Bí mật siêu du thuyền Britannia của Nữ hoàng Anh Elizabeth II

20:16 05/10/2018
Mặc dù những ngày đi biển của nó đã nằm lại phía sau, nhưng du thuyền Britannia vẫn là một “chứng nhân” quan trọng làm hé lộ cuộc sống vương giả của các thành viên trong hoàng gia Anh. Mời bạn đọc cùng khám phá một trong những biểu tượng cao quý của hoàng gia Anh.

Hoàng gia Anh có một truyền thống lâu dài với những chuyến xa khơi. chuyến đi biển đầu tiên là trên chiếc du thuyền chính thức mang tên HMY Mary (du thuyền HMY dành cho vua hay nữ hoàng Anh). Đây là món quà của Hoàng gia Hà Lan biếu tặng cho Vua Anh - Charles II vào năm 1660.

Thực vậy, trải qua hàng thế kỷ, Hoàng gia Anh đã sử dụng đến 83 chiếc du thuyền hoàng gia bao gồm chiếc gần đây nhất là HMY Britannia, Thường được gọi là "du thuyền hoàng gia cuối cùng".

Britannia đã ngừng hoạt động vào năm 1997, và dù đã có một số nỗ lực nhưng không thấy có dấu hiệu nào về việc ra mắt một chiếc Britannia mới trong tương lai gần. Mặc dù những ngày đi biển của nó đã nằm lại phía sau, nhưng du thuyền Britannia vẫn là một “chứng nhân” quan trọng làm hé lộ cuộc sống vương giả của các thành viên trong hoàng gia Anh. Mời bạn đọc cùng khám phá một trong những biểu tượng cao quý của hoàng gia Anh.

Giữ bí mật đến phút chót

Đây là chiếc du thuyền hoàng gia đầu tiên được thiết kế dành riêng cho các chuyến hải hành. Du thuyền Britannia được đóng bởi công ty John Brown & Co ngay cùng cảng tàu ở Clydebank (Scotland) nơi ra đời những chiếc tàu nổi tiếng của Hoàng gia Anh như Queen Elizabeth và Queen Mary. Với công suất 12.000 mã lực, chiếc du thuyền có thể chạy với vận tốc tối đa là 22.5 knot (25,89 hải lý/giờ), rất lý tưởng cho các mối bang giao đại dương.

Du thuyền của Hoàng gia Anh, chiếc Britannia. Ảnh: Super Yatch World.

Trước khi hạ thủy Britannia, Hoàng gia Anh đã sử dụng các du thuyền từ Hải quân Hoàng gia Anh hay thậm chí là tàu chở khách dùng cho các chuyến công du hải ngoại. Trong suốt 44 năm phục vụ, du thuyền HMY Britannia đã di chuyển được 1,1 triệu hải lý. Một sự kiện thú vị khác liên quan đến du thuyền Britannia, đó là nó được ủy nhiệm chế tạo ra chỉ 2 ngày trước khi vua George VI lâm bệnh, băng hà. Số là vua George VI đã đổ bệnh trong thời gian chờ đợi bản thiết kế tàu HMY Britannia, và quần thần chứa chan hy vọng rằng chuyến đi biển đầu tiên sẽ khiến bệnh tình của nhà vua thuyên giảm phần nào.

Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau khi cảng tàu John Brown (Clydebank, Scotland) nhận mệnh lệnh của vua George VI thì đức Hoàng thượng đột ngột băng hà vào ngày 6 tháng 2 năm 1952. Hơn 1 năm sau, chiếc du thuyền Britannia mới hoàn thành, trong suốt thời gian chế tạo thì cái tên của nó vẫn là một bí mật.

Cái tên này được giữ kín tối đa cho đến khi con tàu chính thức được hạ thủy vào tháng 4 năm 1953 (không đầy 2 tháng trước lễ đăng quang ngai báu của Nữ hoàng Anh-Elizabeth II). Có mặt tại bến tàu Clydebank trong buổi lễ hạ thủy, đích thân Nữ hoàng Anh-Elizabeth II đã khui một chai sâm-panh (điều được cho là xa xỉ khi hạ thủy một con tàu) và trịnh trọng tuyên bố: ""Trẫm đặt tên cho chiếc du thuyền này là Britannia… Trẫm chúc thành công cho tàu và cho tất cả mọi người đi cùng nó".

