Hoàn cảnh khốn khó của báo chí Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng

10:30 22/08/2008
Mức độ tăng trưởng kinh tế bị giảm sút cùng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu tác động tiêu cực lên báo chí Mỹ. Cùng với mức định giá trên thị trường của các nhà xuất bản trong năm qua đã giảm xuống từ 50 đến 70%, một loạt các tờ báo đang bị thua lỗ nghiêm trọng khiến họ buộc phải giảm số lượng phát hành. Dù có nhiều ông chủ rao bán tờ báo của mình với giá rẻ mạt, nhưng không có nhà đầu tư nào dám mạo hiểm bỏ tiền vào ngành kinh doanh đang trên đà tụt dốc này.

Năm 2008 – Năm tồi tệ nhất của báo chí Mỹ?

Lợi nhuận từ việc đăng quảng cáo trên nhiều ấn bản báo chí đang giảm sút; lượng phát hành giảm; trong khi độc giả bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tín dụng và những khó khăn về kinh tế đang dần từ bỏ thói quen đọc báo mới bên ly cà phê buổi sáng - tất cả những dấu hiệu đó cho thấy báo chí Mỹ đang bước vào một thời điểm đặc biệt khó khăn.

Những kết quả thống kê cho thấy, thu nhập từ quảng cáo trên các báo giấy của Mỹ trong quý I năm 2008 đã giảm xuống 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Chẳng hạn như một trong những tờ báo nổi tiếng nhất tại New York - tờ The New York Times - đã tuyên bố tỉ lệ lợi nhuận từ quảng cáo của họ trong tháng 6 vừa qua đã giảm tới 16,4% (trước đó một tháng, con số này là 11,9%).

Tương tự như vậy, thu nhập từ quảng cáo của Gannett - tập đoàn truyền thông báo chí lớn nhất tại Mỹ - đã giảm sút tới 36%. The Washington Post, trong quý II năm 2008, lợi nhuận của báo giảm mất 2,7 triệu USD (trong khi vào quý II năm 2007, lợi nhuận là 66,8 triệu USD).

Và để giảm bớt mức độ sụt giảm lợi nhuận, nhiều tờ báo bắt đầu chính sách cắt giảm biên chế. Nhưng trớ trêu là biện pháp trên nhiều khi lại dẫn tới việc tăng chi phí trong một thời gian ngắn.

Chẳng hạn như khi tờ The Washington Post sa thải trước thời hạn 231 nhân viên, chi phí cho những cuộc đàm phán và trả tiền bồi thường cho họ đã lên tới 87,4 triệu USD. Cũng áp dụng chính sách này, tờ The Los Angeles Times đã giảm bớt tới 300 nhân viên và theo một số nguồn tin còn định sa thải thêm vài chục người nữa.  

Chịu số phận tương tự là khoảng 100 nhân viên của The New York Times, tờ báo trong lịch sử của mình đã giành được tổng cộng 98 giải Pulitzer, nhiều hơn bất kỳ một tờ báo nào khác.

Tình cảnh tồi tệ của báo chí Mỹ còn là bối cảnh cho một loạt những dự đoán chẳng lấy gì làm lạc quan, tựu trung đều nhắc tới khả năng mất dần chỗ đứng của báo giấy. Một trong những “nhà tiên tri” kiểu này là Tổng giám đốc Steve Balmer của Microsoft, người đã khẳng định tương lai của báo chí sẽ chỉ còn tồn tại trong môi trường Internet. 

Tác động từ thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Mỹ từ đầu tháng 7 qua đã lâm vào tình trạng khó khăn thực sự, khi một loạt các chỉ số cơ bản đều giảm xuống ít nhất là 20%. Chẳng hạn như cho đến đầu tháng 7, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 21%, chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 20%.

Tình trạng suy sụp chung của các thị trường chứng khoán tại Mỹ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị của các nhà xuất bản báo chí trên những thị trường này, tất cả đều sụt giảm trung bình từ 50 đến 70%. Điển hình trong chuyện này là Nhà xuất bản GateHouse Media - chủ nhân của tổng cộng 98 nhật báo và 292 tuần báo.

