Học trực tuyến và trào lưu MV của thầy, cô giáo

07:19 08/04/2020
Có lẽ chưa bao giờ các em học sinh lại có một kỳ nghỉ xuân dài như vậy. Bởi đại dịch COVID-19, học sinh ở nhà học trực tuyến để đảm bảo sức khỏe. Nghỉ nhưng các con vẫn học online theo thời khóa biểu của từng trường đưa ra. Vẫn còn ý kiến trái chiều xung quanh việc làm thế nào để các con học đạt hiệu quả và hứng khởi theo dõi bài học để kịp với chương trình học, đảm bảo các kỳ thi...

Bên cạnh đó, nhiều trường đã nghĩ ra những cách thức tiếp cận để các em học sinh đồng hành cùng chương trình học theo cách sáng tạo rất riêng. Trong số đó là các MV (Music video - video âm nhạc) dựa theo các bài hát nổi tiếng nhưng đổi lời để phù hợp với thời kỳ "Chống Covid".

Dạy học thời online.

Tiến sĩ dạy toán và ca khúc chống đại dịch

Tiến sĩ Lê Thống Nhất, người thầy giáo từng giảng dạy khối chuyên toán Trường Đại học Vinh đã sáng tác nhạc chống dịch khiến cộng đồng mạng “dậy sóng” với ca khúc “Đánh giặc Corona”.

Bài hát với những ca từ dễ hiểu liên quan đến cuộc chiến chống virus Corona mới và các cách phòng tránh bệnh, dịch: "Dịch Corona đang truyền vào trong nước ta/ Đánh giặc Corona vì cuộc sống cho muôn nhà/ Không đến nơi đông người để dịch bệnh dễ lan ra/ Nghi nhiễm cần kịp thời mau đi khám, cách ly xa/ Mọi người khi đi ra nên đề phòng cho chính ta/ Nhớ khẩu trang ta mang vì lợi ích ta an toàn/ Nên nhớ khi đi về là cần rửa kỹ đôi tay/ Ai cũng vì cộng đồng, không lây nhiễm Corona".

Tiến sĩ Lê Thống Nhất cho biết, ông sáng tác bài này rất nhanh, chỉ chưa đầy 2 tiếng khi đang xem một bài vè chống virus Corona trong đợt dịch COVID-19 này do một giáo viên toán ở Trường THPT Tĩnh Gia 3 (Thanh Hóa) gửi đến ông. Ông đã có cảm xúc sáng tác ngay bài hát bởi đại dịch đang ảnh hưởng trực tiếp tới hầu hết các em học sinh trên cả nước và một phần, ông cũng muốn khích lệ tinh thần "Chống dịch như chống giặc".

Sau khi bài hát lan truyền trên mạng, đã có hàng triệu người tiếp cận bài hát của tiến sĩ Lê Thống Nhất và có nhiều bản làm lại (cover) ca khúc này.

Trong số những video được đăng tải trên mạng nổi bật nhất phải kể đến phiên bản của thầy giáo Hoàng Trung Thuấn, giáo viên bộ môn vật lý trường THPT Phan Huy Chú, Đống Đa, Hà Nội. Với chất giọng hào sảng, thông điệp rõ ràng, ca từ dễ hiểu và mạnh mẽ, clip của thầy đã tạo được sự chú ý và tán dương của đông đảo học sinh và các bậc cha mẹ học sinh. Không những thế thầy Thuấn đã nhờ các bậc phụ huynh, những người quen hỗ trợ để dịch lời qua nhiều thứ tiếng như Anh, Trung, Hàn, Nhật...

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang (ảnh chụp trước thời điểm đại dịch COVID-19).

Chia sẻ về điều này, thầy Hoàng Trung Thuấn cho biết, thầy là giáo viên vật lý nhưng kiêm làm công tác thanh niên của trường, ban đầu thầy chỉ định làm lại MV này với mục đích tuyên truyền chống đại dịch cho học sinh trường Phan Huy Chú, cũng là một sự khích lệ cho các em học sinh học online đạt hiệu quả nhưng thầy vô cùng ngạc nhiên vì khi lên sóng thì đã có tới hàng chục nghìn lượt người xem.

Thầy cảm thấy tự hào vì trong sự khó khăn gian khổ của các bác lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đội ngũ y, bác sĩ, của cả dân tộc thì thầy góp được một phần nhỏ bé của mình để cổ vũ tinh thần chống dịch hằng ngày, hằng giờ để bảo đảm sự an toàn, bình yên trước hết cho các em học sinh thân yêu, sau nữa là cho mỗi người có ý thức tự bảo vệ bản thân mình trước đại dịch.

