Vasco da Gama và “kỷ nguyên vàng” của Bồ Đào Nha

09:03 04/06/2022

Ngày 20/5/1498 đã và sẽ luôn là một cột mốc đáng nhớ, trong lịch sử hàng hải quốc tế nói riêng và lịch sử nhân loại nói chung. Vào ngày đó, đoàn thám hiểm do thuyền trưởng Vasco da Gama dẫn đầu cập bến Calicut (nay là Kozhikode,  Ấn Độ), chính thức xác lập hải trình từ châu Âu đến "xứ sở hương liệu", hoàn tất một tấm bản đồ hàng hải quan trọng mà các bậc tiền bối của ông đã nối nhau hoàn thiện suốt 80 năm trước.

Và qua đó, từ vị thế "ngoài rìa" trong các cuộc tranh hùng trên bộ của liệt cường cựu lục địa, Bồ Đào Nha vươn mình trở thành đế quốc thực dân tiên phong, ngang dọc khắp các đại dương.

Từ tiếng gọi của… hồ tiêu

Châu Âu thế kỷ XV, ở một khía cạnh nào đó, là một vùng đất "đói khát" đến tận cùng về các loại gia vị, hương liệu cũng như các loại hàng hóa đặc sản châu Á.

Vào thời điểm ấy, "con đường tơ lụa" trên bộ đã đi đến điểm cuối của vai trò lịch sử. Sau những lần bị gián đoạn liên tục bởi chiến loạn điêu tàn, các nỗ lực hồi sinh huyết mạch giao thương Đông - Tây ấy từ các nhà cai trị thuộc đế quốc Mông Cổ (đặc biệt là hãn quốc Kim Trướng) cũng dần tàn lụi, theo đà suy sụp của quyền lực thống trị một thời hùng mạnh nhất hoàn cầu này.

Ở phía Bắc, các tiểu quốc Nga - tiêu biểu là công quốc Moscovy - đã manh nha trỗi dậy, xác lập tiến trình hình thành nước Nga mới, dần thoát khỏi ảnh hưởng cũng như sự cai trị của hãn quốc Kim Trướng. Quanh Trung Á, một thế lực khác cũng bắt đầu hình thành: Đế quốc Ottoman. Còn ở Đông Á, nhà Nguyên của Hốt Tất Liệt cũng đã thoái trào, rồi bị triều Minh do Chu Nguyên Chương lãnh đạo đánh đuổi ra khỏi quan ải Trung Quốc.

Vasco da Gama và “kỷ nguyên vàng” của Bồ Đào Nha -0
Vasco da Gama - người đặt nền móng cho đế quốc thực dân Bồ Đào Nha.

Vấn đề là, sau đó, Minh triều đã cai quản "Con đường tơ lụa" một cách vô cùng khắc nghiệt, nếu không muốn nói là tham lam. Họ áp những mức thuế cắt cổ lên mọi đoàn thương buôn, và thậm chí còn sẵn sàng "bế quan tỏa cảng". Điều này, rõ ràng, đẩy nhanh thêm tiến trình "hoang phế" của Con đường tơ lụa trên bộ.

Trong khi đó, tại châu Âu, không khí học thuật của kỷ nguyên Phục Hưng đã và đang trở thành động lực vô giá để các thành tựu khoa học - kỹ thuật được hiện thực hóa, tạo nên những bước bứt phá chóng mặt. Hàng hải là một thí dụ điển hình, và Bồ Đào Nha chính là quốc gia đi đầu trong việc "hướng ra biển lớn", nhờ nhanh chóng áp dụng các kiến thức khoa học vào việc trang bị cho những hải đoàn của mình.

"Kỷ nguyên Bồ Đào Nha", có thể nói, được khai mở bởi tư duy phóng khoáng và tính ham thích phiêu lưu của nhà thám hiểm danh tiếng: Hoàng tử Henry - Người đi biển (Henry the Navigator, 1394-1460). Sau ông, lần lượt những Bartolomeu Diaz, Pero da Covilhã và Afonso de Paiva từng bước chứng minh: Có thể đi từ Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương bằng đường biển.

Điều đó có nghĩa là gì? Đầu tiên và cuối cùng, là chuyện thiết lập một chuỗi cung ứng không đứt đoạn, đưa hồ tiêu cũng như các đặc sản châu Á về với thị trường châu Âu.

