Nga: Nỗi lo thiếu điều kiện chống dịch

14:37 25/05/2020
Là một trong những tâm dịch lớn của thế giới, Nga đang chứng kiến số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 ngày càng gia tăng. Trong khi đó, các y, bác sĩ tuyến đầu cũng gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với tình trạng thiếu hụt thiết bị bảo hộ y tế cần thiết. Hiện gần 200 nhân viên y tế ở Nga đã thiệt mạng và hàng ngàn người có nguy cơ bị nhiễm SARS-CoV-2.

400 bệnh viện bị dịch tấn công

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên qua điện thoại, bác sĩ Rimma Kamalova, Trưởng Khoa Thấp khớp Bệnh viện lâm sàng Cộng hòa Kuvatova ở thành phố Ufa, miền Trung Nam nước Nga cho biết, cô và các đồng nghiệp khác vẫn tiếp tục làm việc trong tình trạng thiếu trang phục bảo hộ. Mỗi ngày Rimma Kamalova chứng kiến hơn 50 người thiệt mạng trong khu vực cách ly của bệnh viện. Bản thân cô và 1.200 nhân viên và bệnh nhân khác cũng bị mắc kẹt trong khu cách ly này.

Trên thực tế, trên khắp đất nước, Nga đang ca ngợi các nhân viên y tế của mình như những anh hùng. Những bức ảnh về nhân viên y tế được dán trên các bảng quảng cáo và những câu chuyện của họ được tôn vinh trên truyền hình. Nhưng, cũng chính họ đang phải chịu mức độ lây nhiễm đáng kinh ngạc và đối mặt với cái chết. Khi số ca nhiễm COVID-19 ở Nga ngày càng tăng thì nhiều người càng lo sợ về những điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra.

Gần 200 y, bác sĩ, nhân viên y tế Nga đã thiệt mạng vì COVID-19. Ảnh: Getty.

Một trang web tưởng niệm các nhân viên chăm sóc sức khỏe đã chết trong đại dịch ở Nga đã liệt kê tên của gần 200 bác sĩ, y tá, nhân viên y tế. Trong số những bác sĩ tuyến đầu chống dịch thiệt mạng này có bác sĩ tim mạch nổi tiếng Nikolai Goncharov. Ông bị nhiễm COVID-19 từ chính bệnh nhân của mình và qua đời ở tuổi 55. Chỉ 2 ngày sau đó, cha ông - giáo sư, viện sĩ Igor Goncharov, một tên tuổi gắn liền với những thành tựu của ngành y học vũ trụ Liên Xô và Nga, cũng ra đi vì SARS-CoV-2.

Theo người đứng đầu Cơ quan Giám sát bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nga, bà Anna Popova, các xét nghiệm kháng thể với COVID-19 cho thấy có đến 1/5 số nhân viên y tế ở thủ đô Moscow đang nhiễm bệnh. Tại một bệnh viện hàng đầu ở thủ đô Moscow, một trưởng khoa cho biết 75% nhân viên của khoa bị mắc virus SARS-CoV-2. Hay như ở thành phố St. Petersburg, 1.456 nhân viên y tế nhiễm COVID-19, chiếm 1/6 trong tổng số các trường hợp bị nhiễm của thành phố.

Bộ trưởng Y tế Nga, Mikhail Murashko hôm 12-5 thừa nhận, có tới 400 bệnh viện trên khắp nước Nga bị đại dịch tấn công. "Đội ngũ y, bác sĩ đang phải làm việc cả ngày lẫn đêm, với nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh. Những người đứng ở tuyến đầu chống dịch ấy hiện nằm trong vùng có nguy cơ lây nhiễm cao nhất", ông Mikhail Murashko nói. Nhiều bác sĩ, y tá, nhân viên y tế ở Nga không được trang bị đủ đồ bảo hộ cần thiết.