Biểu tượng của sang trọng và lịch sự

Có thời gian du thuyền Britannia được cải tạo như một bệnh viện. Khi con tàu được lên ý tưởng tức là không đầy một thập niên sau khi chấm dứt Đại chiến thế giới thứ II (ĐCTGII), các nhà thiết kế muốn biến con tàu càng tiện nghi càng tốt, do vậy họ đã tạo ra không gian mà đã biến một con tàu - cung điện đi biển cho hoàng gia thành một bệnh viện trên biển suốt trong thời chiến.

Phòng khánh tiết trên du thuyền HMY Britannia. Ảnh: Getty Images / Tim Graham Picture Library.

Hành lang chính của du thuyền Britannia đã được gia cố chắc chắn để có thể đậu máy bay trực thăng và khu giặt ủi được làm lớn hơn so với tiêu chuẩn tàu hải quân để có thể đón các bệnh nhân tiềm năng. Mặc dù du thuyền không bao giờ phải đón nhận bệnh nhân nhưng nó từng tham gia vào một hoạt động cứu hộ đó là giúp di tản các công dân Châu Âu từ Nam Yemen vào năm 1986. Mặt khác, một thời gian dài phục vụ trước khi biến thành bảo tàng, du thuyền Britannia đã có một lịch sử giàu màu sắc.

Các trụ cột màu vàng và trắng nằm bên boong du thuyền thực sự là một phần của tàu HMY Royal George (một du thuyền hoàng gia từng phục vụ Nữ hoàng Victoria). Tương tự như vậy, một số bộ khăn trải giường Nữ hoàng Elizabeth II chính là có từ giường của Nữ hoàng Victoria trên những du thuyền hoàng gia khác.

Bánh lái của du thuyền Britannia chính là được tháo ra từ một chiếc du thuyền đua có cùng tên HMY Britannia được đóng vào năm 1893 của vua Edward VII. Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng tế Philip đã thật sự quan tâm tới yếu tố sang trọng của khái niệm "du thuyền hoàng gia" khi họ bắt đầu giám sát dự án đóng tàu vào năm 1952, và bản thiết kế nội thất ban đầu của con tàu là của McInnes Gardner & Partners, thiết kế nội thất này được xem là quá xa hoa và không phù hợp cho một đất nước vẫn đang phục hồi từ cuộc chiến.

Cuối cùng, bản thiết kế nội thất đã được tái thiết kế bởi Sir Hugh Casson và nhận được những cập nhật chỉnh sửa những chi tiế rất nhỏ trong suốt 44 năm phục vụ của du thuyền Britannia.

Dù thiết kế cuối cùng của du thuyền Britannia được xem là khiêm tốn, nhưng nó vẫn phản ánh cuộc sống của tầng lớp quý tộc vua chúa Anh. Phòng khánh tiết được thêm vào 56 ghế, căn phòng này từng đón tiếp những nhân vật quan trọng như Winston Churchill, Noel Coward, Nelson Mandela và nhiều tổng thống Mỹ; ngoài ra du thuyền còn lắp đặt một cầu thang chính thức nơi Nữ hoàng sẽ xuất hiện để chào đón quan khách, những phòng ngủ riêng biệt và phòng nghỉ của hai vợ chồng Nữ hoàng và Hoàng tế Philip (công tước xứ Edinburgh); thêm nữa là một hệ thống điện thoại được thiết kế đặc biệt sao cho nó phù hợp với cấu hình độc đáo của điện thoại ở điện Buckingham.

Trong những năm hoạt động đầu tiên của du thuyền Britannia, nó còn là nơi hiện diện "long xa" Rolls-Royce Phantom V của Nữ hoàng Elizabeth II, chiếc xe này được nâng lên và hạ xuống trong một nhà để xe đặc biệt tại cảng Clydebank để Nữ hoàng có thể tự lái xe tại những địa điểm mà du thuyền cập bến.

