Miền Trung: Người dân hoang mang vì động đất

16:35 30/07/2014

Liên tiếp từ ngày 8/7 đến ngày 17/7/2014, trên địa bàn của các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum đã xảy ra 9 trận động đất. Trong đó, có 6 trận động đất xảy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc địa bàn của huyện miền núi Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, 1 trận động đất xảy ra trên địa bàn huyện Quế Sơn (Quảng Nam), 1 trận xảy ra trên địa bàn của huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và 1 trận xảy ra ở khu vực biên giới Việt - Lào, giữa hai tỉnh Kon Tum của Việt Nam và tỉnh Attapeu của Lào. Điều đáng nói là tất cả 9 trận động đất này phần lớn đã xảy ra trên địa bàn miền núi của tỉnh Quảng Nam hoặc là các địa phương giáp ranh với tỉnh Quảng Nam.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Tình trạng xảy ra hiện tượng rung chấn địa chất gây nên những tiếng nổ lớn trong lòng đất bắt đầu xuất hiện trên địa bàn huyện Bắc Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam từ năm 2010. Đó là thời điểm mà đập dâng của công trình thủy điện Sông Tranh 2 bắt đầu tích nước để chuẩn bị cho các tổ máy đi vào hoạt động.

Trao đổi với giới truyền thông, một vị lãnh đạo của huyện Bắc Trà My cho biết: Những địa bàn thường xảy ra dư chấn và trong lòng đất phát ra tiếng nổ lớn là xã Trà Tân, Trà Bui, Trà Giác, Trà Giang, Trà Đốc, Trà Dương, Trà Sơn, thị trấn Trà My (thuộc huyện Bắc Trà My) và các xã Trà Leng, Trà Dơn (thuộc huyện Nam Trà My). Những địa bàn này đều nằm trong vòng bán kính chừng 30km xung quanh vùng lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2.

Người dân địa phương nơi xảy ra dư chấn cũng đã kể lại rằng: Vào ban đêm thường nghe thấy những tiếng nổ lớn phát ra từ lòng đất, ngay sau đó là mọi người cảm nhận rất rõ hiện tượng rung lắc ngay dưới chân mình, quá trình rung lắc kéo dài có khi đến gần 1 phút. Những gia đình ở gần nơi phát ra tiếng nổ dưới lòng đất, có nhà bị nứt tường, có nhà vỡ kính, cốc chén rơi loảng xoảng, tivi đang xem bỗng nhiên tắt ngúm… Tuy là chưa gây ra thiệt hại gì lớn về người và của, thế nhưng hiện tượng lòng đất phát nổ gây nên dư chấn mà người ta gọi là động đất xảy ra kéo dài với những diễn biến ngày càng nghiêm trọng hơn đã làm cho chính quyền và nhân dân ở vùng đất này hết sức hoang mang, lo lắng…

Người dân ở huyện Bắc Trà My cho phóng viên biết: Thường trước những trận động đất xảy ra, họ thấy bị ù tai và ngay sau đó là họ nghe thấy những tiếng nổ lớn từ trong lòng đất. Mỗi lần như thế, người dân lại í ới gọi nhau tháo chạy…

Ông Hồ Văn Lợi - Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My nói thêm: Trên địa bàn có rất nhiều những căn nhà bị hư hỏng do động đất và hiện tượng này cứ ngày một trầm trọng thêm. Người dân ở đây đã và đang rất hoang mang. Trong khi đó, các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát về hiện tượng này.

Trả lời thắc mắc của báo giới về vụ động đất này: PGS.TS Nguyễn Hồng Phương - Phó giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần cho biết: Trận động đất này là động đất kích thích, nó được phát sinh do kết quả vận hành của Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2. Cho đến thời điểm này thì các trận động đất xảy ra ở khu vực huyện Bắc Trà My của tỉnh Quảng Nam đều được đánh giá là thuộc loại yếu và dưới mức trung bình theo chuẩn phân loại động đất trên thế giới.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu về hiện tượng động đất ở Bắc Trà My.

