Hãng thời trang nổi tiếng thế giới bị cáo buộc trốn thuế

20:55 07/02/2014

Vào ngày 12/1 vừa qua, Viện Công tố thành phố Milan (Italia) đã triệu tập hai vợ chồng doanh nhân nổi tiếng Miuccia Prada và Patrizio Bertelli, chủ sở hữu và nhà quản lý Công ty Prada SpA, một trong những hãng thời trang hàng đầu thế giới về hành vi trốn thuế.

Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2012, Ban lãnh đạo Prada đã cố ý chuyển trụ sở đăng ký kinh doanh sang 2 nước châu Âu khác là Hà Lan và Luxembourg, nhằm tránh được mức thuế suất cao ở Italia với số tiền lên tới cả tỉ euro.

Tuy trong nửa đầu tháng 12/2013, hãng đã chuyển trụ sở công ty mẹ về lại Milan và tái đăng ký hoạt động tại đây, đồng thời tự nguyện đóng 470 triệu euro cho cơ quan thuế vụ Italia là khoản tiền "khắc phục hậu quả" cho quá trình kinh doanh ở nước ngoài. Nhưng Cơ quan Cảnh sát Tài chính Milan khẳng định rằng số tiền đó vẫn chưa đủ, dựa trên những kết quả điều tra với bằng chứng không thể chối cãi.

"Ban lãnh đạo Prada phải tiến hành khai báo lại mức thuế cần phải nộp, nếu như không muốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh khai man và trốn thuế", đại diện Viện Công tố thành phố Milan khẳng định với báo giới. Vị đại diện cơ quan công tố cũng cho biết cùng bị triệu tập với vợ chồng Chủ tịch Hãng Prada là Kế toán trưởng Marco Salomoni, người chịu trách nhiệm chính trong các bảng kê khai báo cáo kinh doanh định kỳ.

Hãng Prada chuyên về các mặt hàng thời trang cao cấp do doanh nhân Mario Prada thành lập cách đây hơn một thế kỷ, vào năm 1913 với trụ sở chính đặt tại thành phố Milan, một trong những "kinh đô thời trang" của châu Âu và thế giới. Sau khi ông qua đời vào năm 1958, người con gái Luisa Prada nắm quyền kế nhiệm, đến năm 1978 bà Miuccia Prada là cháu ngoại của Mario Prada tiếp tục hưởng quyền thừa kế từ mẹ, trở thành chủ sở hữu thương hiệu thời trang danh tiếng, còn người chồng P. Bertelli được bổ nhiệm làm Giám đốc Điều hành Hãng Prada.

Các sản phẩm đa dạng của Prada như quần áo, mỹ phẩm, phụ kiện thời trang, đồ trang sức, nước hoa, điện thoại di động, đồng hồ, rượu vang... khiến hãng có tổng doanh thu hàng năm lên tới gần 2,5 tỉ euro, cùng đội ngũ nhân viên là 2.841 người làm việc tại hơn 250 cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở cả 5 châu lục.

Năm 2013, Hãng Prada được tạp chí Forbes của Mỹ xếp thứ 3 trong bảng danh sách những công ty thời trang đa quốc gia có lợi nhuận hàng đầu thế giới, chỉ sau 2 tổ hợp thời trang khổng lồ là Inditex của siêu tỉ phú người Tây Ban Nha Amancio Ortega và LVMH của tỉ phú người Pháp Bernard Arnault.

Cặp siêu minh tinh A. Hathaway và M. Streep trong buổi ra mắt giới thiệu bộ phim "The Devil Wears Prada" (từng công chiếu ở Việt Nam với tựa đề: Yêu nữ hàng hiệu).

Sự nổi tiếng của thương hiệu trứ danh này còn được kinh đô điện ảnh Hollywood "để mắt" tới, qua bộ phim ca nhạc hài "The Devil Wears Prada" (Cả yêu quái cũng mặc trang phục Prada) phát hành năm 2006, cùng với sự tham gia của 2 nữ siêu minh tinh người Mỹ Anne Hathaway và Meryl Streep. Với số lượng quần áo và phụ kiện thời trang được sử dụng làm đạo cụ khi quay, bộ phim này đã đi vào lịch sử như là sản phẩm điện ảnh có kinh phí trang phục tốn kém nhất.

Đồng thời kiệt tác "The Devil Wears Prada" đã đem về cho diễn viên gạo cội M. Streep 1 trong 8 giải Quả cầu Vàng vai Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, do Hiệp hội Báo chí nước ngoài ở Hollywood (HFPA) bình chọn.

Được biết, đây không phải là trường hợp đầu tiên một hãng thời trang Italia nổi tiếng bị cáo buộc trốn thuế, trước đó vào cuối năm 2012 cặp doanh nhân Domenico Dolce và Stefano Gabbana đồng sở hữu thương hiệu Dolce và Gabbana (D&G), đã phải nộp lại 400 triệu euro khoản tiền sang nhượng thương hiệu không khai báo để tránh vòng lao lý

Thu Hường (theo Corriere della Sera)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文