Vương giả trên du thuyền

Vì chiếc "long xa" quá cồng kềnh nên cuối cùng Nữ hoàng Elizabeth II bắt đầu nghĩ tới việc sử dụng những chiếc xe khác tại cảng Clydebank, và bản thân nhà để xe được hoán cải lại thành nơi chứa bia. Cuộc sống trên boong du thuyền HMY Britannia khiến nhiều cận thần của Nữ hoàng phải choáng ngợp. Do uy tín và áp lực vị trí công tác, sĩ quan chỉ huy của du thuyền hoàng gia luôn là Phó đô đốc, phổ biến nhất là Chuẩn đô đốc.

Phòng ngủ của Nữ hoàng Elizabeth II trên du thuyền HMY Britannia. Ảnh: Getty Images / David Cheskin - PA Images.

Trong thời gian phục vụ trên du thuyền, các tướng tá và binh sĩ đều phải sử dụng ngôn ngữ ra dấu tay để giao tiếp thay cho mệnh lệnh nói bằng lời nhằm cốt yếu duy trì không gian yên tĩnh và kín đáo cho các thành viên hoàng gia. Britannia cũng là chiếc tàu cuối cùng của Hải quân Anh nơi các các tùy tùng theo hầu cận Nữ hoàng đều ngủ trên võng, hình thức ngủ này vẫn duy trì cho mãi đến năm 1973.

Có lẽ yếu tố bất thường nhất của du thuyền Britannia là ở bộ phận bánh lái. Trong khi phần lớn tàu thuyền khác, bánh lái thường được đặt trên để có thể nhìn ra phía trước con tàu, thì bánh lái của du thuyền Britannia lại được đặt bên dưới trong buồng lái, có nghĩa là những hoa tiêu lái tàu đang thật sự làm việc nhưng lại không thể nhìn thấy họ đang đi đâu. Các hoa tiêu đã sử dụng giọng nói từ buồng lái tàu để điều hướng chạy tàu.

Chuyện đi nghỉ mát tuần trăng mật của Hoàng gia Anh cũng ly kỳ không kém. Không dưới 4 cặp vợ chồng hoàng gia đã nghỉ tuần trăng mật trên du thuyền HMY Britannia (họ nghỉ trong căn phòng trên boong tàu có giường đôi, các  phòng khác là giường đơn). Công chúa Margaret bắt đầu truyền thống hưởng tuần trăng mật vào năm 1960 tại vịnh Caribe cùng vị hôn phu Anthony Armstrong-Jones, họ ăn uống hàng tối ngay trong "phòng trăng mật" của mình.

Mọi thứ lại không suôn sẻ với công chúa Anne trong tuần trăng mật của bà với Thuyền trưởng Mark Phillips vào năm 1973 - những con sóng biển cao 6m đã khiến hai vợ chồng say đứ đừ chỉ trong tuần đầu tiên họ đến vịnh Caribe bằng du thuyền Britannia. Thái tử Charles và Công nương Diana đã có tuần trăng mật tuyệt vời vào năm 1981 trên du thuyền Britannia ở biển Địa Trung Hải. Đội ngũ truyền thông trên du thuyền Britannia đã lèo lái báo chí khiến cho con tàu bị đặt biệt danh là "tàu ma".

Và chuyến đi nghỉ trăng mật cuối cùng trên du thuyền Britannia là của hai vợ chồng Hoàng tử Andrew và phu nhân Sarah Ferguson (nữ Công tước xứ York) vào năm 1986 khi cặp vợ chồng đi du lịch quanh Acores (Vùng tự trị của Bồ Đào Nha). Ngoài việc thực hiện những trọng trách ngoại giao thì du thuyền Britannia còn dùng cho các kỳ nghỉ của hoàng gia Anh.