TS Nguyễn Xuân Anh - Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cũng cho biết: Hiện tượng xảy ra động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Vì vậy, rất cần phải tiếp tục theo dõi sát sao mọi diễn biến của hoạt động động đất ở đây. Trong đó chú ý nghiên cứu mối quan hệ giữa động đất với lượng nước của hồ chứa. Thời gian quan trắc càng dài thì sẽ giúp cho việc dự báo xu thế hoạt động của động đất càng chính xác hơn.

Vì các trận động đất ở đây thuộc loại yếu cho nên trên thực tế nó không có khả năng gây ra những thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, những trận động đất xảy ra ở khu vực này nó có chung một đặc điểm là chúng phát sinh ở độ sâu chừng 6-7km, rất gần với mặt đất, nên dù năng lượng phát ra không lớn, nhưng chúng vẫn gây ra hiện tượng rung động mạnh trên bề mặt và kèm theo tiếng nổ, vì vậy mà làm cho người dân sinh sống trong khu vực này hoang mang, lo lắng…

Chúng tôi đã có mặt tại những địa bàn vừa xảy ra động đất từ ngày 8/7 đến nay, và tiếp xúc với rất nhiều hộ dân hiểu và thông cảm với những lo lắng của họ. Cô Nguyễn Thị Trang, sinh sống ở thị trấn Trà My cho biết: Đã nhiều năm trôi qua, người dân ở vùng miền núi này phải thường xuyên sinh sống, làm ăn, sản xuất trong nơm nớp lo sợ vì động đất.

Ngày trước, hiện tượng động đất chỉ xảy ra mỗi khi lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước. Tuy nhiên, vào thời điểm này, thời tiết ở địa phương đang rất khô hạn, nhưng mỗi khi chuyển trời thì hiện tượng động đất lại xảy ra. Người dân lại càng lo lắng, hoang mang hơn khi mà hiện tượng động đất ở vùng này những ngày qua đã diễn ra liên tục. Cứ mỗi lần như thế, người dân lại phải sơ tán vì vậy mà đời sống thường nhật của họ bị ảnh hưởng rất nhiều. Có nhiều gia đình, người ta đã bỏ nhà xây kiên cố để làm những ngôi nhà tranh tre tạm bợ sinh sống nhằm đề phòng thảm họa.

Đến đâu chúng tôi cũng nghe thấy những lời thở than của người dân trước hiện tượng động đất và hầu hết trong số họ đều mong mỏi được các nhà khoa học giải thích một cách chính xác về hiện tượng này.

Về phía chính quyền, ông Huỳnh Ngọc Thiệu cũng bày tỏ sự lo lắng cho đời sống của người dân, ông Thiệu nói rằng: Đối với địa bàn các huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, hiện tượng động đất thường xuyên xảy ra trong nhiều năm qua, nên công tác chuẩn bị để đối phó với tình trạng này luôn được địa phương quan tâm đặc biệt. Chúng tôi thường xuyên duy trì đầy đủ các phương tiện cứu nạn, cứu hộ để tiếp cận với hiện trường nơi xảy ra động đất một cách nhanh nhất, an toàn nhất.

Đối với đồng bào sống trong vùng thường xuyên bị ảnh hưởng động đất, ngoài việc tuyên truyền kết hợp với tập huấn phòng ngừa thảm họa thiên tai, chính quyền còn hướng dẫn bà con chuẩn bị lương thực, thực phẩm và các đồ dùng thiết yếu để sẵn sàng di chuyển đến chỗ ở an toàn một khi cần thiết.

