Ban nhạc người mù nổi tiếng

17:05 04/08/2016
Baluji Shrivastav là một trong những nhạc sĩ đàn dây sitar Ấn Độ nổi tiếng trong thế giới âm nhạc. Năm 2010, Baluji thành lập ban nhạc Inner Vision Orchestra nhằm mục đích giúp cho những nhạc sĩ mù kiếm sống, đồng thời hướng đến một số vấn đề về tình cảnh của người mù.

Họ thường xuyên gặp gỡ nhau và hiện nay các thành viên đã trở thành những nhạc sĩ solo chuyên nghiệp. Baluji nói: "Các thành viên Inner Vision có thể chơi ăn nhịp mà không cần có sự tiếp xúc ánh mắt với nhau hay thậm chí có sự dẫn dắt của một nhạc trưởng. Khi chơi nhạc, chúng tôi hiểu được ý tứ của nhau".

Theo Baluji, tiếp xúc bằng ánh mắt là kỹ năng mà người sáng mắt sử dụng để hiểu được ý đồ của nhau. Thay vì dựa vào một nhạc trưởng, một nhạc sĩ sẽ bắt đầu đoạn nhạc và các thành viên còn lại chơi theo nhịp của người này.

Baluji Shrivastav (hàng trước, bên phải) và ban nhạc người mù của ông.

Chào đời tại bang Uttar Pradesh miền bắc Ấn Độ, Baluji được chẩn đoán mắc bệnh tăng nhãn áp lúc 8 tháng tuổi. Thời gian đó, một phụ nữ láng giềng nói với mẹ của Baluji rằng bà ta có thể chữa khỏi bệnh này bằng loại thuốc tự chế từ thuốc phiện và muốn thử với Baluji.

Baluji kể lại: "Bà ta đặt thuốc vào mí mắt tôi rồi băng lại trong 3 ngày. Nhưng khi tháo băng thì trên đó có một cục u. Mẹ tôi hỏi cục u nằm trên băng là gì thì được bà láng giềng bảo rằng đó là chất bẩn cần vứt nó đi". Thực ra cục u đó chính là con mắt của Baluji và con mắt còn lại của ông cũng bị tổn hại nghiêm trọng. Chẳng bao lâu sau, cậu bé Baluji bị mù hoàn toàn.

Baluji Shrivastav cho biết mẹ đã sớm nhận ra ông là "nhạc sĩ bẩm sinh" khi ông bắt đầu hát từ lúc 18 tháng tuổi. Bà dạy Baluji chơi đàn harmonium - một loại đàn đạp hơi giống như organ ở Ấn Độ. Lớn lên, Baluji được cho học Trường Mù Ajmer dành cho con trai ở bang Rajasthan miền bắc Ấn Độ.

Năng khiếu âm nhạc của Baluji nhanh chóng được phát triển song những nhạc cụ có ở trường đều được làm bằng quả bí ngô cho nên học sinh chỉ được sử dụng hạn chế. Một hôm, Baluji may mắn được sử dụng đàn sitar.

Bất chấp sự phản đối từ thầy giáo rằng nhạc cụ quá lớn so với độ tuổi của Baluji, cậu bé vẫn bắt đầu chơi đàn sitar. Lúc 10 tuổi, Baluji bắt đầu thành lập ban nhạc người mù đầu tiên của mình trong trường học, quy tụ hơn 80 nhạc sĩ. Lên 20 tuổi, Baluji đạt đến trình độ chơi sitar bậc thầy trước khi đến Pháp và sau đó đến Anh. Baluji Shrivastav từng hòa nhạc với ca sĩ người Mỹ Steveie Winder (cũng bị  mù) ở công viên Hyde Park (Anh).

Ngoài ra, Baluji Shrivastav còn biểu diễn chung với những tên tuổi khác trong làng âm nhạc như là nữ ca sĩ Scotland Annie Lennox, ban nhạc rock Anh Oasis và ban nhạc Anh Kaiser Chiefs.

Duy Ân (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文