Hồi sinh loài voi ma mút

20:35 08/04/2012

Vào cuối kỷ băng hà cuối cùng cách đây 20.000 năm, vùng Eurasie là một khu đồng cỏ bao la, một thảo nguyên với nhiệt độ bình quân -100oC. Loài khổng tượng đã thích nghi với khí hậu đó nhờ bộ da ngoài có nhiều lớp cách nhiệt: lông dài 1m, lông nhỏ rồi đến lông tơ, lớp da và lớp mỡ dày. Chúng có đôi tai nhỏ, chiếc đuôi ngắn và miếng da che hậu môn để bảo vệ trước cái rét.

Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích về sự tuyệt chủng của loài voi khổng lồ này. Một giả thuyết cho là do một trận đại dịch khủng khiếp. Nhưng "giả thuyết này chẳng dựa vào chứng cứ nào cả và không giải thích được vì sao các giống loài khác trên thảo nguyên cũng bị tuyệt tích" - nhà khí tượng cổ sinh học Alain Foucault nhận xét.

Một giả thuyết khác gán nguyên nhân cho con người. Để dựng một cái lều của một người tiền sử phải cần đến 21 tấn xương khổng tượng. Và rất nhiều bức tượng hay đồ trang sức cũng được làm bằng ngà hay xương. Tuy nhiên, các thứ đó không lấy từ những cuộc đi săn mà thường được thu nhặt. Thời ấy có hàng trăm ngàn con khổng tượng sống tại Eurasie. Khi chúng chết đi, xác của chúng là nguồn thức ăn cho lũ chim, chuyên ăn xác chết và cả cho con người: 1 con khổng tượng, đó là 2 tấn thịt và 100kg ngà. 

Thế nhưng những cuộc săn không phải là thiếu vắng, thậm chí chúng còn đóng vai trò văn hóa và xã hội, nhưng chỉ là thỉnh thoảng. Con khổng tượng cao khoảng 3m và nặng gần 5 tấn, còn vũ khí ngày xưa lại rất thô sơ cho nên việc săn bắn gặp không ít khó khăn. Còn vấn đề đào hố để bẫy khổng tượng thì thật khó tin vì cho dù có một cái búa máy cũng khó mà đào được ở vùng đất Siberia đông cứng đến vài mét. Hơn nữa, còn có nhiều loài thú khác dễ săn hơn như linh dương, bò rừng…

Do vậy con người không phải là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của loài khổng tượng. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân chính là sự nóng lên của bầu khí quyển. Tuy nhiên, giả thuyết này không có được sự nhất trí trong giới khoa học. Bởi vì trước đó cũng đã có 2 lần khí hậu nóng lên nhưng loài khổng tượng vẫn yên lành. Thật ra chúng không chết vì sức nóng mà vì khí hậu nóng lên đã làm thay đổi môi trường nhiều hơn 2 lần trước. Khi rừng rậm đã thế chỗ cho đồng cỏ, loài khổng tượng không có thời gian để thích nghi với môi trường mới. Phần lớn quần thể đã bị tuyệt diệt, con cuối cùng chết vào năm 1700 trước Công nguyên.

Từ lâu giới khoa học luôn mơ ước có thể làm sống lại một con khổng tượng, và giấc mơ đó giờ đây có thể trở thành hiện thực. Ngày 13/3, các nhà khoa học Nga và Hàn Quốc đã ký thỏa ước hợp tác nghiên cứu để tạo ra một con khổng tượng. Những người ký kết là phó hiệu trưởng Vasily Vasiliev của Đại học Liên bang đông bắc Cộng hòa Sakha và nhà tiên phong nhân bản của Hàn Quốc Hwang Woo-suk ở Quỹ Nghiên cứu Sinh kỹ thuật Sooam.

Hwang Woo-suk là người đã nhân bản con chó đầu tiên tên là Snuppy vào năm 2005. Giờ đây các nhà khoa học muốn nhân bản một con khổng tượng từ các phần thu thập được trong lớp đất đóng băng ở Siberia. Quỹ Sooam sẽ bắt đầu nghiên cứu khi người Nga gởi những mẫu vật của khổng tượng sang.

Viện Hệ gien của Trung Quốc cũng nằm trong dự án này. Quỹ Sooam cho biết họ sẽ chuyển giao công nghệ cho Đại học Nga để nơi này cùng làm việc với một nhóm nghiên cứu của Nhật. Trước tiên và cũng khó khăn nhất là phục chế các tế bào khổng tượng. Các nhà khoa học sẽ cố phân lập những mô còn nguyên vẹn có chứa gien còn tốt.

Tiến trình sẽ là chuyển nhân tế bào soma chứa hệ gien đầy đủ của khổng tượng vào noãn không nhân của một con voi, có thể tạo ra được những phôi mang ADN của khổng tượng, sau đó lại đưa phôi vào dạ con của một con voi. Quỹ Sooam sẽ dùng voi châu Á để chuyển tế bào soma. "Đây là một công việc khó khăn nhưng chúng tôi cho rằng có thể được vì Sooam đã có kinh nghiệm trong kỹ thuật nhân bản loài vật" - Hwang Woo-suk cho biết. Quỹ Sooam đã nhân bản được 8 con chó đồng cỏ, con đầu tiên sẽ chào đời vào tháng 6 tới đây

M.L. (theo L'Express)

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文