Liệu pháp trở về với thiên nhiên

15:10 18/01/2017
Nhà văn Scotland nổi tiếng Robert Louis Stevenson từng mô tả rừng cây thiên nhiên có lợi cho sức khỏe tâm thần con người và những khu rừng thường là nơi mà chúng ta hay tìm đến để giũ sạch mọi thứ hắc ám ra khỏi đầu óc.

Đó là lý do mà cựu hướng dẫn viên du lịch hoang dã Amos Clifford thành lập Hiệp hội Liệu pháp Rừng và Tự nhiên năm 2012. Ông sáng lập một nhóm “liệu pháp rừng” để quảng bá cho một dạng chăm sóc sức khỏe phòng bệnh mới gọi là “tắm với rừng” (forest bathing) – nghĩa là sử dụng cả 5 giác quan để hấp thu bầu không khí của một khu rừng.

Amos Clifford giảng giải: “Nếu so sánh với các cách thức hòa mình vào thiên nhiên khác mà chúng ta từng biết đến – ví dụ như đi tản bộ - thì “forest bathing” có sự khác biệt bởi vì dạng này liên quan chặt chẽ với thiền định hay trầm tư mặc tưởng.

Với liệu pháp của Clifford, một nhóm từ 6 đến 15 “người tắm” đi tản bộ chỉ khoảng 800 mét trong 3 giờ. Liệu pháp rừng cây sẽ giúp tâm thần và cơ thể thư giãn cũng như là cách hữu hiệu nhất để tránh xa mọi thiết bị công nghệ hiện đại gây stress.

Cây xanh trong tự nhiên giúp giảm stress nơi con người.

Nghiên cứu mới nhất từ công ty Kleiner Perkins, bang California tiết lộ, người Mỹ sử dụng trung bình 9,9 giờ mỗi ngày để dán mắt vào màn hình TV, máy tính bảng, smartphone và máy tính cá nhân hay laptop. Những con số thậm chí còn đáng báo động hơn ở Trung Quốc, Philippines và Indonesia.

Một số chuyên gia còn lo ngại chúng ta đang trở thành nô lệ cho công nghệ hơn là kiểm soát nó. Trong một phiên liệu pháp rừng điển hình mà ở đó sự sử dụng thiết bị công nghệ được khuyên từ bỏ (chứ không cấm), Clifford đề ra một loạt những câu hỏi giúp cho những người tham gia ngắt kết nối với thiết bị công nghệ.

Ví dụ như: đất ẩm có mùi như thế nào? Kết cấu vỏ cây như thế nào? Các bạn có nghe thấy tiếng gió luồn qua cây rừng hay không? Clifford giải thích, bằng sự tắm mình trong không khí rừng cây, chúng ta sẽ có cơ hội điều chỉnh lại hệ thần kinh cũng như biến chính cơ thể chúng ta thành cỗ máy chữa bệnh.

Tĩnh tâm trong rừng được coi là liệu pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rõ việc bỏ ra một khoảng thời gian để trải nghiệm với rừng cây có những hiệu quả rõ ràng đến cơ thể - từ hạ huyết áp cho đến khôi phục năng lượng và chống trầm uất. Theo kết quả một nghiên cứu năm 2015 của nhóm nhà khoa học Đại học Stanford ở California (Mỹ), việc đi bộ trong công viên có nhiều cây xanh giúp đưa luồng máu đến một vùng não kết hợp với sự trầm tư – trạng thái tâm thần mà các nhà nghiên cứu cho rằng thường mất cân đối nơi người dân thành thị.

Một số nghiên cứu tương tự cũng cho thấy những người lớn thường xuyên đi bộ giữa không gian xanh của cây cối sẽ có được trạng thái tập trung tinh thần tốt hơn và giảm bớt trầm uất hơn những người không đi bộ như thế. Steve Jobs, CEO quá cố của Apple, nổi tiếng với việc tiến hành những cuộc họp trong khi đi bộ ngoài trời.

Liệu pháp rừng rất phổ biến trong thế giới hiện nay.

