Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm sẽ trở thành di sản tư liệu của nhân loại?

20:35 29/04/2011

Mộc bản triều Nguyễn tại Huế, tư liệu Hán Nôm trên văn bia tại Quốc Tử Giám đã được tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tôn vinh là di sản tư liệu của nhân loại. Tuy nhiên, có một kho tàng tư liệu Hán Nôm độc đáo và chứa đựng nhiều thông tin mà chưa được nhiều người biết đến, có niên đại trên trăm năm.

Đó là kho Mộc bản kinh Phật tại chùa Vĩnh Nghiêm (tỉnh Bắc Giang) hiện đang trên hành trình để trở thành di sản của thế giới, khi được UNESCO đề cử và đã vượt qua vòng sơ thẩm.

Chỉ một vài năm gần đây người ta mới nhắc nhiều đến những tư liệu mộc bản quý giá tại chùa Vĩnh Nghiêm - một trung tâm Phật giáo lớn của nước ta vào thời Trần (thế kỷ XIII, XIV), nhờ vậy mà ngôi chùa cổ kính này cũng có dịp được ''vua biết mặt, chúa biết tên". 

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc trên một vị trí đắc địa tại ngã ba Phượng Nhỡn (mắt con phượng) - nơi gặp gỡ của 2 con sông lớn (sông Thương và sông Lục Nam). Nhìn về phía bên kia sông trông rất rõ đền Kiếp Bạc - nơi phủ đệ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, liền kề đó là núi Côn Sơn, nơi nhà thơ, nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc Nguyễn Trãi về mai danh ẩn tích, xa hơn chút nữa là danh thắng Yên Tử nơi được coi là vùng "đất thánh" của thiền phái Trúc Lâm.

Là trung tâm Phật giáo có ảnh hưởng rộng rãi trong vùng, chùa Vĩnh Nghiêm được nhân dân tôn vinh làm một trong những "chốn tổ" của dòng thiền Trúc Lâm tam tổ - dòng thiền mang những đặc trưng riêng của Việt Nam do ba Tổ sáng lập là Điều Ngựu Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp loa Đồng Kiên Cương và Quốc sư Huyền Quang Lý Đạo Tái. Vị trí quan trọng đó của chùa Vĩnh Nghiêm còn được thể hiện qua câu ca: Ai qua Yên tử Quỳnh Lâm/Vĩnh Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa đành.

Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm.

Chùa Vĩnh Nghiêm có kiến trúc bề thế, khuôn viên chùa rộng và đẹp gồm: Tam quan, Tam bảo, Nhà Tổ đệ nhất, Nhà Tổ đệ nhị, gác chuông, khách đường, tả hữu hành lang, vườn tháp... tất cả được bố trí hài hòa theo bố cục kiến trúc ''nội công, ngoại quốc". Ngoài những giá trị kiến trúc nghệ thuật, chùa Vĩnh Nghiêm còn được xem như một bảo tàng văn hóa Phật giáo Đại thừa khá tiêu biểu ở miền Bắc Việt Nam, chùa còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật quý như: hệ thống tượng thờ, đồ thờ, các bức phù điêu, chạm khắc, hệ thống văn bia, hoa văn trên kiến trúc... đặc biệt là kho mộc bản chữ Hán Nôm được khắc ngược trên gỗ thị, loại gỗ được trồng nhiều tại vườn chùa Vĩnh Nghiêm.

Chính vì là nơi đào luyện tăng đồ, nên chùa Vĩnh Nghiêm còn là nơi tàng trữ nhiều bộ ván kinh quý giá. Đặc biệt là kho mộc thư với những bộ ván in kinh như: Hoa nghiêm sớ, Di đà sớ, Yên Tử nhật trình, Bản Nguyện Chân kinh, Tỳ Khâu Ni Giới kinh, Khai Thánh Chân kinh, Tịnh Độ Sách nguyện, Thần Du Phương ký… Chùa còn giữ được 34 đầu sách với hơn 3.000 bản khắc, mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách khắc ngược (âm bản) bằng chữ Hán Nôm (đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới) gồm: y học, văn học, bùa chú, luật giới nhà Phật… Đó là một trong những di sản văn hóa đặc biệt quý giá ở Vĩnh Nghiêm.

Kích thước các mộc bản không đồng đều tùy theo từng kinh sách, bản khắc lớn nhất có chiều dài hơn 1m, rộng 40 - 50 cm, bản nhỏ nhất khoảng 15 x 20 cm..., một số ván in có những hoa văn và hình chạm khắc đặc biệt nhằm thể hiện những ý nghĩa triết lý riêng của đạo Phật.

Trải qua mấy trăm năm, đến nay những mộc bản kinh Phật này được lưu giữ cẩn thận tại chùa và được xem như một báu vật quốc gia, phản ánh những tư tưởng quan trọng trong triết lý Phật giáo Việt Nam. Nhằm bảo tồn, lưu giữ những giá trị của kho Mộc bản Kinh Phật quý giá này, từ năm 2009, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đã tiến hành tổng kiểm kê, đánh số và in dịch toàn bộ số ván kinh trên đồng thời tiến hành lập hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO công nhận là di sản tư liệu của thế giới.

Qua thẩm định ban đầu cho thấy kho mộc bản được các nghệ nhân ở nhiều vùng như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương san khắc vào nhiều thời điểm khác nhau cụ thể: thời Vua Tự Đức các năm (1873, 1881, 1884, 1886); Vua Thành Thái (1907); Vua Bảo Đại thứ 7 và thứ 10 (1932, 1935)… Những giá trị quý báu này đã nhận được sự quan tâm lớn của nhiều nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước… 

Ông Ray Étmonsơn - Trưởng ban Điều phối Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã về thăm tỉnh Bắc Giang và đến chùa Vĩnh Nghiêm xem xét kỹ bộ mộc bản Kinh Phật này. Ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ Việt Nam tại Liên minh châu Âu, Vương quốc Bỉ và Công quốc Lucxembua, Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa toàn cầu, tính độc đáo của bộ Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm.

Nếu kho Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận thì đây sẽ là dịp quan trọng để bạn bè quốc tế hiểu biết nhiều hơn về một di sản văn hóa đã lặng lẽ tồn tại chốn thiền môn mấy thế kỷ qua tại vùng đất Kinh Bắc này

Nguyễn Văn Hưởng

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文