tài phân xử. Nó đã củng cố vai trò của các tòa án quốc tế trong việc xét xử các tranh chấp chủ quyền”. Theo ông Reichler, “việc dàn xếp các đường biên giới quốc tế bằng trọng tài là rất hiếm khi xảy ra, mặc dù có rất nhiều đường biên giới biển đang tranh chấp trên khắp thế giới”.

Và bởi vậy, “Đây là một chiến thắng cực kỳ quan trọng, không chỉ trong việc duy trì các yêu sách của Guyana đối với vùng biển ven bờ của họ, mà còn trong việc duy trì luật pháp quốc tế như một giải pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp chủ quyền” – ông nhận xét -  "Phán quyết có thể trở thành một mô hình quan trọng để giải quyết các xung đột phân định biển khác, vì thực tế đáng buồn là có nhiều yêu sách biển tranh chấp trên khắp thế giới hơn là các ranh giới biển đã được giải quyết".

Nếu không nằm trong số những quốc gia ký và thông qua UNCLOS 1982, Guyana có lẽ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tranh chấp chủ quyền trên biển với Suriname. Trong tình hình đôi bên không thể đàm phán thành công, Guyana và Suriname hoàn toàn có khả năng rơi vào thế đối đầu, thậm chí dẫn tới chiến tranh.

Tuy vậy, điều may mắn là cả hai quốc gia đều chia sẻ những quan điểm tương đối đồng nhất, để có thể “gò cương bên miệng vực”. Về phía Suriname, phán quyết của tòa án quốc tế dựa trên cơ sở pháp lý là UNCLOS đã khiến quốc gia này ngừng triển khai hoạt động quân sự nhắm vào Guyana. Họ tuân thủ theo quyết định của Tòa khi Guyana là người thắng. Căng thẳng giữa hai quốc gia đã chấm dứt, hướng tới một giai đoạn phát triển mới, đôi bên cùng có lợi.

Việc không thiên vị quốc gia nào giữa Guyana và Suriname thể hiện tính khách quan của những vụ kiện tranh chấp trên cơ sở UNCLOS, tạo tiền đề giải quyết khiếu nại từ các nước khác trên cơ sở đàm phán hòa bình, tôn trọng quyền lợi của nhau. Và kể từ khi khép lại, tranh chấp Guyanna – Suriname trở thành một án lệ điển hình, về cách mà các quốc gia dàn xếp các sự vụ cũng như tiến tới xử lý các vấn đề, giải quyết các mâu thuẫn một cách êm đẹp nhất, để duy trì trạng thái “trời yên biển lặng” trên các đại dương. 

* UNCLOS thành lập ba cơ quan giải quyết tranh chấp mới là Toà án Luật Biển quốc tế (ITLOS), Trọng tài theo Phụ lục VII và Trọng tài theo Phụ lục VIII, đồng thời, sắp đặt các biện pháp giải quyết tranh chấp từ trao đổi quan điểm, hòa giải đến giải quyết bằng tòa án và trọng tài theo một cơ chế linh hoạt, nhằm cung cấp cho các bên có nhiều lựa chọn về cách thức và biện pháp giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và phù hợp nhất.

* Trong một phán quyết trước phán quyết cuối cùng, ngày 17/9/2007, Tòa trọng tài cho rằng trong sự kiện CGX, Suriname đã vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực theo Công ước Luật biển, Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế nói chung. Hơn nữa, tòa cũng cho rằng việc vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực cũng dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ: Không được cản trở việc tiến hành nhằm đạt được thỏa thuận phân định, theo quy định điều 74(3) và 83(3) của Công ước Luật biển 1982.

Thiên Phong

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文