Cơ quan Lâm nghiệp Nhật Bản là đơn vị đầu tiên tạo ra thuật ngữ “tắm với rừng” – hay “shinrin-yoku” – vào năm 1982 và từ đó, nó trở thành yếu tố mấu chốt của lĩnh vực y tế phòng bệnh nước này. Trong thập niên qua, chính phủ Nhật Bản cũng ưu ái tài trợ hơn 10 triệu USD cho nghiên cứu nghệ thuật “tắm với rừng” – theo Qing Li, giáo sư Trường Y Nippon ở Tokyo và chủ tịch Hội Y khoa Rừng Nhật Bản.

Nghiên cứu của Qing Li chứng minh rằng hệ thần kinh con người hoạt động ở mức tối ưu nhất trong không gian rừng cây thiên nhiên. Giáo sư Qing Li (cũng là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về “shinrin-yoku”) giải thích: “Nó có hiệu quả tương đương với liệu pháp hương thơm tự nhiên”. Cây cối trong tự nhiên phát ra những mùi hương đặc trưng như là phytoncide (loại hoạt chất do cây xanh tiết ra để tự vệ trước sự tấn công của côn trùng và mối mọt) mà Qing Li tin rằng có thể giúp tăng cường sức mạnh những tế bào sát thủ tự nhiên trong cơ thể chúng ta giúp ngăn ngừa bệnh tật.

Phytoncide sau khi được cơ thể hấp thu sẽ có tác dụng giảm huyết áp, stress và tăng cường hệ miễn dịch. Nghiên cứu của giáo sư Qing Li cũng phát hiện khoảng thời gian trải nghiệm với rừng cây giúp giảm bớt hormone gây stress gọi là cortisol, đồng thời tăng cường năng lực tinh thần cũng như các giác quan. Nghiên cứu của Qing Li cũng nhận định “shinrin-yoku” giúp ngăn ngừa một số bệnh như là ung thư, các bệnh về tim mạch và hội chứng trao đổi chất.

Nhật Bản không chỉ là quốc gia duy nhất khám phá năng lượng siêu nhiên của rừng cây có thể giúp phòng chống bệnh tật. Ví dụ, Cục Lâm nghiệp Hàn Quốc có kế hoạch thiết lập 34 khu rừng chữa bệnh công cộng và 2 trung tâm chữa bệnh bằng rừng cây vào cuối năm 2017. Và ở Scandinavia (khu vực Bắc Âu đặc biệt phong phú nhiều thảm rừng xanh tươi), đất nước Phần Lan thành lập một lực lượng đặc nhiệm được chính phủ tài trợ chịu trách nhiệm quản lý rừng và sức khỏe con người từ năm 2007.

Trẻ em sẽ có óc sáng tạo hơn khi được tiếp xúc với tự nhiên.

Ngoài ra, chính quyền Phần Lan còn cho trồng rất nhiều cây xanh gần những trường học và tòa nhà văn phòng. Hiện nay, trên khắp đất nước Nhật Bản có khoảng 62 khu vực rừng cây nhân tạo được tạo lập gần những đô thị lớn và trong nhiều trường hợp được liên kết với các trung tâm y tế lân cận. Những khu vực rừng cây xanh liệu pháp này đang trở nên phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp ở Nhật Bản.

Giáo sư Qing Li cho biết: “Nhiều công ty ký hợp đồng với những khu vực liệu pháp rừng tại địa phương của họ để tổ chức những cuộc họp, triển khai những khóa đào tạo nhân viên mới, hay sử dụng để kiểm soát stress”.

Hiroshi Mikitani, CEO tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Rakuten đặt trụ sở tại thành phố Tokyo của Nhật Bản, không “tắm mình” trong những khu rừng cây nhân tạo mà khuyến khích các giám đốc điều hành tản bộ trong thiên nhiên miền quê Nhật Bản. Amos Clifford cung cấp đội ngũ chuyên gia cố vấn cho những tập đoàn công nghệ nổi tiếng thế giới như là Google, Facebook cũng như những công ty khác ở khu vực Vịnh San Francisco.

Amos Clifford cũng ký hợp đồng với khối trường học Santa Rosa City Schools để triển khai chương trình “tắm với rừng” cho đội ngũ giáo viên giảm stress và hợp tác với tổ chức y tế phi lợi nhuận Kaiser Permanente để tổ chức những buổi đi bộ giữa thiên nhiên dành cho các bác sĩ. Hiện nay, ngày càng có nhiều bác sĩ “kê đơn thuốc” là những buổi đi dạo trong rừng để chữa trị chứng bệnh nghiện công nghệ và trầm uất.

Duy Ân (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文