Nhật Bản gặp khó khăn trong dẫn dắt RCEP

18:53 22/04/2020
Covid-19 hoành hành đã làm cản trở tiến trình đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Nhật Bản có thể sẽ buộc phải từ bỏ mục tiêu hoàn tất hiệp định này trong năm nay do sự phản đối ở trong nước.

Không thể mắc thêm sai lầm

Nhiều khả năng Nhật Bản sẽ đặt ưu tiên hàng đầu cho việc vực dậy nền kinh tế vốn đang chịu cú sốc do dịch bệnh gây ra trong thời gian dài. Điều này sẽ khiến Thủ tướng Shinzo Abe gặp nhiều khó khăn để thúc đẩy các hiệp định tự do thương mại, bao gồm RCEP.

Đại dịch COVID-19 có nguy cơ làm gia tăng áp lực giảm phát đối với nền kinh tế Nhật Bản vốn đang trên bờ vực suy thoái, khi các biện pháp giãn cách xã hội buộc người dân phải ở nhà và chi tiêu ít hơn.

Ông Hiroshi Ugai, chuyên gia kinh tế trưởng của Công ty JPMorgan Securities Japan, cho rằng dù các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm vẫn giữ giá, song nhìn chung Nhật Bản ngày càng có nguy cơ quay trở lại tình trạng giảm phát. Chuyên gia này cảnh báo giá một loạt hàng hóa sẽ bắt đầu giảm xuống vào mùa thu này, đồng thời dự đoán kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng âm 4% trong năm nay.

Khảo sát Nowcast cho thấy trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến 31-3, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cho khách sạn và công viên giải trí đã giảm lần lượt gần 10% và 28%, trong khi hạng mục vé máy bay giảm 14% và chi tiêu cho vé tàu ghi nhận mức giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều lĩnh vực đã bị ảnh hưởng bởi quyết định của chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với nhiều thành phố lớn, trong đó có thủ đô Tokyo. Tuyên bố này kêu gọi người dân ở nhà, nhiều cơ sở kinh doanh ngừng hoạt động và các nhà hàng đóng cửa sớm.

Bên cạnh đó, Nhật Bản vẫn đang chứng khiến làn sóng phá sản doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Nếu dịch bệnh kéo dài, tình trạng này có thể sẽ còn gia tăng và cuốn theo nhiều việc làm. Giới phân tích cho rằng điều này sẽ làm giảm sức chi tiêu của các hộ gia đình, từ đó gây áp lực giảm giá.

Trong khi đó, việc mở rộng tự do thương mại chắc chắn sẽ làm sụt giảm lợi nhuận của một số lĩnh vực tại Nhật Bản như nông nghiệp do việc xóa bỏ hoặc giảm thuế quan sẽ làm cho các sản phẩm giá rẻ từ nhiều nước khác tràn ngập thị trường trong nước. Việc vực dậy nền kinh tế vốn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự lây lan dịch của dịch bệnh sẽ mất nhiều thời gian và khi đó, Thủ tướng Abe không thể mắc thêm bất kỳ sai lầm nào mặc dù ông muốn để lại di sản cá nhân về vấn đề thương mại tự do.

Giờ đây ông Abe phải tỏ ra thận trọng hơn với RCEP.

Yếu tố ảnh hưởng từ Trung Quốc

Năm 2012, 10 nước ASEAN đã đề xuất thiết lập RCEP, trong đó bao gồm sự tham gia của 6 nước khác ngoài khu vực gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 12-2012, ông Abe đã hào hứng ký kết các thỏa thuận thương mại tự do giữa Nhật Bản với các nước khác trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy xuất khẩu, một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Sự hào hứng và mối quan tâm của ông Abe không nằm ngoài RCEP, hiệp định chiếm 1/3 nền kinh tế toàn cầu.

Tại một hội nghị cấp cao diễn ra ở Thái Lan hồi tháng 11-2019, các nhà lãnh đạo RCEP đã cam kết đi đến một thỏa thuận vào năm 2020, nêu rõ trong một tuyên bố rằng 15 nước thành viên không bao gồm Ấn Độ đã "kết thúc các cuộc đàm phán trên văn bản".

Hiện nay, nếu Thủ tướng Abe thúc đẩy các cuộc đàm phán RCEP trước khi nền kinh tế nước này hồi phục thì sẽ dẫn tới sự phản đối mạnh mẽ của người dân. Người này khuyến nghị rằng Nhật Bản nên tập trung nhiều hơn vào phục hồi nền kinh tế chứ không phải chú trọng đến thương mại tự do, ít nhất là trong năm nay.

Một cuộc điều tra do các nhà kinh tế thuộc các thể chế tư nhân tiến hành và được công bố vào đầu tháng 4-2020 dự đoán rằng nền kinh tế Nhật Bản, hiện đứng thứ ba thế giới, sẽ suy giảm trong quý II/2020 so với quý trước đó. Trong khi đó, giới phân tích nhận định quan hệ kinh tế Nhật Bản với Trung Quốc cũng sẽ cản trở việc hiện thực hóa RCEP trước cuối năm 2020.

Trước tình hình các chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do ảnh hưởng từ sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc đã tác động nặng nề đối với các nhà sản xuất, Chính phủ ông Abe gần đây đang thúc đẩy mục tiêu tăng cường sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Đầu tháng 3-2020, Thủ tướng Abe cho rằng Nhật Bản không nên phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc về các mặt hàng công nghiệp và sản phẩm có giá trị, kêu gọi các công ty nước này di chuyển một số nhà máy khỏi Trung Quốc và trở lại hoạt động ở Nhật Bản. Theo một tài liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố, mức độ phụ thuộc của nước này đối với hàng hóa trung gian của Trung Quốc đã vượt quá 20% trong cả xuất khẩu và nhập khẩu, mức độ phụ thuộc lớn nhất trong số các nước kinh tế phát triển.

Junichi Sugawara, chuyên gia chính sách thương mại thuộc Viện Nghiên cứu Mizuho tại Tokyo giải thích: "Nhiều nước tham gia RCEP ngày càng lo lắng việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc khi họ không thể nhập khẩu những thiết bị và sản phẩm quan trọng từ Trung Quốc, làm tổn thương các hoạt động kinh tế kể từ đầu năm nay". Chuyên gia này bày tỏ quan ngại rằng nhiều quốc gia mong muốn tự sản xuất và sở hữu những hàng hóa và sản phẩm quan trọng cho riêng mình cứ như thể quá trình toàn cầu hóa bị đảo lộn. Xu hướng này sẽ cuỗm đi động lực của các nước về việc mở cửa thị trường của mình. Ông Sugawara cũng nhận định các nước sẽ rất khó đạt được RCEP trong năm nay.

Khác với tình hình thời điểm cuối năm 2019, trong bối cảnh bùng phát của dịch bệnh COVID-19, các nước sẽ cần phải đánh giá lại chính sách thương mại của mình với Trung Quốc trong khoảng thời gian hơn một năm.

Hà Phương (Tổng hợp)

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文