Cosplay - một trào lưu đang lan rộng trong giới trẻ

10:30 19/06/2008
Ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, bạn có thể bắt gặp một "nhân vật" truyện tranh Nhật Bản, một ca sĩ của làng J-Pop, thậm chí có cả "những tên cướp biển, dị nhân X-Men, Lord of the Ring, Star Wars"... như trên màn ảnh. Đó chính là những người hâm mộ thần tượng của mình, hóa thân vào nhân vật mình yêu thích. Họ được gọi ngắn gọn là những cosplayer - người chơi trang phục.

Cosplay (hay còn được gọi với tên Kosupure) là viết tắt của costume play - một phần của nền văn hóa Nhật Bản đam mê việc hóa trang thành các nhân vật trong manga, anime, games, phim, các ban nhạc pop ở Nhật... Người ta cho rằng thuật ngữ “cosplay” là do Nov Takahashi (làm việc tại xưởng phim Studio Hard) tạo ra khi ông đang tham dự Hội nghị khoa học viễn tưởng Worldcon ở Los Angeles năm 1984.

Rất ấn tượng với đại sảnh và dạ hội hóa trang, ông đã gọi tên cosplay (rút ngắn của từ tiếng Anh “costume play”). Đối với nhiều người, cosplay đơn giản chỉ là hóa trang. Ngày nay, cosplay đã lan ra toàn thế giới dù cho ở các nước phương Tây, những lễ hội hóa trang đã có từ thế kỷ XVI. Điều khác biệt là các cosplayer có thể hóa trang bất cứ lúc nào, khi ra phố, đi chơi, tham gia lễ hội...

Tuy cosplay ngày càng phổ biến và lan rộng nhưng ngay tại quê hương của truyện tranh Nhật Bản, phần lớn người dân lại cho rằng trào lưu này có vẻ nhố nhăng, kỳ quặc, ngu ngốc và không đánh giá cao các cosplayer.

Thêm nữa, nhiều bạn trẻ không hẳn là xuất phát từ niềm đam mê thực sự đối với nhân vật. Họ chỉ muốn lấy cosplay để chứng tỏ mình, muốn bản thân nổi bật nên không thể hiện được tính đúng đắn của môn này.

Trong số đó, có cả những phần tử cô đơn, lạc lõng, vô phương hướng trước cuộc đời. Họ chìm đắm vào thế giới riêng rồi đôi lúc nổi loạn. Cosplay là mảnh đất lý tưởng cho họ thể hiện.

Nhưng không phải cosplay là xấu hoàn toàn. Cosplay cũng ẩn chứa tính nghệ thuật, sáng tạo và cả sự khắt khe. Cosplay cũng rất tốn kém và không phải ai cũng có thể gia nhập. Một bộ đồ cosplay thường được đặt làm riêng nên giá thành khá cao so với những bạn trẻ chưa tự mình kiếm ra tiền.

Bên cạnh đó còn là kiểu tóc, các loại phụ trang, hình thể cũng phải thật giống nhân vật mới đạt yêu cầu nên tất cả các điều kiện gộp lại cũng khiến cosplayer phải đầu tư công phu vượt bậc. Đặc biệt hơn cả, cosplayer ghi nhớ luật bất thành văn: chỉ được mặc bộ trang phục đó một lần khi đi tham dự vào các cuộc thi, không được mua hay sử dụng lại nên theo đuổi đến cùng niềm đam mê này không hề dễ dàng.

Xu hướng cosplay trên toàn thế giới là hoàn toàn không giống nhau. Ở Mỹ, Canada, Anh, cosplay thường khác với truyền thống ở Nhật. Cosplayer phương Tây lấy cảm hứng từ Star Trek, Star Wars, các thế giới khoa học viễn tưởng, các nhân vật thời kỳ Phục hưng, các nhân vật lịch sử, đặc biệt trong hội khoa học viễn tưởng trong khi xu hướng này không mấy phổ biến ở Nhật.

Và các cosplayer ở Mexico, Brazil, Argentina, Chile, Australia, Mỹ... cũng hưởng ứng nhiệt tình với những bộ trang phục xuất xứ từ Nhật bên cạnh các nguồn phong phú như truyện tranh, games, phim khoa học viễn tưởng, các chương trình truyền hình, những thước phim hoạt hình ngắn, tranh biếm họa, đoạn kịch, tiểu thuyết. Cosplayer còn sử dụng bất cứ nguồn nào cung cấp ý tưởng sinh động về một nhân vật và trang phục.

Khu vực châu Á như CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc, Hồng Công, Singapore, cosplay cũng có nhiều người hưởng ứng. Cosplayer tham dự lễ hội, sự kiện truyện tranh và hay lui tới những khu vực quen thuộc với giới trẻ.

Trước khi đến với bộ phim, buổi trình chiếu, đêm biểu diễn của nhân vật thần tượng, các cosplayer đã sẵn sàng trong trang phục của nhân vật mình yêu thích để được cùng sống, cùng thể hiện với nhân vật.

Cosplay còn có thể giúp các bạn trẻ yêu cuộc sống và yêu thích tham gia các hoạt động xã hội hơn. Vấn đề là cần phải có những sự kiện lành mạnh, những nhà tổ chức công phu và cả những người hiểu biết quỹ đạo các em đi đúng hướng của cosplay

Hà Bắc (tổng hợp)

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文