Bế mạc Liên hoan Sân khấu toàn quốc về “Hình tượng Người Chiến sĩ CAND” lần thứ II:

Cảm xúc trào dâng, lòng người bịn rịn

10:50 05/10/2010
Vở "Hoa thép" của Đoàn kịch Công an nhân dân và vở "Người thi hành án tử hình" của Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đoạt Huy chương Vàng. 7 vở diễn đoạt Huy chương Bạc và 5 vở diễn đoạt Huy chương Đồng. 25 nghệ sĩ được tặng Huy chương Vàng, 40 nghệ sĩ được tặng Huy chương Bạc và 32 nghệ sĩ được tặng Huy chương Đồng.

Tối 30/9, giữa tiết trời thu hiền hòa, tại khán phòng sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội, các cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Công an và Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch, đại diện cho 17 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong cả nước, cùng hàng trăm nghệ sĩ đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc, và đông đảo khán giả... những gương mặt người như muốn vỡ òa trong cảm xúc trào dâng. Sau 10 ngày, Liên hoan Sân khấu toàn quốc về "Hình tượng Người chiến sĩ CAND" lần thứ II đã khép lại, lòng người ai nấy đều chộn rộn, lưu luyến.

Tại không gian trang trọng bậc nhất này, trong những ngày qua, 19 vở diễn sân khấu của các thể loại như kịch nói, chèo, cải lương, dân ca, kịch hình thể đã đem đến cho khán giả thủ đô những câu chuyện kịch sâu sắc, hấp dẫn hay số phận đầy bất trắc của con người, vô vàn tình tiết gay cấn, ly kỳ, những xung đột nội tâm dữ dội, và cao hơn cả là các vở diễn đã phần nào lột tả hình tượng Người chiến sĩ CAND - những người anh hùng của thời chiến hay ở thời bình với phẩm chất sáng ngời - một tấm gương về đạo đức, về lý tưởng của người chiến sĩ "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ".

Tiết mục ca nhạc mừng thành công của Liên hoan nghệ thuật sân khấu về “Hình tượng Người Chiến sĩ CAND” lần thứ 2. Ảnh: Trang Dũng.

Vậy là ngày cuối cùng của tháng 9 năm Canh Dần, cái cột mốc đáng nhớ khi thời khắc giờ vàng Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi đang đến thật gần, hòa với niềm vui chung của Tổ quốc thì người nghệ sĩ có một niềm vui riêng, thật đặc biệt. 

Lễ bế mạc đã công bố kết quả của cuộc Liên hoan Sân khấu toàn quốc về "Hình tượng Người chiến sĩ CAND" với những giải thưởng của cá nhân và tập thể.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Tiến Thọ cùng Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương trao giải cho các nghệ sĩ đoạt Huy chương Vàng. Ảnh: Trang Dũng.

Trong hành trình cống hiến cho nghệ thuật, người nghệ sĩ đã làm nên biết bao điều có ý nghĩa, khi thể hiện vai diễn đã góp phần xây nên những vẻ đẹp tinh thần vừa ấm áp, vừa sắc bén, những cảm xúc lãng mạn và dữ dội, hóa thân và thăng hoa vừa để truyền tải nội dung cốt truyện, tình cảm, tính cách của nhân vật đến khán giả một cách chân thực nhất.

Sau những tháng ngày luyện tập miệt mài, học thuộc từng câu thoại,  nghiền ngẫm suy tư cho vai diễn, cuối cùng phần thưởng cho người nghệ sĩ thật xứng đáng biết bao.

Có thể trong số họ, có người không đoạt giải, hoặc giải chưa cao, nhưng buồn chi, vì đây là dịp hội ngộ quý báu để những người làm nghệ thuật trao đổi kinh nghiệm và học hỏi nghề nghiệp lẫn nhau.

Và, trong tâm trí khán giả thì một vở diễn thành công là nhờ công sức đóng góp của cả một tập thể, họ cũng có quyền tự hào vì đã gieo vào lòng khán giả ít nhiều cảm xúc và góp phần tạo nên sự thành công của vở diễn.

Thiếu tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND trao giải cho các vở diễn đoạt Huy chương Bạc. Ảnh: Trang Dũng.

Trong cuộc đời làm nghệ thuật của mình, người nghệ sĩ sân khấu đã, đang và sẽ đứng trên hàng trăm sàn diễn, hóa thân vào hàng chục, hàng trăm vai diễn có cá tính, số phận khác nhau, nhưng kỷ niệm về cuộc liên hoan lần này sẽ mãi là dấu ấn không bao giờ mờ phai trong tâm trí người nghệ sĩ.

Người nghệ sĩ được thả hồn quấn quyện vào vai diễn tại địa điểm trang trọng bậc nhất của thủ đô, đó là khoảnh khắc thời gian diễn trong giờ vàng của đất kinh kỳ 1000 năm văn hiến, đó là chủ đề duy nhất về hình tượng Người chiến sĩ Công an, và đó còn là mạch nối đầy ý nghĩa với sự kiện trọng đại của đất nước: Kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, 65 năm Ngày truyền thống CAND, 5 năm "Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ" tới cộc mốc chỉ vài ngày nữa thôi là tới Đại lễ Thăng Long - Hà Nội tròn nghìn năm tuổi.

Cuộc sống ngày hôm nay, tuy đời sống vật chất khấm khá hơn, Việt Nam hội nhập với bạn bè quốc tế, nhưng chúng ta không thể phủ nhận đời sống tinh thần vẫn còn những bất ổn, âu lo. Từ tham ô, tham nhũng, gây thất thoát tài sản nhà nước, vụ án kinh tế khổng lồ hay vụ án hình sự nghiêm trọng, bọn phản động với âm mưu xấu xa, vụ bắt cóc con tin, bán người qua biên giới... tất cả những ung nhọt này của xã hội, những khối u ác tính cần phải được quyết liệt bài trừ triệt để. Chính trong cuộc sống bộn bề, Lực lượng CAND đã gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân, đem lại sự tin tưởng và bình yên cho xã hội.

