Chuyện của những nữ diễn viên đóng thế

12:15 06/01/2017
“Trong bộ phim thứ 2, tôi phải đóng cảnh quay với lửa. Gió thổi ngọn lửa táp cả vào mặt khiến tôi bị bỏng phần môi, mặt và cháy xém cả lông mày. Tôi phải dùng thuốc chữa trị trong suốt 2 tháng”. Trong một cảnh đóng thế khác, Geeta Tandon nhảy khỏi một tòa nhà và bị gãy xương sống: “Tôi được đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu và nằm liệt giường suốt 2 tháng”...

Làm diễn viên đóng thế sau cuộc chạy trốn gã chồng vũ phu

Geeta Tandon, một trong những diễn viên đóng thế (cascadeur) hàng đầu của Bollywood luôn xông pha vào những cảnh mạo hiểm chết người, đến với nghề này một cách tình cờ sau cuộc chạy trốn người chồng bạo lực.

Geeta Tandon nhớ lại: “Hắn thường bảo là nếu tôi bỏ hắn, tôi chỉ có nước làm gái mại dâm hay nhảy múa trong những câu lạc bộ múa thoát y mà thôi. Nhưng tôi luôn nhủ lòng sẽ không bao giờ làm những công việc nhơ bẩn như hắn nói”. Cho đến một ngày, có một phụ nữ đặt câu hỏi: “Cô có vóc dáng mạnh mẽ như con trai thế thì tại sao không thử theo nghề diễn viên đóng thế những cảnh mạo hiểm?”. Geeta Tandon trả lời ngay: “Vâng, có lẽ phải như thế”.

Lúc đó, Tandon chưa hề trải nghiệm công việc của diễn viên chuyên đóng những pha mạo hiểm bao giờ trong đời. Tuy nhiên, Tandon không muốn bỏ lỡ cơ hội có được việc làm được trả công hậu hĩnh.

Geeta Tandon, một trong những diễn viên đóng thế hàng đầu của Bollywood.

Không bao lâu sau đó, Geeta Tandon được tham gia trong bộ phim Shakira và thực hiện một pha mạo hiểm mà không hề được huấn luyện trước: ném người khỏi mép một tòa nhà. Sau khi được cột chặt những sợi dây cáp vào người, Tandon được đoàn làm phim trấn an rằng sẽ không bị thương, song cô vẫn không dám chắc chắn như thế. Lúc đó, Tandon thực sự rất sợ hãi, tim cô đập thình thịch như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.

“Tôi rất cần công việc làm. Cơ hội quá quan trọng đối với tôi”. Tandon cố hết sức tập trung lắng nghe những lời chỉ dẫn của đoàn làm phim và chú ý từng ly từng tí. Tandon nhảy khỏi mép tòa nhà và thành công ngoài sức tưởng tượng trước niềm hân hoan của mọi người.

Đó là công việc đúng nghĩa mà Tandon có được sau nhiều năm đau khổ. Mẹ Tandon qua đời khi cô mới lên 9 tuổi và người cha đã một mình nuôi dạy 4 cô con gái đến lớn trong khu nghèo nàn của thành phố Mumbai. Họ thường xuyên đói ăn. Không có tiền đóng học phí trường học, cho nên Tandon thường hay lẻn rời khỏi nhà để chơi cricket và những môn thể thao khác với bọn con trai ở khu phố lân cận. Do đó, Tandom trông giống như con trai và trở thành một cầu thủ cricket giỏi hơn bất cứ cậu bé nào lớn hơn cô 1 hay 2 tuổi.

Tandon tâm sự: “Chị gái tôi thường nói một cách khó chịu rằng hãy giống như con gái; mà thôi ăn mặc quần áo con trai đi! Nhưng tôi không bao giờ chịu nghe theo lời của chị”. Trong khi đó, cha của Tandon tỏ vẻ hết sức lo lắng trước tính tình hiếu động và ưa mạo hiểm của cô. Do lo ngại Tandom dễ bị con trai lợi dụng cho nên khi cô được 15 tuổi là người cha sắp xếp một cuộc hôn nhân cho cô với người đàn ông trong gia đình khá giả.

