Mặt trăng đang bị “lão hóa”

07:45 06/10/2010
Những bức ảnh chụp cực nét mới nhất của Cơ quan Hàng không Vũ Trụ Mỹ (NASA) cho thấy bán kính của Mặt trăng đã bị giảm so với thuở khai thiên lập địa. Cơ quan này giải thích rằng việc vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất đang có dấu hiệu bị thu nhỏ do trong lòng của nó đang bị lạnh lại. Phát hiện này khiến nhiều người tỏ ra lo ngại liệu chị Hằng của chúng ta có biến mất không?

Những hình ảnh trên, được công bố hồi giữa tháng 8 vừa qua trên tạp chí Science của Mỹ, cho thấy trên bề mặt của mặt trăng xuất hiện nhiều vết "nhăn" hình sống trâu cao khoảng 10m, dài một vài kilômét, mà trước đó không có. Tuy nhiên, chúng ta không thể quan sát được sự biến đổi này bằng mắt thường.

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu thì trong thời gian gần đây, chu vi của mặt trăng đã bị co lại chừng 100m. Theo ông Thomas Watters thuộc Viện Bảo tàng Hàng không và Không gian quốc gia Mỹ thì thời gian gọi là gần nhưng cũng phải cách đây khoảng 1 tỉ năm.

Những kết luận trên được rút ra nhờ việc khảo sát các tấm ảnh chụp bằng ống kính cực mạnh đặt trên một thiết bị do thám từ quỹ đạo mặt trăng có tên gọi là Lunar Reconnaissance Orbiter (Tàu quỹ đạo trinh sát mặt trăng -LRO), được NASA đặt lên trên quỹ đạo quanh mặt trăng từ tháng 6/2009.

Các tấm ảnh chụp được cho thấy có sự tồn tại những ngấn nứt trên bề mặt của mặt trăng. Đó là những vết nứt bị xô chờm lên nhau, chủ yếu có vị trí ở trong những vùng địa hình có độ cao trung bình xung quanh mặt trăng. Đây là những dấu hiệu cho thấy mặt trăng co lại dưới tác dụng của nhiệt độ trong lòng bị lạnh lại.

Ông Thomas Watters tin rằng, trong lòng mặt trăng vẫn còn đang diễn ra những quá trình hoạt động địa chất - lõi và chất phủ (tương tự vỏ trái đất) vốn từng rất nóng nên trương nở, nay trong quá trình nguội dần nên co nén lại. Chính vì vậy, bán kính mặt trăng trở nên ngắn hơn so với trước.

Thực ra thì từ lâu người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết về lõi của mặt trăng. Theo một giả thuyết được nhiều người tin tưởng, mặt trăng là một thiên thể rỗng ruột. Trong một chuyến bay thám hiểm vũ trụ hồi thập niên 70 của thế kỷ trước, người Mỹ đã dự định tiến hành một vụ nổ hạt nhân trên bề mặt của mặt trăng nhằm thông qua phân tích sóng xung kích phản hồi để biết được bên trong mặt trăng là gì. Nhưng sứ mệnh bất thành vì bình oxy trên tàu đã nổ tung khi tàu rời trái đất được 3 ngày khiến các nhà du hành vũ trụ buộc phải quay trở về trái đất.

Theo phán đoán của các nhà nghiên cứu vật thể bay không xác định (UFO), vụ nổ bình oxy trên tàu Apollo 13 là do người ngoài hành tinh gây ra, vì họ cảm thấy khó chịu khi biết người trái đất chuẩn bị tiến hành một vụ nổ hạt nhân trong không gian vũ trụ (?).

Vệ tinh thăm dò LRO.

Trong những chuyến thám hiểm của tàu Apollo 15, 16 và 17 hồi đầu những năm 70, những nét địa chất gần đường xích đạo của mặt trăng đã được ghi lại bằng ống kính góc rộng. Nhưng trên những tấm ảnh chụp từ vệ tinh LRO có độ phân giải cực cao thì lại thấy xuất hiện 14 nếp nứt gãy mà trong những bức ảnh chụp trước đó không thấy có.

Một vết nứt mới được phát hiện trên bề mặt Mặt trăng.

Mark Robinson, thuộc Viện Nghiên cứu trái đất và thám hiểm vũ trụ thuộc đại học Arizona, Mỹ, đồng tác giả của nghiên cứu nói trên cho rằng: "Những hình ảnh siêu nét do các ống kính góc hẹp đặt trên vệ tinh thăm dò LRO đang làm đảo lộn quan niệm của chúng ta về mặt trăng".

Những nghiên cứu các vật liệu, mẫu đất đá có trên bề mặt của mặt trăng cho thấy rằng, mặt trăng được hình thành do một vụ va chạm lớn của một vật thể có kích cỡ như sao Hỏa với trái đất, khoảng 4,5 tỉ năm về trước. Sau đó bề mặt của mặt trăng cũng phải chịu một sự tác động lớn do sự va chạm với các tiểu hành tinh và thiên thạch, đồng thời còn có sự phân hủy của các nguyên tố phóng xạ đã giữ nóng cho mặt trăng trong một thời gian dài. Và khi thời gian trôi đi thì mặt trăng vẫn có thể nguội dần cho đến ngày hôm nay.

Trước đây, các nhà khoa học tin rằng sự nguội đi hay thu hẹp lại của mặt trăng sẽ là sự kết thúc của nó. Sau phát hiện trên của các nhà khoa học, việc tìm hiểu xem những gì ẩn chứa bên trong bề mặt của mặt trăng lại đang rộ lên trong giới khoa học vũ trụ thế giới, mà cụ thể là muốn biết chính xác mặt trăng đặc hay rỗng ruột. Nếu biết được điều đó thì sẽ dễ dàng hình dung kết quả quá trình "co thắt" của chị Hằng.

Để trấn an dư luận vốn đang lo sợ không biết mặt trăng của chúng ta có teo tóp như trái táo héo rồi dần biến mất hay không, các chuyên gia tuyên bố chắc như đinh đóng cột là không bao giờ có chuyện mặt trăng biến mất. Kích thước mặt trăng quả là có đang giảm dần, nhưng quá trình bị thu nhỏ lại diễn ra rất chậm, và đến một mức độ nào đó thì sẽ dừng, không ảnh hưởng gì đến trái đất

Hà Ninh (tổng hợp)

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm nay, ngày 29/4, sẽ tới Saudi Arabia nhằm tiếp tục nỗ lực đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza. Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang tăng tốc nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận chấm dứt xung đột và ngăn chặn cuộc tấn công trên bộ theo kế hoạch của Israel vào thành phố miền Nam Rafah của Gaza. Bên cạnh đó, giao tranh giữa Hezbollah - lực lượng dân quân thân Iran ở Lebanon - với Tel Aviv đang leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文