Mỹ sản xuất bom thông minh Jdam
Hãng sản xuất máy bay Boeing thông báo trung tuần tháng 4 vừa qua, họ đã bắt đầu chuyển giao cho Không quân Mỹ những bộ thiết bị dẫn đường bằng laser đầu tiên cho bom thông minh JDAM. Theo Boeing, có khả năng truy sát mục tiêu di động ở những nơi như
sau Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, nhận thấy cần phải có vũ khí dẫn đường chuẩn xác hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, Không quân Mỹ triển khai chương trình JDAM (Joint Direct Attack Munition – Đạn tấn công trực tiếp đồng loạt). Dự án được giao cho McDonnell Douglas nhưng đến năm 1997 thì chuyển cho Boeing sau khi McDonnell Douglas sáp nhập với hãng này. Năm 1998, Boeing bắt tay chế tạo bộ thiết bị điều khiển JDAM cho loại bom nặng 907kg phục vụ không quân và hải quân.
Cuộc chiến Kosovo năm 1999 là “sân khấu” đầu tiên Mỹ trình diễn loại bom có gắn bộ điều khiển JDAM ở phần đuôi (gọi tắt là bom thông minh hay bom JDAM). Sau đó, hàng nghìn quả được sử dụng trong cuộc chiến của Mỹ tại
Bộ kit JDAM sử dụng hệ thống dẫn đường do máy tính điều khiển và dữ liệu do hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh (GPS) cung cấp để xác định mục tiêu và tránh gây sát thương cho dân thường. Bom JDAM có thể được lập trình trước khi xuất trận hoặc trong lúc lâm trận. Mỗi bộ kit JDAM giá khoảng 20 ngàn USD, nếu tính luôn đầu đạn và kíp nổ cũng chưa tới 25 ngàn USD, rẻ hơn rất nhiều so với loại bom dẫn đường bằng laser vốn có giá hàng trăm ngàn USD hay bom dẫn đường bằng truyền hình, giá có thể lên đến 1 triệu USD.
Đến nay, Boeing xuất xưởng hơn 190.000 bộ kit JDAM.
“JDAM có lẽ là chương trình đạn dược thành công nhất của Mỹ trong thế hệ này”, nhà phân tích Loren Thompson của Viện
Thời Chiến tranh Vùng Vịnh và cả chiến tranh Nam Tư, loại bom dẫn đường bằng laser không phát huy hiệu quả vào những lúc trời u ám, nhiều mây hoặc trong điều kiện mịt mù khói lửa. Vì thế Lầu Năm Góc phải huy động các loại vũ khí, và trong một vài trường hợp phải thực hiện nhiều vụ tấn công – để triệt hạ chỉ một mục tiêu. Các chuyên gia cho rằng bom JDAM khắc phục được tất cả yếu kém của bom dẫn đường.
Hè năm ngoái, Boeing ký với Lầu Năm Góc hợp đồng trị giá 28 triệu USD, theo đó sản xuất 600 thiết bị dẫn đường bằng laser cho loại bom nặng 225kg. Thiết bị sử dụng năng lượng laser do mục tiêu phản chiếu để dẫn đường bom đến mục tiêu chỉ định, ngay cả khi mục tiêu ở trạng thái động.
Việc chế tạo hoàn tất vào tháng 3 vừa qua và Không quân Mỹ tiến hành thử nghiệm bom JDAM được gắn thiết bị dẫn đường bằng laser ở phần mũi (gọi tắt là bom LJDAM) 2 máy bay chiến đấu F-15E và F-16. Kết quả cho thấy bom LJDAM có thể tấn công và phá hủy mục tiêu đang di chuyển với tốc độ 110 km/giờ. Lần cải tiến này cho phép máy bay ném bom JDAM trúng mục tiêu từ khoảng cách 64 km.
Cả Không quân và Hải quân Mỹ đều dự tính đưa bom JDAM vào sử dụng trong năm nay. Đây sẽ là một trong những vũ khí chủ lực trên chiến trường