Đến một đế quốc đại dương

Ngày 8/4/1497, Vasco da Gama dẫn đầu một hạm đội 4 tàu rời cảng Lisbon. Ông cho đoàn thuyền của mình xuôi xuống phía Nam, đi qua quần đảo Canaries, qua cả các duyên hải Tây Phi mênh mang, đến gần Nam Cực, vòng qua Mũi Hảo Vọng (cực nam châu Phi), ngược lên Bắc, vượt Madagascar. Đến Malindi, ông cho các thuộc hạ dừng lại nghỉ ngơi. Và ở đây, Vasco da Gama gặp một người hoa tiêu Arab - một sự bổ sung hoàn hảo cho hải đoàn của ông.

Nhờ sự hướng dẫn của người hoa tiêu này, đoàn thuyền tiếp tục đi trọn bờ Đông châu Phi, đến gần vùng Sừng Châu Phi thì bẻ lái sang Đông, tiến vào biển Arab. Để rồi, ngày 20/5/1498, họ đến được Calicut, gần cực nam bán đảo Ấn Độ.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, cả tiểu lục địa Ấn Độ đang nằm dưới sự kiểm soát của đế quốc Hồi giáo Mogul. Và do đó, sự hiện diện của đoàn thuyền thương buôn Bồ Đào Nha (Thiên Chúa giáo La Mã) hoàn toàn không được chào đón bởi những đối thủ cạnh tranh Hồi giáo Arab. Theo trang History.com, năm 1499, thậm chí Vasco da Gama và các thủy thủ dưới quyền đã phải chiến đấu dữ dội để "mở đường máu" thoát khỏi Calicut.

Song, trước trận chiến ấy, ông cũng đã chính thức hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất: Mở ra tuyến đường biển nối từ châu Âu đến châu Á. Chính vì thế, chuyến hải hành này của Vasco da Gama được xem là mốc son thành tựu quan trọng nhất trong lịch sử hàng hải Bồ Đào Nha.

Vasco da Gama đặt chân đến Calicut.

Tháng 9/1499, ông về đến Lisbon. Như một lẽ tất yếu, Vasco da Gama bước lên tột đỉnh danh vọng. Ông được phong "Đô đốc Ấn Độ Dương" (Admiral of the Indian Ocean) và được quyền cai quản vùng Sines. Vua Manuel I cũng ban tước Quý ngài (Dom) vĩnh viễn cho Vasco da Gama, các anh chị em của ông và tất cả con cháu. Ông trở thành Bá tước Vidigueira, trở thành người Bồ Đào Nha đầu tiên không mang dòng máu hoàng tộc được phong danh hiệu ấy.

Và, sau cuộc thoát thân khỏi Calicut hai năm, Vasco da Gama đã trở lại Ấn Độ. Trong quãng hai năm đó, triều đình Lisbon đã cử một hạm đội khác tới Calicut, để xây dựng và bảo vệ điểm giao thương đầu tiên của mình - cũng là một nhịp cầu, một "căn cứ địa" nền tảng nhằm khuếch trương thanh thế đầu tiên được xây dựng - trên Ấn Độ Dương. Có điều, hải đoàn xấu số này bị tấn công, còn những người mà Vasco da Gama để lại năm 1499 thì đã bị thảm sát.

Vậy nên, năm 1452, Vasco da Gama thống lĩnh một hạm đội hùng hậu, gồm 20 chiến hạm, một lần nữa vòng qua mũi Hảo Vọng, thẳng tiến về Calicut. Trên hành trình, ông tấn công mọi chiếc thuyền Hồi giáo Arab. Ông đã buộc nhà cai trị Calicut phải giảng hòa, rồi trên hành trình trở về dọc theo bờ biển phía đông châu Phi, Vasco da Gama đã thiết lập thêm các thương điếm của người Bồ Đào Nha tại Mozambique ngày nay.     

Trở lại Bồ Đào Nha, da Gama đã nhận được thêm vô số đặc quyền và sự vinh hiển. Đồng thời, ông cũng tiếp tục tham mưu cho triều đình về các vấn đề Ấn Độ. Sau 20 năm ở quê nhà, vào năm 1524, ông được đề cử làm phó vương Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, đồng thời được điều đi giải quyết nạn tham nhũng trong chính quyền Bồ Đào Nha ở đây. Sau khi đến Cochin, Vasco da Gama đột nhiên đổ bệnh, và mất vào ngày 24/12/1524. Năm 1539, xương cốt của ông được đưa về Bồ Đào Nha để an táng.

Và di sản mà ông để lại, chính là những địa danh gắn liền với quyền uy của Bồ Đào Nha, từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương, từ Malindi đến Goa, qua Calicut tới Cochin. Vào thời điểm đó, không một cường quốc hàng hải châu Âu nào thiết lập được chuỗi hải cảng quan trọng như thế. Nhờ chúng, các đoàn thuyền Bồ Đào Nha luôn được cung cấp đầy đủ nước ngọt, lương thực dự trữ, bến tàu và xưởng mộc để sửa chữa thuyền, và cả  nơi trú chân khi thời tiết không thuận lợi.

