Dẹp cất những bức tượng ở "khu vườn kinh dị" Tây Ninh

22:00 08/10/2013

Nhận được lời đề nghị hỗ trợ của ông Phạm Chứng - dị nhân đắp tượng mặt người - sáng ngày 2/10 vừa qua phóng viên Chuyên đề ANTG có mặt tại khu vườn tượng của ông ở Long Hải, Tây Ninh. Vẻ mặt buồn phiền, lão nghệ nhân Phạm Chứng giãi bày: “Tôi rất mệt mỏi bởi những luồng dư luận trái chiều. Hôm nay, họ mời tôi ra Phòng Văn hóa huyện Hòa Thành để làm việc. Tôi run sợ lắm. Tôi muốn có sự chứng kiến của phóng viên…”.

8h30', phóng viên ANTG đi cùng ông Phạm Chứng đến Phòng Văn hóa huyện Hòa Thành. Lúc này trong phòng có thêm 6 người nữa. Trong đó có Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã Trường Tây (Hòa Thành, Tây Ninh).

Ông Khanh, Phó phòng Văn hóa cho biết: "Hôm nay, chúng tôi mời chú Phạm Chứng để trao đổi riêng chứ không phải làm việc, vì vậy chúng tôi không muốn anh có mặt nếu anh không phải là con cháu ruột của chú. 72 tuổi, chú vẫn còn sáng suốt để chịu trách nhiệm trước pháp luật thì không cần anh (PV) hỗ trợ". 

Hơn 30 phút sau, cuộc "trao đổi" kết thúc. Tại hành lang phòng họp, ông Khanh tươi tỉnh thông báo với chúng tôi: "Ổng (nghệ nhân Phạm Chứng) đồng ý tự nguyện tháo dỡ một số bức tượng có biểu hiện kích động bạo lực".

Bí thư Đảng ủy xã nói thêm: "Chúng tôi không quan tâm luật đúng sai như thế nào, quần chúng nhân dân không đồng ý cho ông trưng bày trong khu vườn thì chúng tôi phải thuyết phục ông dẹp bỏ, và ông đã đồng ý tự nguyện dẹp bỏ những bức tượng có biểu hiện hù dọa, kích động bạo lực".

Lão nghệ nhân Phạm Chứng và những đứa con tinh thần.

Sau khi mời chúng tôi vào phòng làm việc để trao đổi thêm, ông Khanh cho biết: "Ổng (Phạm Chứng) đồng ý đưa những bức tượng có biểu hiện bạo lực vào cất trong nhà. Những bức bình thường vẫn được phép để nguyên. Hiện nay trưởng phòng đi vắng nên chúng tôi không thể trả lời rằng, nếu ông Chứng xây tường rào quanh khu vườn che chắn tầm nhìn bên ngoài có được để nguyên hiện trạng hay không. Khi nào trưởng phòng về sẽ trả lời. Nhiệm vụ của chúng tôi là trao đổi và thuyết phục ông Chứng dẹp bỏ hoặc đưa vào nhà cất giữ những bức tượng có hình ảnh bạo lực mà thôi".

Trên đường trở về, lão nghệ nhân Phạm Chứng thở dài: "Tôi không muốn cũng đành hứa phải cất những đứa con tinh thần vào nhà thôi. Đây là cơn bão của đời tôi. Tôi tin rằng,  sau cơn mưa trời lại sáng. Năm này là năm hạn, đành chịu. Tôi hứa cất là tôi sẽ cất, nhưng tôi sẽ tiếp tục sáng tác. Những bức kinh dị đó chỉ là khởi  đầu cho một chuỗi sáng tác lên án những hành vi tội ác của con người. Vì chưa hoàn thành nên mọi người chưa hiểu hết ý đồ của tôi”.

Ông nói thêm: “Nếu ngày Halloween (ngày 31/10) sắp đến, doanh nghiệp nào đồng ý thuê khu vườn tổ chức lễ hội thì ông sẵn sàng hợp tác để lấy tiền làm từ thiện, ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão".

Hiện đã có một doanh nghiệp lên tiếng giúp ông kính phí để xây tường rào che chắn khu vườn và hỗ trợ ông tiếp tục sáng tác

Nông Huyền Sơn

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文