Lời hát hóm hỉnh của thầy hiệu trưởng

Sau khi MV "Ông bà anh thời COVID-19” được công bố, nó đã lan tỏa nhanh chóng tới nhiều thế hệ khán giả. Ca khúc được nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội viết lại lời dựa theo ca khúc "Ông bà anh" của Lê Thiện Hiếu. Lời của bài hát hóm hỉnh dựa trên tiết tấu âm nhạc sôi động đã khiến cho nhiều người lắc lư theo điệu nhạc mà tạm thời quên đi những khó khăn trước mắt do đại dịch đang gây ra. Bài hát ngay lâp tức đã được nhiều phụ huynh, học sinh thích thú và chia sẻ trên các diễn đàn.

Sau này, chính ca sĩ Nguyễn Thiện Hiếu, tác giả của ca khúc "Ông bà anh" đã tự đệm đàn và hát lại ca khúc này. Mới đây, phiên bản "Ông bà anh thời COVID-19" được 2 bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện cũng được cư dân mạng đón nhận nồng nhiệt.

Cô giáo dạy văn Phạm Thái Lê của Trường Marie Curie chia sẻ: "Chúng tôi có một thầy hiệu trưởng rất thông minh, hóm hỉnh nên cũng khích lệ được tinh thần tới các giáo viên và học sinh. Khi có lời bài hát của thầy thì cũng nhiều hoạt động được tổ chức trong thời điểm học online. Tôi phụ trách dạy lớp 8 và lớp 9, hai lớp có hai mục tiêu khác nhau, lớp 9 thì đặt nặng kỹ năng để chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp nên lớp 8 sẽ được chú trọng hơn đến các hoạt động văn thể mỹ.

Tiễn sĩ Lê Thống Nhất.

Ngoài việc dạy để các con nắm được kiến thức trong chương trình thì chúng tôi khuyến khích các em làm bài tự luận, có thang điểm để chấm luôn trên máy và khi thiết kế được một chủ đề hấp dẫn, đúng thời cuộc nên các em rất hào hứng. Chẳng hạn như tôi cho các em làm tự luận về suy nghĩ của các em trước hành động từ thiện thời đại dịch hay về gian hàng thiện nguyện gây xúc động: "Ai chưa có thì lấy, ai đủ rồi thì thôi".

Những chủ đề này cũng khiến các em học sinh không tách mình ra khỏi thời cuộc mà được nắm vững, hiểu một cách sâu sắc sự nguy hiểm của dịch bệnh và cách phòng tránh nó. Sau mỗi tiết học, tôi vẫn lấy lại tinh thần cho các em bằng một bài hát quen thuộc để nhắc nhở các em giữ gìn bản thân phòng, chống dịch bệnh”.

Vì một "Trường học Online hạnh phúc".

Trường Nguyễn Siêu mới đây phát hành MV ca nhạc "Dạy học thời Corona" dựa trên phần nhạc bài hát "Để Mị nói cho mà nghe" được làm lại phần lời bởi các giáo viên tổ âm nhạc của trường. Sau khi làm xong phần nhạc, chính các thầy cô giáo của trường đã quay MV. Họ đóng vai các em học sinh lên lớp chính trong phòng học của các em thường ngày vẫn học và gửi tới các em học sinh để các em hứng thú với việc học online, không quên trường, quên lớp và đặc biệt, vẫn dành sự kiên trì trong học tập như đang học trên lớp học.

MV với sự vui nhộn, lời cải biên hóm hỉnh, đã tạo được hiệu ứng tới các thế hệ học sinh: "Chúng ta cùng đồng lòng dập nó/ Không cho lan rộng/ Nên phải nghỉ ở nhà đừng đi chơi/ Trường mình cũng chung vòng tay/ Đến hôm nay trường đã đổi mới/ Do đang chống dịch/ Nên học đổi mới online/ Cả thầy và cô đã sớm hôm thức khuya soạn bài/ Mong trò yêu giữ nguyên mạch học/ Đem kiến thức đưa vào trong bài giảng/ Đúng giờ trò online/ Dù là xa mong các con cứ vui, đừng buồn/ Gắng cùng nhau xóa tan dịch bệnh kia/ Luôn ghi nhớ không quên bài học/ Hãy ôn hằng ngày con ơi".

