Hiểm họa lâu dài từ rác điện tử

07:15 07/02/2017
Sự bùng nổ tràn lan về mặt công nghệ đang khiến toàn cầu phải trả giá ngày một nhiều hơn. Từ năm 2010-2015, số lượng rác điện tử (RĐT) thải ra tại Đông Á và Đông Nam Á tăng thêm 63% - theo một báo cáo của trường Đại học Liên Hiệp Quốc (UN University).

Trung Quốc là quốc gia có lượng rác thải điện tử nhiều nhất so với nước khác trong khu vực. Các thiết bị điện và điện tử không thể luôn được tái chế hay loại bỏ đúng cách. Thay vào đó, RĐT thường bị chất đống rồi đốt bỏ, hoặc ngâm trong a xít để chiết xuất kim loại quý bên trong. Những cách xử lý này có thể làm ô nhiễm nước và không khí, về lâu dài dẫn đến các vấn đề ung thư, sảy thai, vô sinh cho những công nhân bị phơi nhiễm, khí thải hoặc tham gia tách lọc các hợp chất từ RĐT.

Chỉ trong hai năm qua, 16 triệu tấn RĐT vừa chứa nguyên liệu độc hại, vừa có giá trị được tạo ra, song hành với hiện trạng này là Trung Quốc và các nước châu Á khác đã và đang tái chế nhiều loại sản phẩm điện tử bỏ đi từ những quốc gia giàu có trong các khu sản xuất thô sơ và thiếu an toàn. Theo thống kê từ tổ chức phi chính phủ Basel Action Network, 40% máy in và màn hình máy tính cũ còn ở lại Mỹ, trong khi 60% còn lại hầu như được nhập khẩu bất hợp pháp sang châu Á.

Một bãi rác điện tử ở Trung Quốc. Ảnh: The Guardian.

Không dừng tại đó, nguồn RĐT ở Trung Quốc cũng tăng gấp đôi từ năm 2010 đến năm 2015. Riêng trong năm 2015, có 6,7 triệu tấn sản phẩm bỏ đi bao gồm tivi, điện thoại di động, máy tính, màn hình, đồ chơi điện tử và các thiết bị tiện ích khác nằm chất đống thành núi ở các bãi RĐT.

Các nhà kinh tế và nghiên cứu xã hội cho rằng, sự gia tăng nhanh chóng mặt của RĐT ở các nước châu Á, nhất là Trung Quốc, không chỉ có nguyên nhân từ việc bùng nổ dân số mà còn do số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh, họ có đủ khả năng chi trả cho nhiều sản phẩm khác nhau tất yếu dẫn đến gia tăng về nhu cầu.

Ông Ruediger Kuehr, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của Đại học Liên Hiệp Quốc cho biết: “Thu nhập tăng cộng với việc ngày càng nhiều sản phẩm điện tử tiện ích “tuổi thọ ngắn” ra đời như điện thoại di động (ĐTDĐ) khiến cho tình trạng này gia tăng ở châu Á. Mặt khác, thị trường mặt hàng điện tử ở Trung Quốc khá phát triển đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ sở hữu nhiều hơn một sản phẩm điện tử, nên họ có xu hướng thay đổi nhiều loại sản phẩm khác nhau”.

Theo Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), lượng RĐT thải ra trên thế giới là khoảng 40 triệu tấn/năm và loại rác thải này tăng nhanh gấp 3 lần so với các loại rác khác. Lượng tiêu thụ loại sản phẩm này liên tục gia tăng, đặc biệt là ở các nước đông dân và đang phát triển nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ.

Công nhân đang ngồi chọn lọc các loại rác điện tử và đập lấy phần kim loại bên trong.

Năm 2008, số lượng người sử dụng ĐTDĐ trên thế giới đạt 2 tỷ, trong đó chỉ riêng ở Trung Quốc, số ĐTDĐ mới bán ra đã lên đến... 150 triệu chiếc. Số các loại sản phẩm điện tử khác như máy tính, ti vi, máy chơi điện tử... bán ra cũng tăng từ 10% - 400% mỗi năm.