Trong suốt các tháng mùa hè, hoàng gia Anh thường lên tàu đến một nơi gọi là Western Isles (phía Tây Scotland). Trên boong tàu, các thành viên sẽ chơi các trò chơi và tổ chức tiệc nướng khi lên đảo. Cầu thang trên boong du thuyền đôi khi còn được sửa lại thành đường trượt nước cho các tiểu hoàng tử và công chúa nô đùa. Chặng hải hành còn có khi dừng lại ở lâu đài Mey để thăm viếng Hoàng thái hậu Anh, hay dừng chân ở Aberdeen để

Nữ hoàng Elizabeth II có thể dừng chân ở cung thự mùa hè Balmoral yêu thích của bà. Với rất nhiều kỷ niệm xoay quanh du thuyền Britannia, vì thế không khó để hiểu vì sao việc dừng hoạt động du thuyền Britannia lại gây hụt hẫng cho các thành viên hoàng gia, dù ban đầu đã từng có ý kiến sẽ đóng một con tàu mới thay thế, nhưng cuối cùng chính phủ Anh đã không chi ngân sách cho kế hoạch này.

Sau khi nữ hoàng Elizabeth II chính thức rời du thuyền Britannia vào năm 1997 thì con tàu này đã được đặt ở cảng Leith (Scotland). Nó biến thành một bảo tàng nổi và là địa điểm tổ chức sự kiện. Tất cả các đồng hồ trên du thuyền đều ngừng ở múi giờ 3:01, là giờ mà đức Vua chính thức lên bờ. Dù hoàng gia Anh đã lâu không sử dụng du thuyền Britannia, nhưng nó vẫn có mối quan hệ với họ từ sau năm 1997.

Năm 2011, ngay trước đêm diễn ra lễ cưới, Zara Philips (cháu gái lớn tuổi nhất của Nữ hoàng Elizabeth II) đã thực hiện nghi lễ đón khách trên boong tàu Britannia. Mặc dù Hoàng thái hậu không tham dự, công chúa Zara đã tổ chức đám cưới với vị hôn phu Mike Tindall trên boong du thuyền cùng với mẹ đẻ và những người anh em họ như Hoàng tử Harry, Hoàng tử William và Nữ công tước Kate, Công chúa Eugenie và công chúa Beatrice.

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)

Ngày 20/7, trước diễn biến khó lường của cơ bão số 3, với nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến TP Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã phát đi công điện khẩn, yên cầu lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn, tập trung ở cấp độ cao nhất, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bão.

Bão Wipha (bão số 3) đã tăng lên cấp 11-12 (103-133 km/h) giật cấp 15. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào vùng ven biển Quảng Ninh - Ninh Bình ngày 21/7 với cường độ cấp 10-11, giật cấp 14. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã có chỉ dẫn, khuyến cáo người dân để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão.

Thông tin về tình hình giải ngân vốn đầu tư công ở các dự án trọng điểm, ông Đậu An Phúc, Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP Hồ Chí Minh (Ban Hạ tầng) cho biết năm nay Ban hạ tầng được giao giải ngân 12.029 tỷ đồng vốn đầu tư công. Tuy nhiên, đến tháng 6 vừa qua mới chỉ có hơn 912 tỷ đồng được giải ngân…

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng  cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 được Chính phủ tổ chức sáng nay (20/7),  thay mặt Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả triển khai Đề án 06 trong 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 của Đề án 06.

Trong lúc đang câu mực trên biển Thiên Cầm, một cơn giông lốc bất ngờ ập xuống khiến tàu du lịch chở theo 30 hành khách và 4 thuyền viên bị lật chìm trong đêm. Lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai các phương án cứu hộ và đã đưa được tất cả hành khách vào bờ an toàn.

Từ ngày 1/7/2025, xã Bến Quan (tỉnh Quảng Trị mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 4 đơn vị hành chính cũ, trong đó có Vĩnh Ô – địa bàn từng là “điểm đen” về nạn khai thác vàng trái phép suốt hơn ba thập niên qua. Từng là mái che của Trường Sơn đại ngàn và là mạch nguồn nuôi sống Bến Hải, Vĩnh Ô nay vẫn tiếp tục rớm máu bởi những nhát cuốc của “vàng tặc”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.