“Kẻ được, người mất” khi tham gia hiệp định thương mại lớn nhất lịch sử

15:05 13/10/2015
Phải thừa nhận rằng TPP là văn kiện thương mại lớn nhất trong lịch sử bởi nó hạ thấp hàng rào thuế quan và nhiều hình thức bảo hộ khác tại 12 nước chiếm 40% nền kinh tế thế giới với tổng sản lượng kinh tế gần 30.000 tỉ USD.

Nhà Trắng ước tính hiệp định này sẽ dỡ bỏ 18.000 loại thuế quan đối với các mặt hàng chế tạo, đồng thời cho phép mọi người dân - từ người nuôi tôm ở Việt Nam đến nông dân nuôi bò sữa ở New Zealand - được hưởng thuế quan thấp hơn khi tiếp cận các thị trường trên toàn khu vực Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, những người chỉ trích - đặc biệt là ở Mỹ - cho rằng thỏa thuận này sẽ khiến nhiều nhân công trong ngành chế tạo ở Mỹ bị mất việc làm, làm giảm các tiêu chuẩn về môi trường, đồng thời làm tăng giá thuốc.

Tại  Nhật Bản: Ngành chế tạo ôtô và phụ tùng ô tô Nhật Bản có lẽ được lợi nhiều nhất bởi họ được hưởng thuế quan thấp hơn khi xuất khẩu sang Mỹ, vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ôtô Nhật Bản.

Tuy nhiên, Nhật Bản bị buộc phải giảm bớt một số hình thức bảo hộ cho nông dân trồng lúa, như lượng gạo nhập khẩu được miễn thuế phải tương đương 1% tổng số gạo mà nước này tiêu thụ. Nông dân nuôi gia súc có thể sẽ bị tác động nặng nề hơn cả khi mà thuế nhập khẩu thịt bò vào Nhật Bản trong 16 năm tới sẽ được từng bước giảm xuống còn 9% so với mức hiện nay là 38,5%, trong khi thuế nhập khẩu thịt lợn cũng sẽ giảm đáng kể.

Đối với Australia: Thỏa thuận này sẽ buộc Australia phải dỡ bỏ những khoản thuế nhập khẩu tổng trị giá khoảng 9 tỉ USD. Tuy nhiên, Australia sẽ được tiếp cận thị trường đường của Mỹ, trong khi Nhật Bản cũng sẽ giảm thuế đối với sản phẩm đến từ xứ sở chuột túi. Các sản phẩm hải sản và rau quả sẽ được hưởng mức thuế xuất khẩu thấp hơn, trong khi gạo và ngũ cốc sẽ được hưởng hạn ngạch xuất khẩu ưu đãi.

Việc giảm thuế nhập khẩu ở Mỹ và Nhật Bản cũng sẽ làm lợi cho các nhà máy dệt may của Việt Nam.

Australia và New Zealand đã thành công trong việc gây áp lực buộc Mỹ phải thỏa hiệp trong vấn đề thời gian các công ty dược phẩm được bảo hộ độc quyền đối với các dữ liệu mô tả quá trình sản xuất thuốc. Thời gian bảo hộ ít nhất là 5 năm - thay vì 12 năm như yêu sách của các công ty dược phẩm Mỹ - có thể làm giảm giá thuốc, đồng thời làm tăng tính cạnh tranh. Thuế quan thấp hơn đối với mọi mặt hàng từ sắt thép tới dược phẩm, máy móc, giấy và phụ tùng ôtô sẽ làm lợi cho các nhà sản xuất Australia.

Còn New Zealand: Có tới 93% khối lượng hàng hóa giao dịch của nước này với các nước đối tác TPP sẽ được giảm thuế, giúp New Zealand hàng năm tiết kiệm được khoảng 168 triệu USD. Ngành sữa, chiếm khoảng 1/4 lượng hàng xuất khẩu, sẽ tiết kiệm được gần 70 triệu USD mỗi năm.

Các thị trường chủ chốt như Mỹ, Nhật Bản, Canada và Mexico vẫn duy trì một số mức thuế quan đối với hàng hóa của New Zealand. Chẳng hạn, trong 5 năm tới, Canada chỉ đồng ý ấn định hạn ngạch nhập khẩu các sản phẩm sữa tương đương 3,3% thị trường sữa của nước này.

Thuế quan đối với thịt bò xuất khẩu của New Zealand cũng được dỡ bỏ, song Nhật Bản là ngoại lệ với việc thịt bò New Zealand vào thị trường Nhật Bản sẽ được giảm từ 38,5% xuống còn 9%. Thuế quan đối với tất cả các mặt hàng xuất khẩu khác như hoa quả, hải sản, rượu và thịt cừu cũng sẽ được hạ xuống mức bằng 0.

Riêng tại Việt Nam: Theo Tổ chức Eurasia, Việt Nam nằm trong số những nước được lợi nhiều nhất bởi lẽ TPP có thể giúp Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng 11% tới năm 2025, với việc xuất khẩu trong thời gian tới sẽ tăng 28% do các công ty chuyển nhà máy đến quốc gia có nhân công giá rẻ này.

Việc giảm thuế nhập khẩu ở Mỹ và Nhật Bản cũng sẽ làm lợi cho các nhà máy dệt may của Việt Nam và chi phí lao động thấp sẽ giúp nhà sản xuất Việt Nam giành được cơ hội kinh doanh từ tay đối thủ Trung Quốc. Tuy nhiên, những tác động của TPP đối với Việt Nam có thể bị hạn chế vì Việt Nam vẫn bị áp đặt những quy định ngặt nghèo về xuất xứ nguyên liệu.

Ngành hải sản sẽ được lợi nhờ thuế nhập khẩu tôm, mực ống và cá ngừ từ Việt Nam được xóa bỏ (mức hiện nay là 6,4%-7,2%). Mặc dù vậy, việc Việt Nam xóa bỏ các loại thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm dược (hiện trung bình vào khoảng 2,5%) sẽ dẫn đến cuộc cạnh tranh gay gắt hơn giữa các công ty trong nước và công ty nước ngoài.

TPP cũng sẽ tăng cường việc bảo vệ bằng sáng chế, khiến các công ty Việt Nam bị hạn chế tiếp cận các sản phẩm mới, do đó khó có thể sản xuất những loại thuốc mới.

Tại Malaysia: Các công ty quốc doanh của Malaysia có thể bị thiệt hại bởi TPP đòi hỏi công ty tư nhân cũng phải được hưởng quyền tiếp cận các hoạt động thu mua của chính phủ ngang với các công ty quốc doanh. Các nhà xuất khẩu hàng điện tử, hóa chất, dầu cọ và cao su sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất. Malaysia hiện là nhà xuất khẩu dầu cọ lớn thứ hai thế giới và là nước trồng cao su nhiều nhất thế giới.

Trung Quốc: Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có lẽ nằm trong số những nước bị thua thiệt nhiều nhất. Việc Trung Quốc từ chối gia nhập TPP vô hình trung giúp Mỹ thắt chặt các mối quan hệ thương mại trên toàn khu vực đồng thời thúc đẩy cái gọi là chiến lược xoay trục sang châu Á.

Hiện quan chức Trung Quốc đã phát tín hiệu muốn gia nhập hiệp định này trong tương lai. Trước mắt, theo nhà kinh tế Fielding Chen của "Bloomberg", các nhà xuất khẩu Trung Quốc có thể bị mất một số thị phần tại những nước đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam, vào tay Mỹ và Nhật Bản.

Bảo Trân (tổng hợp)

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文