Ban đầu, Tandon run lên vì hồi hộp, vui mừng trước viễn cảnh một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng cuộc hôn nhân nhanh chóng trở thành địa ngục đối với Geeta Tandon. Cô nhớ lại: “Hắn đánh đập tôi mỗi ngày. Hắn đánh tôi đến hoa cả mắt”. Tandon từng toan tính uống thuốc độc tự sát 2 lần nhưng không được. “Mỗi ngày, cuộc hôn nhân là sự trừng phạt đối với tôi”.

Khi đến gặp cảnh sát để trình bày cảnh ngộ, họ quay lưng lại với cô. Sau mỗi cuộc chạy trốn về gia đình, Tandon đều bị lôi trở về nhà chồng bằng bạo lực. Cuối cùng vào một ngày, Tandon quyết định nếu muốn sống thì phải chạy trốn. Tandon nói: “Tôi không muốn trở thành kẻ ăn xin. Tôi phải tìm công việc làm. Thế nên, tôi đã bỏ trốn”.

Geeta Tandon khi sắp thực hiện một cảnh quay mạo hiểm.

Cuộc đấu tranh để sống còn đối với một phụ nữ đơn thân ở thành phố Mumbai tráng lệ của Ấn Độ buộc cô phải chấp nhận làm bất cứ công việc gì. “Mọi người trong xã hội của tôi rất nghi ngờ về người phụ nữ sống đơn thân. Nếu bảo với họ rằng mình chưa kết hôn thì sẽ không có ai cho thuê một căn phòng để ở”. Tandon di chuyển từ khu này sang khu khác mà chỉ kiếm được những công việc trả công bèo bọt. Sau đó, cuộc sống đưa đẩy Tandon đến với công việc mátxa.

Tandon thừa nhận: “Lúc đó, tôi không biết nhiều về thế giới. Tôi không hình dung được cơ sở mátxa là như thế nào và cũng không biết rằng đó là nơi làm việc của những lao động tình dục”. Không bao lâu sau, Tandon nhận ra sự thật kinh khủng. “Đám phụ nữ cười vào mặt tôi, bảo tôi có con cái để nuôi nấng mà lại không có học vấn thì liệu có thể làm được công việc gì khác hơn chứ?” Những lời nói ấy thực sự giống như sự bạo hành ngôn từ của người chồng.

“Tôi muốn làm công việc gì đó lương thiện. Tôi muốn làm sao mỗi khi soi gương đều không có cảm giác tội lỗi về công việc của mình”. Cuối cùng, Tandon có được cơ hội tham gia vào đoàn vũ công Bhangra. “Tôi là vũ công tồi song mọi người trong đoàn đều tốt bụng và họ luôn bảo bọc tôi”.

Chính trong môi trường này mà Tandon được giới thiệu đến với nghề diễn viên đóng thế những cảnh mạo hiểm trong phim trường Bollywood và từ đó làm nên tên tuổi.

Geeta Tandon cho biết: “Trong bộ phim thứ 2, tôi phải đóng cảnh quay với lửa. Gió thổi ngọn lửa táp cả vào mặt khiến tôi bị bỏng phần môi, mặt và cháy xém cả lông mày. Tôi phải dùng thuốc chữa trị trong suốt 2 tháng”. Trong một cảnh đóng thế khác, Geeta Tandon nhảy khỏi một tòa nhà và bị gãy xương sống: “Tôi được đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu và nằm liệt giường suốt 2 tháng”.

Nhưng vì kinh tế, Tandon không cho phép mình cứ nằm dưỡng thương mãi. “Bác sĩ bảo tôi phải nghỉ ngơi song tôi buộc phải trở lại làm việc ngay bởi vì tôi cần tiền để trả tiền thuê nhà và đóng tiền học phí cho 2 đứa con”. Thời gian trôi qua được 6 năm và Geeta Tandon đã trở thành một trong những những ngôi sao có kỹ năng cao nhất Bollywood.