Đến năm 2010, trong tổng số 710 triệu máy tính mới sản xuất trên thế giới, 178 triệu là ở Trung Quốc và 80 triệu ở Ấn Độ. Ngoài ra, do công nghệ thay đổi liên tục, vòng đời của các thiết bị điện tử sẽ ngắn hơn, vì thế, RĐT sẽ nhiều hơn. Chẳng hạn, theo Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), vòng đời của một chiếc máy tính đã giảm từ 6 năm (năm 1997) còn 2 năm (năm 2005); còn vòng đời của một chiếc ĐTDĐ là dưới 2 năm.

Jason Linnell, Giám đốc Trung tâm quốc gia về Tái chế RĐT tại Mỹ (một tổ chức phi lợi nhuận), cho rằng sự gia tăng RĐT là khó có có thể đo đếm, và các quốc gia châu Á không ước lượng được được hậu quả của nó. Hiện tại, các quốc gia tại châu Mỹ và châu Âu tạo ra RĐT nhiều gấp 4 lần so với RĐT ở châu Á, nhưng đa số “rác” này lại được được xuất khẩu sang các quốc gia nghèo hơn. Do thiếu cơ sở hạ tầng, các loại RĐT không được tái chế an toàn như mong đợi, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về môi trường và y tế cho người dân nghèo.

Các nước đang phát triển với tốc độ nhanh hiện nay như Trung Quốc, Ấn Độ... có nhu cầu sử dụng các thiết bị tin học và điện tử công nghệ cao rất lớn. Quy mô sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người dân nên việc nhập khẩu rác điện tử là việc tất yếu.

Cần nhớ rằng, khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc rất lớn. Năm 2013, số lượng triệu phú ở Trung Quốc là 2,4 triệu người và đến năm 2015, con số này tăng gấp đôi.Trong khi đó, hơn 85 triệu người Trung Quốc có thu nhập dưới 1,25$/ngày, theo ông Zheng Wenkai, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Phát triển Chính phủ Trung Quốc cho biết.

Người đàn ông đang chọn lọc các loại rác điện tử tại Guiyu thuộc tỉnh Quảng Đông, nơi được xem là bãi rác điện tử lớn nhất Trung Quốc. Ảnh: The Guardian.

Các nước công nghiệp phát triển với việc xuất khẩu rác điện tử được coi là việc làm “cải thiện công bằng xã hội” khi những người dân ở nước nghèo được chuyển giao các tiện ích điện tử, máy tính, điện thoại như ở nước giàu. Mặt khác, các nước giàu né tránh mọi trách nhiệm xã hội đối với vấn đề RĐT và người dân các nước này vẫn duy trì thói quen tiêu dùng không bền vững: sử dụng nhiều thiết bị điện tử và thay đổi liên tục công nghệ theo thị hiếu tiêu dùng. RĐT từ các nước công nghiệp được nhập vào các nước nghèo với giá rất rẻ và thông qua nhiều con đường.

Ngay cả khi đã có luật cấm nhập khẩu RĐT, các nước nghèo vẫn rất khó khăn trong việc hạn chế lượng RĐT nguy hại vào nước mình. Thêm vào đó, lượng RĐT với các linh kiện cũ kỹ bị thải hồi không tận thu vào việc gì sẽ làm tăng chi phí xử lý tại các nước nghèo và cách giải quyết phổ biến là chất đống và đổ chung ra bãi rác sinh hoạt hoặc đổ ra sông hồ. Đây là cách giải quyết tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho cộng đồng vì trong bo mạch của điện thoại di động, tivi, màn hình máy tính, máy in... là những thứ chứa chất các chất độc hại như thủy ngân và chì.

Người dân ở nước nghèo sẽ được sử dụng đồ điện tử với giá rẻ hơn trước do nguồn nhiên liệu linh kiện từ RĐT có thể lấy được rất lớn. Một bộ phận người dân tại các nước nghèo có thêm sinh kế mới đó là thu gom, tận thu và tái chế một phần các loại linh kiện điện tử. Điển hình là thành phố  Guiyu, tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc là bãi RĐT (e-waste) lớn nhất thế giới. 5.500 doanh nghiệp tham gia xử lý khoảng 681.000 tấn phế thải từ máy tính, điện thoại di động và các thiết bị khác. Linh kiện thu gom được tái sử dụng trong những sản phẩm mới bán trên thị trường.

Sống chung với rác thải điện tử.

Theo các website của địa phương, khu vực này tháo dỡ 1,5 triệu pound (cân nặng Anh, 1 pound = 450g) máy tính, điện thoại di động và các thiết bị loại thải trong một năm.