Nguồn vốn của tập đoàn này vào thời điểm ngày 1/8 vừa qua chỉ còn 25,58 triệu USD, tức là đã giảm tới 97,33% giá trị so với thời điểm một năm trước đó. Tương tự như vậy là giá trị trên thị trường của The Washington Post giảm đi tới 24%, The New York Times – 26%, Gannett – 52%.

Dù sao, những nhà khổng lồ trên vẫn còn có nguồn vốn ước tính tới vài tỉ USD, chưa tới mức lâm vào tình trạng thê thảm như Journal Register Company, chủ nhân của tờ New Haven Register cùng gần 100 đầu báo khác. Trị giá trên thị trường chứng khoán của nhà xuất bản này tính đến ngày 1/8/2008 chỉ còn có 600.000 USD, giảm tới 94,74% chỉ trong vòng một năm.

Thực trạng mất giá trị chung của các tập đoàn báo chí còn làm chùn chân các nhà đầu tư. Bị tác động về tình trạng bất ổn chung của thị trường chứng khoán, cuộc khủng hoảng tài chính, các nhà đầu tư đã không còn mặn mà trong việc mua cổ phiếu trong lĩnh vực phát hành báo chí, ngay cả đối với những tờ báo buổi sáng.

Chẳng hạn như tờ The Chicago Sun-Times đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm người mua, khi chủ nhân của nó ngay từ tháng 5/2008 đã tuyên bố sẵn sàng bán một phần hay thậm chí toàn bộ ấn bản này. Nhưng từ đó đến nay, tờ báo vẫn chưa tìm ra một nhà đầu tư nào tỏ ý muốn mua.

Vài tháng trước, Tập đoàn News Corporation cũng tuyên bố về dự định bán lại Nhà xuất bản Dow’s Ottaway và hiện giờ vẫn đang mỏi mắt tìm kiếm người mua. Tất nhiên dù trong những bối cảnh bất lợi, vẫn còn có những giao dịch được cho là khá thành công.

Chẳng hạn như ngay đầu năm nay, tờ Newsday đã được bán cho Tập đoàn Cablevision với giá 650 triệu USD. Còn theo số liệu của Ngân hàng Đầu tư Jordan Edmiston Group chuyên hoạt động trong lĩnh vực sáp nhập và mua lại các phương tiện truyền thông đại chúng, chỉ tính từ đầu năm 2008, tổng giá trị các giao dịch kiểu này là gần 900 triệu USD (tính cả vụ mua lại Newsday).

Con số trên thật ra vẫn còn quá khiêm tốn so với những giao dịch trị giá tới vài chục tỉ USD trong hai năm 2006-2007 trong lĩnh vực này. Cụ thể như vụ nhà tỉ phú Sam Zell mua lại Tập đoàn Tribune Company.

Trong năm 2007 đến lượt News Corporation của Rupert Murdoc mua lại toàn bộ Nhà xuất bản Dow Jones, Hãng McClatchy’s bán thành công một loạt các ấn bản như The Star-Tribune, The San Jose Mercury News...

Nhiều nhà phân tích vẫn đang hy vọng, những khó khăn của báo chí Mỹ trong năm 2008 chỉ là tạm thời, trong bối cảnh phần lớn các lĩnh vực kinh tế khác hoặc là đang phát triển chậm lại, hoặc là đang bị thua lỗ. Nếu đúng như vậy, khi nền kinh tế Mỹ nói chung thoát được khỏi giai đoạn khó khăn, báo chí Mỹ cũng sẽ qua được cơn bĩ cực này.

Tất nhiên, đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự tồn tại của báo giấy vẫn là độc giả, khi còn rất nhiều người vẫn có thói quen lật giở những trang báo vào buổi sáng, thay vì vào mạng để xem báo điện tử

Quỳnh Lai (tổng hợp)

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文