Lực lượng CAND là đại diện cho chính quyền, cho pháp luật, cho kỷ cương, cho một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Với lý tưởng sống cao đẹp để bảo vệ sự thanh bình dưới từng mái nhà, góc phố, người chiến sĩ Công an đã không quản thân mình, bất khuất và kiên cường trên mặt trận đấu tranh với tội phạm.

Chính từ chất liệu sống động của đời sống, dưới ngòi bút tài hoa và sắc sảo của các tác giả kịch bản, cùng với sự sáng tạo của đạo diễn và cả dàn diễn viên thăng hoa diễn xuất, hai giờ đồng hồ cho một vở diễn, đã mang đến cho khán giả một niềm tin, một tình yêu, một sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc về người CBCS CAND.

Trung tướng, nhà văn Hữu Ước, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND, Trưởng Ban tổ chức liên hoan tặng hoa chúc mừng Ban Giám khảo. Ảnh: Trang Dũng.

19 vở diễn có cốt truyện phong phú, đa dạng về đề tài: "Hình tượng Người chiến sĩ CAND" đã phản ánh trung thực, ngắn gọn, cô đọng nhất về những CBCS CAND. Đây cũng là thắng lợi lớn ở kỳ liên hoan này, nếu như Liên hoan Sân khấu về "Hình tượng Người chiến sĩ CAND" lần thứ I có 9 vở diễn về hình tượng Người chiến sĩ Công an thì Liên hoan Sân khấu toàn quốc về "Hình tượng Người chiến sĩ CAND" lần II có 19 vở.  Điều đó càng khẳng định chắc chắn, tình yêu nồng nàn của giới nghệ sĩ sân khấu với Lực lượng CAND và nhất là khi người nghệ sĩ đứng trên sân khấu hóa thân vào nhân vật để hiểu sâu sắc hơn về những người CBCS CAND.

Hơn bao giờ hết, người nghệ sĩ ý thức về trách nhiệm của mình là truyền tải thông điệp của vở diễn đến với khán giả, để công chúng có cái nhìn toàn diện hơn về Người chiến sĩ CAND, những con người vì sự thanh bình của Tổ quốc mà thầm lặng hy sinh, chịu bao khó khăn, gian khổ. Trong cuộc đấu tranh sinh tử giữa cái thiện và cái ác, người CBCS CAND đã nâng cao phẩm chất tốt đẹp, anh hùng của mình, chính điều đó đã làm công chúng đặt niềm tin vào cán cân công lý, kính trọng và yêu mến người CBCS CAND.

Và, liên hoan... còn có ý nghĩa, thông qua 19 vở diễn về "Hình tượng Người chiến sĩ CAND" đã xây dựng trong lòng các CBCS CAND một tình yêu và trách nhiệm về sứ mệnh cao cả, thiêng liêng của mình là mang lại trật tự trị an cho xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển đất nước. 10 ngày gắn bó, gần gũi, thân thiết các gương mặt nghệ sĩ, các đoàn nghệ thuật với khán giả thủ đô, giờ chia tay nhau, lòng người nao nao bịn rịn, hẹn ngày tái ngộ...

Cùng tinh thần và trách nhiệm cao, uy tín nghề nghiệp, sự công tâm, khách quan, 7 vị giám khảo về "Hình tượng Người chiến sĩ CAND" lần II đã đưa ra kết quả giải thưởng công bằng và chính xác.   

Danh sách các vở diễn đoạt giải tại Liên hoan sân khấu toàn quốc về “Hình tượng Người chiến sĩ CAND” Lần thứ II năm 2010

I. Huy chương Vàng:

Vở “Người thi hành án tử hình” (Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ)

Vở “Hoa thép” (Đoàn kịch Công an nhân dân)

II. Huy chương Bạc:

Vở “Một người tự xé xác” hay “Cuộc chiến” (Đoàn kịch nói Quảng Ninh)

Vở “Tiếng chuông” (Đoàn kịch I Nhà hát Tuổi trẻ)

Vở “Nửa đời về sáng” (Nhà hát chèo Thái Bình)

Vở “Cơn lốc đời người” (Đoàn Ca múa kịch Thái Bình)

Vở “Cuộc chiến không khoan nhượng” (Đoàn kịch nói  Nhà hát ca múa kịch Lam Sơn - Thanh Hóa)

Vở “Vòng xoáy” (Đoàn Cải lương Thái Bình)

Vở “Đời có đợi anh không” (Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ TP HCM)

III. Huy chương Đồng:

 Vở “Ngày thường không bình yên” (Đoàn nghệ thuật Thái Nguyên)

Vở “Giọt nắng mùa xuân” (Nhà hát chèo Hưng Yên)

Vở “Hoa hồng đỏ” (Nhà hát NT truyền thống Khánh Hòa)

Vở “Trái tim trong trắng” (Nhà hát kịch Hà Nội)

 Vở “Chim họa mi lại hót” ( Đoàn kịch nói Nam Định)

IV. Khuyến khích:

Vở “Tình Quê” (Nhà hát kịch Việt Nam)

Vở  “Vùng tối” hay "Đường hầm" (Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh TP HCM)

V. Giải đặc biệt cho vở kịch hình thể “Từ một ngã tư” của Đoàn 3 - Nhà hát Tuổi trẻ.

PV

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文