Về lâu dài, huyện Bắc Trà My đã đề nghị lãnh đạo tỉnh Quảng Nam kiến nghị với Trung ương và các bộ, ngành chức năng tiếp tục kiểm tra, khảo sát về tình hình động đất diễn ra liên tiếp trong thời gian qua và thông báo kết luận về tình trạng này để chính quyền địa phương có cơ sở tuyên truyền cho hơn 2 vạn đồng bào đang sinh sống ở đây.

Không riêng gì ở địa bàn huyện Bắc Trà My, nơi có công trình Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 liên tiếp xảy ra động đất trong những ngày qua, ở huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên - Huế, địa phương tiếp giáp với huyện Bắc Trà My, hôm 11/7 cũng đã xảy ra một trận động đất với cường độ 2,9 độ Richter. Trận động đất này đã làm nhà cửa bị rung lắc rất mạnh, đường nhựa bị nứt nhiều đoạn dài. Người dân hoang mang, lo lắng…

Ngày 16/7, thêm một trận động đất với cường độ là 3 độ Richter đã xảy ra ở vùng biên giới Việt - Lào thuộc địa bàn của hai tỉnh Kon Tum và Attapeu. Rạng sáng ngày 17/7, thêm một trận động đất với cường độ 2,5 độ Richter lại tiếp tục xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Trà My.

Trong khi người dân và chính quyền địa phương đang hết sức hoang mang, lo lắng trước hiện tượng động đất liên tiếp xảy ra thì ông Nguyễn Văn Lân - Phó giám đốc Công ty thủy điện Sông Tranh vẫn cho rằng "toàn bộ các dư chấn về động đất trên khu vực thủy điện Sông Tranh đều nằm trong giới hạn thiết kế kỹ thuật cho phép".

Ông Lân còn nói rằng: Đối với tình trạng động đất xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Trà My trong thời gian qua, Công ty thủy điện Sông Tranh đã thường xuyên liên lạc với Viện Vật lý địa cầu và cơ quan này cũng đang tiếp tục nghiên cứu về tình hình động đất xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Trà My. Trước, trong và sau mỗi trận động đất, Công ty thủy điện Sông Tranh thường xuyên quan trắc, kiểm tra vận hành hồ đập 24/24 giờ; duy trì đầy đủ đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật trực kiểm soát an toàn hồ đập cũng như lượng nước thấm qua đập.

Sau khi động đất xảy ra, đại diện công ty khẩn trương lấy số liệu từ các máy đo tại đập gửi về Viện Vật lý địa cầu để nghiên cứu và có phúc đáp với các cơ quan chức năng về mức độ và ảnh hưởng của động đất. Sau động đất, công ty cũng kiểm tra ngay điều kiện làm việc từ đập ngăn nước cho đến thiết bị cũng như lưu lượng nước thấm qua thân đập để báo cáo với các cơ quan có chức năng.

Theo ông Lân, cho đến thời điểm hiện tại, các trận dư chấn trên lưu vực hồ thủy điện Sông Tranh đều nằm trong giới hạn đã được thiết kế kỹ thuật tính toán trước đây cũng như tính toán của cơ quan chức năng. Ngoài kiểm tra thiết bị, an toàn hồ đập, công ty phối hợp với chính quyền địa phương đến các thôn bản để kiểm tra về mức độ thiệt hại do động đất gây ra đối với đồng bào trong khu vực để có sự hỗ trợ kịp thời. Tuy nhiên, qua kiểm tra, đến thời điểm này, các dư chấn vừa qua đều là những dư chấn nhỏ, nằm trong giới hạn cho phép và cũng chưa có ảnh hưởng gì lớn đến nhà cửa, cũng như đời sống và sản xuất của đồng bào.

Đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho biết: Việc nghiên cứu động đất hoàn toàn nằm ngoài khả năng của tỉnh. Quảng Nam rất mong muốn các nhà khoa học sớm làm sáng tỏ tình trạng động đất ở huyện Bắc Trà My để giải thích cho người dân, trấn an dư luận và có phương án đối phó…

Phan Bùi Bảo Thy

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文