Hàn Quốc: Lao động nông nghiệp nhập cư bị đối xử như nô lệ

08:40 09/06/2015
Hàn Quốc phải dựa trên hàng ngàn lao động nhập cư đến từ khu vực Đông Nam Á để phát triển ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng chủ lao động đánh đập, lạm dụng người làm liên tục xảy ra và hiếm trường hợp bị trừng phạt.

Một người phụ nữ trẻ ngồi lặng thinh không nói, đôi mắt trĩu buồn, mệt mỏi, cô như muốn thét lên trong căn phòng chật hẹp. Giọng yếu ớt, cô sụt sùi khóc: "Tôi không muốn, tôi không muốn trở lại đó". Cô gái ấy 23 tuổi và đang sống ở một đất nước mà cô hầu như không biết.

Tina (tên nhân vật đã được thay đổi) một lao động nhập cư người Campuchia làm việc ở Hàn Quốc, bật đoạn băng ghi âm tố cáo ông chủ xúc phạm, đánh đập cô tại một trang trại trồng nấm ở Cheongju. Cô phải chạy trốn và tìm đến một trung tâm bảo trợ xã hội chuyên giúp đỡ lao động xuất khẩu, cô cho biết sau khi trốn khỏi nơi làm việc, trên người cô không một xu dính túi.

Đôi mắt Tina buồn u uất khi kể về những ngày bị ông chủ Hàn Quốc lạm dụng và đánh đập.

Theo Cục Quản lý lao động Hàn Quốc, hiện nước này có khoảng 250.000 lao động nhập cư, hầu hết đến từ Đông Nam Á, chiếm số đông là người Việt Nam, Campuchia và Thái Lan chủ yếu làm việc trong ngành nông nghiệp, xây dựng và công nhân sản xuất trực tiếp.

Tuy nhiên các biện pháp bảo vệ người lao động hầu như không có trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp chẳng hạn như quy định về giờ làm việc, ngày nghỉ trong tuần vẫn được hưởng lương và thời gian nghỉ trong ngày. Đơn thư khiếu nại, tố cáo chủ yếu đến từ lao động nông nghiệp nhập cư bao gồm lạm dụng tình dục hoặc đánh đập, làm việc quá giờ, quá sức mà không được trả công, nhà ở thiếu thốn tiện nghi, đặc biệt khu vệ sinh và có nguy cơ bị trục xuất.

Đó là vấn đề mà bà Norma Muico, đến từ Tổ chức Ân xá Quốc tế khẳng định đã tồn tại suốt chục năm qua. Chính phủ Hàn Quốc thừa nhận lao động nông nghiệp phải chịu những điều kiện rất khắc nghiệt, mặc dù họ đã tăng số lượng thanh tra các nông trường gấp đôi năm ngoái và đề ra chính sách ưu đãi bổ sung cùng chương trình tập huấn giúp người lao động nâng cao thu nhập. "So với lao động nước ngoài làm việc trong các ngành nghề khác nhau, lao động nông nghiệp thường phải đối mặt với điều kiện làm việc khó nhọc và thu nhập thấp hơn" - ông Pyo Daeum, Phó giám đốc Cục Lao động nước ngoài cho biết.

"Chính phủ Hàn Quốc hàng năm thanh tra từ 3.000 - 4.000 doanh nghiệp có thuê lao động nước ngoài và nghiêm khắc xử phạt đối  với những cơ sở xúc phạm, ngược đãi công nhân, vi phạm Luật Lao động. Tuy nhiên, các trường hợp bị phạt rất ít. Sau khi Chính phủ Hàn Quốc xác minh có gần 8.000 vụ bạo lực đối với lao động nhập cư, chỉ có 6 vụ được đem ra xét xử. Ủy  ban Nhân quyền Hàn Quốc (NHCRC) đã đưa ra bản cáo báo điều tra thực tế năm 2013 cho thấy quyền lợi của lao động nhập cư thường bị chà đạp. Một cán bộ điều tra nói rằng vấn nạn này đã ngấm sâu vào máu cũng như văn hóa người  Hàn Quốc bảo thủ.

Một lao động nhập cư Việt Nam, cũng thuộc diện bị ngược đãi, đang chăm sóc một ruộng nhân sâm ở miền Nam Hàn Quốc, thời gian làm việc có thể kéo dài đến 13-14 giờ/ngày và đồng lương rất thấp.

"Những ông chủ, bà chủ doanh nghiệp, trang trại Hàn Quốc đều nghĩ lao động nhập cư là nô lệ như trong quá khứ", ông Yook Seong-cheol - cán bộ điều tra NHRC phê bình Chính phủ Hàn Quốc thiếu trách nhiệm đối với lực lượng lao động nhập cư.

Hàn Quốc là điểm đến hấp dẫn đối với người lao động Đông Nam Á vì có thể hưởng lương 1.000 USD/tháng, gấp 10 lần so với ở quê nhà. Tuy nhiên, hầu hết họ phải vay mượn và trả lãi cao để trang trải cho hành trình xuất ngoại thoát nghèo, thường thì phải mất 2 năm, họ mới có thể trả hết nợ.

Ông Kim Yi-chan, cán bộ thuộc Tổ chức Earthian - cơ quan bảo vệ lao động quốc tế ở Hàn Quốc - rất bức xúc về tình trạng ngược đãi, lạm dụng người lao động, đặc biệt trong nông nghiệp. "Nơi ở dành cho lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp rất khó sống. Không ít người phải sống trong thùng container mà không có khu vệ sinh hay phòng tắm. Mùa hè nóng bức, mùa đông lạnh giá. Một số khu nhà trọ không có khóa và tối như hũ nút. Đặc biệt đối với lao động nữ, họ cảm thấy bất an khi phải sống trong nhà không có khóa".

Ông Kim Yi-chan mong muốn Chính phủ Hàn Quốc sớm loại bỏ Điều 63 Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động để tạo ra sự công bằng hơn dành cho lao động nông nghiệp nhập cư. "Tôi nghĩ Điều 63 cần được loại bỏ. Theo quan điểm của tôi, lao động nông nghiệp phải làm việc rất nhiều, nhưng họ được trả lương chỉ khoảng 60% so với lao động công nghiệp được thụ hưởng cùng thời gian làm việc như nhau. Nếu cứ như thế này, sẽ có người chết vì kiệt sức", ông Kim cảnh  báo.

Cuối tháng 5 vừa qua, Earthian tổ chức một chuyến đi dã ngoại qua đêm cho 40 người Campuchia, hầu hết ở độ tuổi 20 cần có thời gian thư giãn để giảm bớt căng thẳng sau những ngày tháng phải lao động cơ cực như nô lệ. Họ nghe nhạc Campuchia, chụp ảnh lưu niệm và nói với với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, họ vui đùa thỏa thích như ở quê nhà. Những chàng trai nhặt đá ném thia lia lướt theo những con sóng  trên mặt biển, trong khi đó những cô gái xòe ô nhảy múa dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng một tương lai bất định đang chờ họ ở phía trước sau khi hồi hương.

Phạm Anh Trúc (tổng hợp)

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文