Không chỉ vậy, đó cũng chính là những "căn cứ quân sự" thiết yếu, nhằm bảo đảm uy quyền tuyệt đối của đế quốc thực dân Bồ Đào Nha tại hải trình này. Và hơn thế, hay đúng hơn là nhờ thế, những nguồn lợi từ buôn bán hương liệu, gấm vóc hay đặc sản châu Á đã làm quốc khố của triều đình Lisbon dồi dào thêm gấp bội.

Và ở một khía cạnh khác, điều này cũng thúc đẩy khát vọng (hay đúng hơn là tham vọng) khám phá, chinh phục đại dương của các đại cường lục địa khác, như Tây Ban Nha, Anh, Pháp… mạnh mẽ hơn gấp bội.

* "Không có nhiều ghi chép được lưu lại về cuộc đời Vasco da Gama khi còn trẻ. Giới nghiên cứu quốc tế chỉ biết ông sinh năm 1460, trong một gia đình quý tộc. Năm 1470, năm mà Vasco da Gama 10 tuổi, cũng chính là năm Bartolomeu Diaz lần đầu tiên dẫn một đoàn thuyền châu Âu vượt qua mũi Hảo Vọng, đặt cơ sở thực tế cho việc xác định hải trình từ Lisbon đến châu Á.

* "Vào thời điểm Vasco da Gama tiến hành cuộc hải hành thứ nhất đến Ấn Độ, bờ biển phía Đông châu Phi hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của các hạm đội Arab. Do đó, trên đường đi, ông cũng đã liên tục phải giao chiến. Thậm chí, ở Mozambique, để được ghé thuyền vào bổ sung nước ngọt và lương thực, ông cùng thuộc hạ đã phải cải trang thành thương buôn Arab. Song, theo các thư tịch, trò nhập nhằng này bị phát giác, và Vasco da Gama đã cho nã đại bác vào thị trấn khi buộc phải rời đi.

Thiên Thư

Một ngôi chùa lâu đời ở Hàn Quốc đã bị thiêu rụi và người dân tại ngôi làng được UNESCO công nhận đã được lệnh sơ tán trong bối cảnh nước này vật lộn khống chế các đám cháy rừng tồi tệ đang hoành hành khắp vùng Đông Nam đất nước.

Ngày 25/3, Công an tỉnh Tây Ninh đã phối hợp cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) lấy lời khai Đào Xuân Lộc (SN 1991, ngụ Đồng Nai), Nguyễn Tuấn Anh (SN 1993, ngụ Ninh Bình), Nguyễn Anh Duy (SN 1993, ngụ Bình Định) để làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ cướp 2 triệu USD của bà P.T.M.L. (SN 1982, ngụ quận 3, TP Hồ Chí Minh).

Sau nửa ngày TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) cùng đồng phạm trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan, chiều 25/3, Hội đồng xét xử thông báo hoãn phiên tòa. 

Ngày 25/3, TAND TP Hồ Chí Minh đã tiến hành xét hỏi cựu Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình và 43 bị cáo trong vụ khai thác cát trái phép xảy ra tại tỉnh An Giang. HĐXX đã làm rõ hành vi, động cơ của từng bị cáo về việc tiếp tay cũng nhưng thực hiệc việc khai thác cát trái phép, thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 294 tỷ đồng. 

Ngày 25/3, TAND TP Cần Thơ mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt các bị cáo Mai Công Hưng (SN 1985) 9 năm tù, Vũ Văn Huyền (SN 1983), Đoàn Bá Quỳnh (SN 1986), Lương Duy Long (SN 1986), mỗi bị cáo 5 năm tù và Phòng Ngô Phú Nhân (SN 1978, tất cả cùng ngụ TP Cần Thơ) 14 tháng 27 ngày tù (bằng thời gian tạm giam) cùng về tội nhận hối lộ.

9h40’ ngày 25/3, TAND cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) cùng đồng phạm vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Trưa 25/3, Thượng tá Phạm Minh Thọ, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Hữu Quyết (SN 1997; HKTT phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hoá), để tiếp tục điều tra làm rõ hành vi sản xuất trái phép chất ma túy.

Trong mấy ngày gần đây, giá dừa tươi trên thị trường bắt đầu tăng, bình thường thị trường dao động từ 80.000-90.000 đồng/1 chục quả nhưng đến nay đã lên tới 120.000 đồng/ 1 chục quả. Trước diễn biến của thị trường khi mùa nắng nóng đang bắt đầu dự báo cũng sẽ tác động tới giá dừa xuất khẩu (XK).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.