“Ngành công nghiệp chân rết” này thuê dụng hàng chục nghìn người, phần lớn trong số họ là các xưởng gia đình nhỏ. Mỗi tấn phế thải linh kiện chứa lượng vàng nhiều gấp 17 lần so với một tấn quặng kim loại quý này và 40 lần so với đồng. Mỗi công nhân ở đây được trả 2 - 4 USD cho việc phân loại, tháo rời hoặc phá hủy các bộ phận. Các doanh nghiệp thu mua RĐT về để khai thác chì, vàng, đồng và nhiều kim loại khác nằm ở bảng mạch, hệ thống dây điện, chip và nhiều thiết bị điện tử khác. 80% số RĐT này có nguồn gốc từ nước ngoài, bao gồm cả Mỹ.

Việc kinh doanh RĐT đã đóng góp cho thành phố 75 triệu USD mỗi năm. Trong các sản phẩm bạn đang dùng, biết đâu có linh kiện thu gom này, chả thế mà hàng điện tử Trung Quốc nhiều thứ rẻ nhưng mau hỏng. Mặt trái của sự thịnh vượng từ RĐT là ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tro than đá (người ta dùng than để xử lý RĐT) được đổ xuống sông và kênh của thành phố làm ô nhiễm các giếng nước và mạch nước ngầm.

Theo Silicon Valley Toxics Coalition (SVTC), một tổ chức bảo vệ môi trường có trụ sở ở San Jose (California, Mỹ), RĐT có thể làm rò rỉ những chất độc chứa trong chúng như chì, thủy ngân và cadmium vào nước và không khí. Một chiếc máy tính bình thường có thể có tới hơn 300 loại chất hóa học có hại cho cơ thể, trong đó có thể chứa 1,8 - 3,8kg chì - một số lượng có thể gây nguy hại cho cả một cộng đồng nếu chúng bị thải ra môi trường.

Các loại rác thải điện tử rất có hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Trên PBC hoặc mối hàn nối của các linh kiện và CPU... cũng có rất nhiều chì. Kể cả khi được đưa vào các trung tâm tái chế RĐT, những rủi ro vẫn cận kề. Tại các trung tâm thường ở ngoài trời này, công nhân sẽ tháo rời các bộ phận để tái chế và vứt những phần không thể tái chế thành đống trong những bãi rác lộ thiên. Hậu quả là môi trường và sức khỏe người lao động bị ảnh hưởng.

Tại các trung tâm xử lý RĐT ở các nước đang phát triển, hầu hết người lao động sử dụng các cách thức truyền thống: dùng búa, đèn xì và tay trần để lấy kim loại, thủy tinh và các chất liệu có thể tái chế khác. Tình trạng ô nhiễm RĐT khiến tỷ lệ trẻ em ở Guiyu bị nhiễm chì rất cao. Đây cũng là nơi có lượng dioxin gây ung thư cao nhất thế giới và tỷ lệ phụ nữ sảy thai khá cao.

Trong suốt một thời gian dài, Trung Quốc chưa hề có pháp lệnh đối với chất độc hại trong các sản phẩm điện tử. Các sản phẩm điện tử nhập khẩu, tiêu thụ trong nước không hề bị ràng buộc bởi các quy định về hàm lượng chất độc hại. Mãi cho tới tháng 3-2007, các cơ quan liên quan như Bộ Thông tin, Cục Bảo vệ môi trường... mới chính thức ban bố "Biện pháp quản lý khống chế ô nhiễm từ các sản phẩm điện tử".

Theo đó, các sản phẩm điện tử sản xuất buộc phải dán nhãn chỉ rõ có hay không độc chất trong sản phẩm; nếu trong sản phẩm không có chất độc hại thì dán ký hiệu “e” màu xanh lá cây; nếu sản phẩm có chất độc hại thì phải dán ký hiệu cảnh báo màu vàng cam trên sản phẩm, đồng thời ghi chú tên gọi, hàm lượng của nguyên tố có độc đó, thời hạn sử dụng và thời điểm bắt buộc hủy bỏ sản phẩm. Nhưng giới chức Trung Quốc mới chỉ yêu cầu các doanh nghiệp "thể hiện rõ" 6 loại chất độc hại trong các sản phẩm điện tử, chứ chưa có quy định kiểm tra, xử phạt cụ thể.

Quang Hiếu – Lê Trí (theo New Scientist/Guardian)

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文