Mỹ: Các công ty công nghệ đua nhau “gia cố áo giáp”

19:35 07/07/2014

Hiện nay, các kỹ sư của Google đang miệt mài tập trung vào cuộc chạy đua vũ trang mới nhất - được coi là khó khăn nhất và cũng là đắt tiền nhất từ trước đến nay - để đối phó với Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và các cơ quan tình báo khác luôn mưu đồ chọc thủng hệ thống của họ. Đó là nhiệm vụ lập hệ thống mã hóa dữ liệu mới kiên cố hơn để bảo vệ khách hàng. Facebook, Microsoft và Yahoo cũng đang thực hiện những bước đi tương tự.

Sau nhiều năm hợp tác với chính quyền, mục tiêu cấp thiết nhất hiện nay của Google là ngăn cản hành vi gián điệp của Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia khác. Chiến lược cũng nhằm bảo vệ công cuộc kinh doanh ở các quốc gia hải ngoại như Brazil và Đức - những nơi đe dọa sẽ chỉ tin tưởng giao phó dữ liệu cho các nhà cung cấp dịch vụ địa phương.

Ví dụ, Google đang lắp đặt hệ thống cáp quang ngầm riêng biệt dưới các đại dương - dự án nằm trong nỗ lực cắt giảm chi phí và mở rộng tầm ảnh hưởng của công ty, song hiện nay dự án còn bao gồm thêm mục đích khác: bảo đảm kiểm soát chặt chẽ hơn nữa dữ liệu của khách hàng.

Một năm sau những tiết lộ động trời của người tố giác Edward Snowden, kỷ nguyên của sự hợp tác thầm lặng giữa giới viễn thông và chính quyền Mỹ đã chấm dứt thật sự. Các công ty viễn thông như AT&T và Verizon tuyên bố họ đang từ chối mọi yêu cầu tự nguyện cung cấp dữ liệu (không được luật pháp hiện hành bảo vệ) từ Chính phủ Mỹ.

Eric Grosse, lãnh đạo an ninh của Google, nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn của báo chí rằng chính hành vi gián điệp không giới hạn của NSA đã dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mật mã mới vô cùng khó khăn. Giới chức Washington thừa nhận các chương trình giám sát bí mật hiện nay khó thực hiện hơn trước bởi vì các công ty công nghệ Mỹ - do lo sợ bị mất khách hàng quốc tế - đang "gia cố" lại các mạng của họ, đồng thời tuyên bố từ chối mọi yêu cầu "giúp đỡ" của chính quyền vốn trước đây họ thường lặng lẽ cung cấp.

Robert S. Litt, luật sư trưởng của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI) - tổ chức giám sát tất cả 17 cơ quan gián điệp Mỹ - cho biết, đó là "sự thất bại không thể tranh cãi cho quốc gia khi các công ty không còn sẵn lòng hợp tác tự nguyện và hợp pháp" với cộng đồng tình báo Mỹ nữa.

Robert s.Litt nói chuyện tại Trung tâm Wilson ở Washington: "Chúng ta đã từng rất thành công trong hoạt động thu thập thông tin. Nhưng, chẳng sớm thì muộn chúng ta sẽ gặp một số thất bại trong lĩnh vực tình báo và người ta sẽ thắc mắc tại sao các cơ quan tình báo không thể bảo vệ quốc gia".

Microsoft đang cố gắng mã hóa toàn bộ sản phẩm của công ty, bao gồm Hotmail và Outlook.com, vào cuối năm nay với hệ thống mật mã 2.048 bit - biện pháp bảo vệ mạnh mẽ hơn khiến các cơ quan tình báo Mỹ khó chọc thủng hơn.

Bradford L. Smith, luật sư trưởng của Microsoft, cho biết, phần mềm được bảo vệ bằng hệ thống mật mã mới khi nó nằm trong các trung tâm dữ liệu và cả khi dữ liệu được truyền lên Internet.

Các máy chủ của Google ở hạt Douglas, bang Georgia.

Cũng theo tiết lộ của Bradford Smith, Microsoft cũng đang thành lập "các trung tâm minh bạch" cho phép giới chuyên gia kỹ thuật nước ngoài đến thanh tra mã nguồn độc quyền của công ty. Điều đó cho phép các chính quyền nước ngoài kiểm tra để chắc chắn rằng không hề có "những cửa sau" tạo điều kiện cho cộng đồng tình báo Mỹ xâm nhập dò xét.

"Trung tâm minh bạch" đầu tiên của Microsoft đang được xây dựng tại thủ đô Brussels của Bỉ. Các công ty phần cứng như Cisco (sản xuất router và công tắc) thừa nhận công cuộc kinh doanh của họ bị suy thoái đáng kể trong năm 2013 tại những nơi như châu Á, Brazil và châu Âu sau những tiết lộ của Edward Snowden. Cisco đang cố gắng thuyết phục các khách hàng rằng hệ thống của công ty an toàn trước hành vi đột nhập của bọn hacker cũng như không hề có "cửa sau" do NSA thành lập. Google đã bắt đầu chương trình mã hóa các đường dẫn giữa các trung tâm dữ liệu nội bộ của mình, bởi vì đó là "kẽ hở cuối cùng trong bộ áo giáp của chúng tôi", như Grosse trình bày.

Facebook và Yahoo cũng ráo riết mã hóa luồng lưu thông dữ liệu giữa các máy chủ nội bộ của họ. Cụ thể là Facebook, Google và Microsoft đang cùng tập trung mã hóa mạnh hơn luồng lưu thông dữ liệu khách hàng với kỹ thuật gọi là PFS gây khó khăn vạn lần cho NSA hay bất cứ ai muốn đọc lén những giao tiếp mã hóa lưu trữ.

Những thiệt hại từ tiết lộ của Edward Snowden đã xảy ra với các cơ quan tình báo Mỹ, cụ thể là NSA, khi các công ty công nghệ hàng đầu nước này quay lưng lại với chính quyền! Joe Sullivan, lãnh đạo an ninh của Facebook, tuyên bố công ty hiện nay đã bắt đầu né tránh những yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng từ chính quyền.

Trước năm 2013, các công ty công nghệ Mỹ bị cấm thừa nhận những yêu cầu từ chính quyền theo Luật Giám sát Tình báo nước ngoài (FISA). Nhưng, vào đầu năm nay, các công ty như Google, Facebook và Microsoft đã phá bỏ thỏa thuận với chính quyền khi tiết lộ con số những yêu cầu do các cơ quan tình báo đưa ra.

Trong thỏa thuận này, các công ty đồng ý hủy bỏ những vụ kiện của họ trước Tòa án Giám sát Tình báo nước ngoài (FISC). Như Joe Sullivan tuyên bố: "Chúng tôi không chạy trốn và che giấu nữa"

Duy Ân (tổng hợp)

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文