Giã từ nghiệp đóng thế nhưng không giã từ cuộc đời

Olivia Jackson, người Nam Phi, một thời hành nghề người mẫu và là nữ diễn viên đóng thế từng đảm nhiệm nhiều cảnh quay nguy hiểm cho các nữ diễn viên nổi tiếng của làng điện ảnh thế giới như Charlize Theron, Rosie Huntington-Whitely, Milla Jovovich…

Cảnh quay mạo hiểm cuối cùng trong sự nghiệp đóng thế tiến hành vào tháng 9-2015 đã suýt nữa giết chết Olivia Jackson. Lần đó, trên phim trường “Resident Evil: The Final Chapter” (Vùng đất quỷ dữ, đã công chiếu tại Việt Nam vào tháng 6 - 2016), Olivia được giao đóng thế cho nữ diễn viên Milla Jovovich, cô thực hiện một cảnh lao môtô phân khối lớn với tốc độ cao trong một cuộc rượt đuổi nghẹt thở.

Olivia Jackson (ngoài cùng bên trái) trong tạo hình nhân vật đóng thế trên phim trường Vệ binh dải ngân hà.

Tai nạn kinh hoàng đã xảy ra trong cảnh này, khi Olivia lao vào “cánh tay cần cẩu” dành để đặt máy quay phim đối với các cảnh có góc quay rộng từ trên cao. Olivia rơi vào trạng thái hôn mê trong suốt 17 ngày. Trong suốt quá trình trị liệu của Olivia, các nữ diễn viên nổi tiếng từng được Olivia đóng thế trước đây như Charlize Theron, Rosie Huntington-Whitely và Milla Jovovich đã tích cực thăm hỏi cùng những sự quan tâm tới người đồng nghiệp thầm lặng.

Tai nạn thảm khốc xảy ra trên phim trường đã khiến Olivia Jackson mất đi cánh tay bên trái cùng nhiều chấn thương nghiêm trọng ở đầu, bị rách phổi khiến sự nghiệp diễn viên đóng thế của cô chấm dứt và cuộc đời cô lập tức rơi vào thời kỳ khủng hoảng. Rất may là anh David, chồng cô (cũng là một diễn viên đóng thế) luôn ở bên cạnh và động viên tinh thần vợ mình.

Sau một năm điều trị và dần hồi phục khỏi những chấn thương khủng khiếp cả về thể chất và tinh thần, Olivia Jackson đã bắt đầu có cách nhìn tích cực trở lại về bản thân và cuộc sống. Tháng 10-2016, cô đã nhận lời xuất hiện trên mặt báo để chia sẻ câu chuyện về nghề nghiệp nguy hiểm của mình cũng như việc chấp nhận chung sống với những gì đã xảy ra và chấp nhận rằng mình là một người khuyết tật để có thể học cách hòa nhập vào cuộc sống mới.

Cánh tay trái của Olivia đã phải phẫu thuật cắt bỏ, nửa gương mặt bên trái của cô cũng phải trải qua những ca phẫu thuật phục hồi chấn thương - chỉnh hình.

Hiện tại Olivia đang sinh sống tại hạt Berkshire, Anh, cùng với người chồng yêu thương, cô cho biết: “Đôi khi nhìn mình trong gương với một bên cánh tay không còn nữa, cơn buồn bã ập đến với tôi không ngừng lại được. Nhưng cũng chẳng có ích gì khi cứ ngồi buồn bã mãi về những gì đã xảy ra. Cánh tay đã mất cũng không trở lại với tôi. Tôi cũng rất nhớ gương mặt trước đây của mình, nhưng giờ tôi để kiểu tóc mới để có thể che bớt đi những vết sẹo lớn. Các bác sĩ phẫu thuật đã làm được những điều tuyệt vời khi ráp nối lại những rạn nứt của khung xương mặt, giờ khi soi gương mặt của mình, tôi thấy cũng tạm ổn”.