Hồi cuối tháng 3, các quan chức Nga đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng này nhưng đến nay vấn đề vẫn chưa được giải quyết đầy đủ. Nghĩa là sau gần 7 tuần, ngay cả bác sĩ tại các bệnh viện hàng đầu của Moscow cũng đang báo cáo mức độ lây nhiễm gần như áp đảo giữa các đồng nghiệp của họ.

Huy động cả sinh viên y khoa

“Cho đến hôm nay, tôi chỉ biết có một số ít đồng nghiệp không bị mắc bệnh”, bác sĩ Evgeny Zeltyn chuyên về tim mạch tại một bệnh viện ở Moscow nói và kể rằng chính ông từng suýt ngã quỵ vì cơn sốt có một không hai. Khi đó, ông đã được các đồng nghiệp điều trị ngay lập tức, trải qua 5 đêm nằm viện rồi trở lại làm việc sau đó.

"Chúng tôi đang nỗ lực chống COVID-19 nhưng thực sự là mệt mỏi. Có những bác sĩ vì không chịu được áp lực đã tự tử", bác sĩ Evgeny Zeltyn chia sẻ.

Hiện Chính phủ Nga đã thực thi một số biện pháp nhằm động viên, khích lệ các bác sĩ tuyến đầu. Cụ thể, tại thành phố St. Petersburg, các bác sĩ được nhận khoản tiền hỗ trợ từ chính quyền từ 300.000 ruble (3.800 USD) đến một triệu ruble (gần 13.000 USD) trong trường hợp bị nhiễm COVID-19 trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân.

Một số tỉnh thành khác thì tạo điều kiện cho các bác sĩ nghỉ ngơi tại khách sạn sau những giờ làm việc căng thẳng ở bệnh viện. Như ở Moscow, bác sĩ Yevgeny Baliner sau 24h trực ở phòng khám bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã được đưa về khách sạn Moscow-Suschevsky nghỉ ngơi. Tại đây, bác sĩ Yevgeny Baliner có thể xem phim và học tiếng Tây Ban Nha trước khi quay lại phòng khám để vào ca trực mới.

Trả lời phỏng vấn hãng Reuters, bác sĩ Yevgeny Baliner  cho biết, khoảng 400 nhân viên y tế đang được ăn ở miễn phí giống ông tại 2 khách sạn ở Moscow, được điều hành bởi Safmar, một tập đoàn công nghiệp và tài chính của tỷ phú Mikhail Gutseriyev, một trong 50 người giàu nhất nước Nga.

Trong khi đó, hãng AP đưa tin, trước tình trạng lây lan chưa có điểm dừng của dịch bệnh, từ đầu tháng 5, Nga đã phải huy động thêm sinh viên trường y hai năm cuối để cùng các nhân viên y tế tham gia chống dịch, cứu chữa bệnh nhân mắc COVID-19. Khoảng 40.000 sinh viên y khoa đã được gửi đến các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám.

Bộ Y tế Nga cũng khẳng định đã chuẩn bị sẵn “lời hiệu triệu” tất cả những người có khả năng tham gia chống dịch, trong bối cảnh nhân viên y tế có thể quá tải bất cứ lúc nào, khi số người nhiễm virus SARS-CoV-2 mỗi ngày mỗi nhiều hơn và tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu 36 giờ/mỗi khóa, cho cán bộ nhân viên y tế các chuyên khoa khác.

Nhiều người lo ngại, Nga đang có nguy cơ trở thành tâm điểm của đại dịch do có đường biên giới dài 2.600 dặm với Trung Quốc. Hiện, sau hơn 2 tháng chuẩn bị đối phó với dịch bệnh, ít nhất 28/85 địa phương ở Nga báo cáo tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ, máy thở và vật liệu thử nghiệm.

Theo tờ Kommersant, có nhiều khu vực còn bị chậm trễ cung cấp thiết bị xét nghiệm virus và một số nơi khác thì thiếu nhân viên y tế có chuyên môn sâu... Cũng có địa phương thì thiếu ngân sách để tài trợ cho các chi phí y tế bổ sung...

S.Thương (Tổng hợp)

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文