Mirny – Trung tâm kỹ nghệ kim cương của nước Nga

05:55 22/05/2011

Mirny là cái hố khổng lồ trên mặt đất, nhưng nó là lý do khiến mọi người muốn sống ở đây, một góc hẻo lánh của miền Viễn Đông nước Nga. Nơi đây có những khu chung cư, những cơ quan chính quyền và cửa hiệu, cũng như đường sá và một sân bay. Nhưng tất cả đều có vẻ nhỏ bé trước mỏ kim cương khổng lồ nằm ở rìa thành phố. Đó là cái hố sâu 525m, rộng 1,2km, và bạn chỉ có thể cảm giác được sự rộng lớn của nó khi nhìn từ trên máy bay.

Cuộc sống ở Mirny bắt đầu vào thập niên 50 thế kỷ trước khi các nhà khoa học Xôviết khám phá một mỏ kim cương khổng lồ tại Yakutia (Cộng hòa tự trị Sakha ngày nay), nằm cách Moskva 4.300km về phía đông. Khí hậu nơi đây được coi là lạnh nhất hành tinh, khắc nghiệt cả đối với người Nga. Đến đây vào giữa tháng 4 du khách vẫn nhìn thấy tuyết phủ trắng xóa trên mặt đất, và sông hồ cũng đông cứng. Vào mùa đông, nhiệt độ ở Mirny có thể xuống đến -50oC! Thành phố gần nhất cách nơi đây cũng 250km.

Trong gần nửa thế kỷ, cái hố khổng lồ đã sản xuất ra một lượng kim cương trị giá ít nhất 17 tỉ USD. Ngày nay, Công ty kim cương quốc gia Nga Alrosa đã tiến hành khai thác rải rác quanh khu vực, nhưng Mirny là nơi mà mọi viên kim cương thô được đánh giá. Những ngọn đèn đường mang hình dáng viên kim cương sẽ dẫn chúng ta đến trung tâm phân loại của Công ty Alrosa. Khoảng 20 chuyên gia mặc blouse trắng xem xét từng viên kim cương thô để đưa ra giá ban đầu, dựa theo màu sắc, kích cỡ, hình dạng và chất lượng.

Có những viên đá quý sáng chói 20 carat có giá tối thiểu là 120.000USD và cũng có những viên đá xám chất lượng thấp, không hấp dẫn, được sử dụng trong những cỗ máy đánh bóng kim cương. Alrosa chỉ đánh bóng một số lượng nhỏ sản phẩm của công ty, còn phần lớn kim cương thô được bán cho thương lái và những cơ sở đánh bóng phần đông ở Antwerp (Bỉ) và Ấn Độ.

Oleg Popov, Phó giám đốc sản xuất của Alrosa, nói: "Những viên kim cương đẹp nhất và lớn nhất được đem ra đấu giá và thường cao hơn giá tối  thiểu rất nhiều". Đến với Alrosa du khách sẽ được Oleg Popov dẫn đến sảnh trưng bày, nơi có một số viên đá đẹp nhất nằm trải dài trên chiếc bàn phủ vải xanh, bao gồm khoảng chục viên kim cương to cỡ quả hồ đào, mỗi viên nặng đến 60 carat. Tất nhiên là du khách không được phép sờ tay vào chúng. Ngày nay, kim cương không còn đi ra từ cái hố khổng lồ trên mặt đất nữa. Alrosa đã cho di chuyển công việc khai thác xuống sâu dưới lòng đất, do sản lượng đã giảm và cũng do lo ngại về an ninh nên cửa miệng hố đã bị đóng lại, đánh dấu sự bắt đầu một kỷ nguyên mới.

Valery Latunin, người quản lý một mỏ ở vùng ngoại ô Mirny nói: "Chúng tôi đào thật sâu xuống dưới cho đến khi đụng phải mạch ống kim cương". Với hố lộ thiên, vấn đề là "khi đào sâu hơn bạn phải chống đỡ những cái vách, vả lại việc đưa quặng lên cũng rất khó khăn", Latunin nói thêm. Nhưng mỏ dưới mặt đất thì đắt tiền hơn.

Trong thập niên qua, nợ của Alrosa tăng đáng kể do công ty ra sức đầu tư vào các hố mới và những khu vực hoạt động. Việc mở cửa mỏ dưới mặt đất vào năm 2009 trùng hợp với cuộc khủng hoảng tài chính và nhu cầu kim cương cũng sụt giảm trong thời gian này. Nhà nước Nga, cổ đông chính của Alrosa, phải ra tay giải cứu. Valery Kosar một công nhân làm việc đã 8 năm dưới độ sâu 960m. Anh vận hành cỗ máy khổng lồ đào sâu xuống lớp đá để tìm quặng. Khi được đưa lên mặt đất quặng có màu đen và xấu xí đến mức thoạt nhìn chẳng ai nghĩ đó là kim cương.

Mỏ kim cương không còn khai thác ở Mirny là một trong những hố do con người đào lớn nhất thế giới.
Những viên kim cương được Alrosa đánh bóng.

Kosar nói: "Tôi đã có gia đình riêng. Và những người thợ mỏ là gia đình khác của tôi. Chúng tôi quen biết nhau đã nhiều năm. Nếu có ai đó đến đây làm việc anh ấy sẽ muốn ở lại lâu dài". 70% dân lao động ở Mirny làm việc cho Công ty Alrosa: dưới mỏ, trong các nhà máy, bộ phận hành chính, Alrosa Air hay khách sạn thuộc sở hữu của công ty.

Alrosa đã cho xây dựng các bệnh viện và trung tâm văn hóa, tài trợ xây nhà giá thấp, chăm sóc y tế và bảo đảm lương hưu cho công nhân cũng như chi trả tiền vé máy bay cho họ về thăm quê mỗi 2 năm một lần. Chính quyền Yakutia, cũng là một cổ đông chính của Alrosa, thường xuyên nhắc nhở công ty thực hiện nghĩa vụ của họ - một nửa ngân sách Yakutia đến từ thuế đánh vào kim cương của Alrosa.

Kế hoạch của Alrosa là trả hết nợ vào năm 2012, và tiếp tục khai thác sâu xuống lòng đất hơn. Nhưng đến khi công nghệ và Công ty Alrosa phát triển mạnh lên, cái hố khổng lồ ở Mirny vẫn còn là biểu tượng cho kỹ nghệ kim cương của nước Nga

An An (tổng hợp)

Chiều 4/5, thông tin từ Tổng Công ty quản lý Cảng hàng không cho biết, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và triển khai các hoạt động của năm du lịch quốc gia, lượng hành khách đi/đến Điện Biên đã tăng mạnh trong những ngày vừa qua, có ngày khách qua Cảng hàng không Điện Biên tăng gấp 5 lần so với ngày thường.

Ngày 4/5, thông tin từ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết, trên địa bàn các xã: Lộc Thái, Lộc Hưng và thị trấn Lộc Ninh vừa có 4 nạn nhân cùng 4 con chó khác bị một con chó dại cắn bị thương, gây xôn xao dư luận.

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt website, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文