Tại kinh đô điện ảnh Hollywood, có vài nữ diễn viên đóng thế đã trở thành huyền thoại. Như Jeannie Epper đóng pha nguy hiểm đầu tiên khi mới 9 tuổi và từng đóng thế trong hơn bốn thập niên. Cha cô - John Epper là một trong những diễn viên nam đóng thế đầu tiên của Hollywood, từng đóng “đúp” cho Gary Cooper, Errol Flynn, Randolph Scott và cả Ronald Reagan (hồi nhân vật này còn chưa trở thành tổng thống Mỹ).

David cũng là một diễn viên đóng thế, luôn ở bên Olivia trong những giờ phút khó khăn nhất.

Việc nhìn nhận công sức đóng góp và tài năng của các diễn viên đóng thế đã được thể hiện qua “Giải diễn viên đóng pha nguy hiểm thế giới” tổ chức hàng năm (thành lập cách đây 4 năm) và đặc biệt trong bộ phim tài liệu “Double Dare”. Khác với các nam diễn viên đóng thế, không phải các nữ diễn viên đều là võ sư huyền đai. Họ thuộc nhiều thành phần. Alisa Hensley chẳng hạn, đóng thế trong khá nhiều phim ăn khách, từ The Whole Ten Yards (đóng thế Natasha Henstridge), Charlies Angels 2 (thế người đẹp tóc vàng Cameron Diaz), đến Collateral Damage (thế Lindsay Frost)... từng học văn chương Anh và tham gia phim trường khi còn học đại học.

Hollywood hiện có khoảng 200 nữ diễn viên đóng thế và theo như nhận xét của Amanda Micheli, người sản xuất bộ phim “Double Dare” thì “họ đúng là những người hùng trong đời thật”.

Duy Minh - Quang Hiếu (tổng hợp)

Được thử sức và rèn luyện trong môi trường làm việc quốc tế, tổ công tác trở về nước sẽ phát huy những năng lực, sở trường, kinh nghiệm hoạt động tại Phái bộ UNMISS, tiếp tục đóng góp cho công tác tổ chức, huấn luyện, triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) của Bộ Công an trong thời gian tới.

Theo một số người dân chứng kiến, khi người nhà và thợ đang tập trung tháo dỡ ki-ốt để sửa chữa thì bức tường lớn bất ngờ đổ xuống. Một số người đã chạy thoát ra khỏi hiện trường nhưng một số còn lại bị tường và trần đè lên gây tai nạn.

Sau một tuần xét xử và nghị án, chiều 15/4, HĐXX TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Văn Dõng (SN 1967) cựu Giám đốc xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa 3 năm 6 tháng tù về tội danh “Vi phạm quy định vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP) tỉnh Khánh Hòa ngày 15/4 cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) hàng ăn vỉa hè phố liên quan 12 học sinh Trường PTTH Nguyễn Văn Trỗi, phường Xương Huân, TP Nha Trang. Đây là một trong 4 vụ NĐTP đã xảy ra trên địa bàn Khánh Hòa và là một trong 3 vụ NĐTP trong giới học sinh.

Những ngày tháng 4, chúng tôi có mặt tại xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - 1 trong 3 địa điểm huấn luyện diễu binh của lực lượng CAND tham gia Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) khi công tác huấn luyện đã qua 2/3 chặng đường. Hàng trăm CBCS tham gia công tác huấn luyện và trực tiếp luyện tập diễu binh hai khối đứng nam An ninh nhân dân và Cảnh sát nhân dân đã khắc phục khó khăn, “vượt nắng thắng mưa”, đoàn kết, chấp hành nghiêm kỷ luật thao trường, hăng say luyện tập, tất cả vì ngày đại lễ của đất nước.

Sau một buổi xét xử vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát lãng phí”, gần trưa 14/4, HĐXX TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt bị cáo Phạm Đình Cự (SN 1956), cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và bị cáo Đỗ Duy Vinh (SN 1956), cựu Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Phú Yên cùng mức án 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文