Liban: Vụ bắt cóc cô dâu nhí

23:25 20/11/2013

Một cô gái chỉ mới 13 tuổi bị chủ nợ của cha bắt cóc để ép buộc làm vợ người con trai lớn của mình. Vụ án đang gây xôn xao tại Liban và thúc đẩy các nhà hoạt động bảo vệ quyền phụ nữ kêu gọi quy định một độ tuổi hợp pháp tối thiểu cho phép tiến đến hôn nhân ở quốc gia này.

Eva, cô bé 13 tuổi nạn nhân, bị bắt cóc vào đầu tháng 10 vừa qua ở vùng ngoại ô Beirut của người Shiite bởi một chủ nợ của cha để ép buộc làm vợ người con trai 23 tuổi của ông ấy. Vụ việc gây nên làn sóng giận dữ trong dân chúng đòi nhóm thống trị tôn giáo người Shiite rút lui và hủy bỏ liên minh với họ. Nhưng sau đó, bất chấp sự trở về của Eva, bọn người bắt cóc vẫn không bị bắt giữ và có lẽ cũng không một ai bị buộc tội.

Nhiều người Liban tin rằng vụ bắt cóc đã được giải quyết bởi tục lệ bộ tộc hơn là hệ thống luật pháp nước này. Tai họa ập xuống đầu Eva khi cha cô bé rơi vào cảnh nợ nần và chủ nợ ra tay bắt cóc đứa con gái nhằm gây sức ép buộc người cha trả hết nợ. Chủ nợ cũng quyết định gả ép Eva cho người con trai 23 tuổi là tín đồ dòng Shiite. Mặc dù biết tuổi của Eva còn quá nhỏ song hôn lễ vẫn được tiến hành.

Căn cứ theo luật pháp Liban, giới chức tôn giáo trong quốc gia gồm 17 giáo phái này có thẩm quyền đối với cộng đồng riêng của mình khi liên quan đến "các vấn đề cá nhân" bao gồm hôn nhân và tranh cãi trong gia đình. Sau khi vụ bắt cóc xảy ra, các nhóm quyền phụ nữ bắt đầu lên tiếng và cha của Eva đã làm đơn kiện ra chính quyền.

Trong khi đó, kẻ bắt cóc tuyên bố: cô gái đồng ý cuộc hôn nhân và còn xuất hiện trên truyền hình Liban phát ngôn mình yêu chồng. Khi sự nổi giận bùng phát mạnh trong dân chúng, lực lượng an ninh Liban mới can thiệp và giải phóng cho Eva. Ngày 29/10, Jaafari Mufti - thủ lĩnh tôn giáo dòng Shiite hàng đầu ở Liban - tuyên bố hủy bỏ cuộc hôn nhân.

Tuy nhiên, sự giải thoát cho Eva vẫn chưa mang đến sự thỏa mãn cho các nhà hoạt động bảo vệ quyền phụ nữ mà họ vẫn tiếp tục đấu tranh đòi chính quyền đặt ra hạn tuổi tối thiểu cho hôn nhân cũng như nâng cao vị trí của người phụ nữ trong xã hội và tôn trọng quyền của họ. Thêm vào đó là luật bảo vệ phụ nữ đối với nạn bạo hành trong gia đình và cưỡng bức hôn nhân bất hợp pháp.

Cuộc sống phụ nữ Liban luôn bị cô lập với xã hội.

Vụ việc này được coi là ví dụ điển hình cho bi kịch của phụ nữ Liban - một bi kịch sinh ra do sự đan bện vào nhau của thế lực tôn giáo, chính quyền yếu kém và luật pháp lỏng lẻo. Nhưng đối với du khách phương Tây, phụ nữ ở Liban có lẽ còn tự do hơn người đồng giới của họ ở các quốc gia Arập láng giềng.

Maryam, phụ nữ Syria, 31 tuổi, tị nạn ở Liban và là mẹ của 5 đứa con, cho biết: "Chúng tôi nhìn thấy được sự khác biệt lớn giữa phụ nữ Syria và phụ nữ Liban. Phụ nữ Syria yếu đuối hơn". Nhưng sự "tự do" của phụ nữ Liban thật ra chỉ là tương đối và thường phụ thuộc mạnh vào giai cấp cũng như tôn giáo.

Từ năm 2010, giới lãnh đạo tôn giáo hai phe Sunni và Shiite ở Liban đã ra sức ngăn cản sự ra đời của luật bảo vệ phụ nữ trước nạn bạo hành gia đình và cưỡng hôn bất hợp pháp. Theo nghiên cứu mới đây do các bác sĩ Trung tâm y khoa Đại học American ở Beirut thực hiện, phụ nữ Liban luôn đối mặt với bạo lực và sự nô dịch hóa trong cuộc sống thường ngày.

Nghiên cứu điều tra đối với 100 phụ nữ có chồng đến thăm khám ở trung tâm tư vấn phụ khoa, trong đó 91 người sẵn sàng hợp tác phục vụ cuộc điều tra. Kết quả cho thấy, 40% người vợ thường bị chồng đánh đập, 1/3 thường bị chồng lợi dụng tình dục và 2/3 khác bị chồng ngược đãi bằng ngôn từ. Còn hơn 1/5 trong số đó cho biết họ bị chồng cấm có cuộc sống xã hội.

Điều làm các bác sĩ điều tra cảm thấy bất ngờ nhất là phụ nữ Liban âm thầm chấp nhận cuộc sống như tù ngục của họ

Di An (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文