Không chỉ những dặn dò đơn thuần, các bài học và chương trình cũng được nhấn mạnh: "Nào là phải lo thi các môn checkpoint, A level/ I - G - C - S - E chẳng rời/ Nên giữ sức can trường cho việc học/ Dinh dưỡng cần ăn thêm/ Tập thể thao nơi thoáng mát áo quần gọn gàng/ Sáng chiều trưa tối hay lúc nào stress/ Hãy thư giãn nghe nhạc nhẹ nhàng/ Trước khi vào học online".

Các thầy, cô giáo trường Nguyễn Siêu trong một MV.

Được biết, tại ngôi trường này, không chỉ các giáo viên làm MV ca nhạc mà nhà trường còn phát động các con từ tiểu học đến cấp 3 tự làm MV ca nhạc ở nhà và gửi về cho nhà trường để chấm điểm, trao giải thưởng vào dịp đi học trở lại. Các con sẽ được khích lệ để vẽ về chủ đề đại dịch COVID-19, chụp ảnh, quay phim (tiểu học thì bố mẹ hỗ trợ) dọn bàn học, giúp đỡ việc nhà cho bố mẹ, tập thể thao, các hoạt động giải trí như múa hát theo lời của các nhạc phẩm cùng chủ đề đang được phổ biến trong thời gian qua để chung tay đẩy lùi đại dịch... đều được đưa vào để chấm giải thưởng.

Cô hiệu trưởng nhà trường, thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Thúy cho biết, sau khi phát động thì trang web của trường đã nhận được rất nhiều MV ca nhạc của các em học sinh các khối lớp, tạo tương tác giữa nhà trường, phụ huynh và học sinh. Các con đang tuổi ăn chơi, tuổi lớn, nên nếu chỉ cứ chăm chăm cho các con học online các kiến thức sách vở mà không tạo cho các con những hoạt động bổ trợ sẽ khiến các con bị nhàm chán.

Chị chia sẻ rằng, chị cũng là một người mẹ có con cùng độ tuổi nên hoàn toàn hiểu được tâm lý của các con mùa dịch phải ở nhà 24/24 và phải lên lớp học online đúng giờ và lịch học cũng khá dày đặc. Điều chúng ta cần quan tâm không chỉ là việc học tập của các con được duy trì như thế nào mà đằng sau đó là những yếu tố sức khỏe thể chất, tâm lý và tinh thần của các con.

Việc hạn chế giao tiếp và hoạt động xã hội khiến các con cảm thấy bí bách và căng thẳng hơn rất nhiều. Hành trình làm bạn với các con trong bối cảnh này có thể khó khăn hơn khi nhiều căng thẳng của chúng phát sinh, chúng có thể đóng cánh cửa giao tiếp với bố mẹ hoặc trở nên cáu bẳn, thậm chí ương bướng, khó bảo hơn.

Lúc này, bình tĩnh và kiên nhẫn là liều thuốc tốt nhất để giúp cho mối quan hệ gia đình giảm bớt căng thẳng. Nếu có thể, chúng ta hãy trao cho bọn trẻ một không gian riêng, để các con tự quyết định và thể hiện sự trưởng thành của mình. Bố mẹ có thể đặt niềm tin vào các con hào phóng hơn một chút, tuy rằng theo bà Thúy, điều này cũng khá mạo hiểm.

Việc chỉ ở nhà suốt ngày có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của các con về giá trị của bản thân, chúng ta nên trao cho các con sự tự chủ về thời gian, tự chủ trong việc tổ chức các hoạt động cuộc sống và khích lệ các con nhiều hơn để các con tập sống có trách nhiệm với bản thân ngay từ nhỏ. Sự đồng thuận, đồng hành của bố mẹ để cùng thầy cô kiến tạo lớp học, trường học trực tuyến hạnh phúc ngay tại nhà cho các con lúc này cần thiết hơn bao giờ hết...

Trần Hoàng Thiên Kim

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ ngày 9/5 (giờ địa phương) cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 37 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại do có những hành động được cho là “gây phương hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài hơn 70km, rộng trên 22.000ha. Nhiều năm qua, người dân tỉnh Thừa Thiên Huế sống ven vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã tận dụng diện tích mặt nước rộng lớn này để nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế. Để đảm bảo ANTT vùng đầm phá, Công an các xã ven đầm phá đã tăng cường tuần tra, thực hiện nhiều biện pháp giúp ngư dân chống nạn khai thác, đánh bắt tận diệt và trộm cắp thủy sản.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2023- 2024. Năm nay, Trường THPT Yên Hòa có tỷ lệ "chọi" cao nhất với 1/3,11, tức trung bình trên 3 thí sinh dự thi mới có 1 em đỗ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文