Nhóm máu quyết định tính cách và năng lực con người

22:50 27/11/2012

“Bạn thuộc nhóm máu A, B, O hay AB? Đó là câu hỏi cửa miệng của các nhà tuyển dụng ở Nhật Bản. Có lẽ mọi người trong chúng ta chỉ nghĩ đến loại máu khi cần phải truyền máu nhưng người Nhật Bản tin rằng, tính cách con người liên quan chặt chẽ với nhóm máu. Do đó ở đất nước này, nhóm máu ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, tình yêu và công việc làm bởi vì nó được cho là yếu tố quyết định liên quan đến tính cách và năng lực của một cá nhân.

Ở Nhật Bản, câu hỏi đầu tiên thường được nghe từ người tuyển dụng nhân sự là: Anh (chị) thuộc nhóm máu nào? Người Nhật Bản tin những người thuộc nhóm máu A là những người cầu toàn và phối hợp làm việc rất ăn ý với nhau song lại quá lo lắng. Những người có nhóm máu O thì tò mò và hào phóng song lại bướng bỉnh. Nhóm máu AB có chất nghệ sĩ hơn nhưng lại bí ẩn và khó dự đoán. Và, nhóm máu B đặc trưng cho tính tình lập dị, cá nhân chủ nghĩa và ích kỷ. Khoảng 40% dân số Nhật Bản có nhóm máu A và 30% sở hữu nhóm O, trong khi chỉ có 20% là nhóm B, và AB chiếm 10% còn lại.

Ở Nhật Bản, có 4 cuốn sách mô tả các nhóm máu được xuất bản và bán được hơn 5 triệu bản. Các chương trình truyền hình và báo chí Nhật Bản cũng thường đề cập đến câu chuyện về sự ảnh hướng của nhóm máu đến đời người và bàn luận về sự tương thích trong quan hệ theo nhóm máu. Nhiều câu lạc bộ kết bạn cung cấp thông tin về nhóm máu của các thành viên; cũng như phim hoạt hình (anime), truyện tranh (manga) và video game của Nhật Bản hay đề cập đến nhóm máu của nhân vật. Ngay đến sản phẩm tiêu dùng - như nước giải khát không cồn, kẹo cao su, muối tắm và thậm chí bao cao su - cũng được phân loại theo nhóm máu để bán!

Tuy nhiên, các nhóm máu thật ra chỉ đơn giản được xác định theo các protein trong máu. Mặc dù, các nhà khoa học thường cố gắng phá bỏ niềm tin vô căn cứ này song nó vẫn phổ biến ở đất nước Nhật Bản hiện đại. Lý do là trong một xã hội tương đối đồng nhất và không thay đổi, nhóm máu được sử dụng như là cơ sở để phân biệt rạch ròi các nhóm người khác nhau.

Chỉ đến năm 1901, hệ thống nhóm máu ABO mới được khám phá nhờ công lao của nhà khoa học người Áo tên là Karl Landsteiner. Phát hiện giúp giành được giải Nobel của Landsteiner đã dẫn đến kỹ thuật truyền máu cho bệnh nhân được an toàn hơn. Về sau, giới lý luận về thuyết ưu sinh (eugenics) của Đức Quốc xã đã lợi dụng nghiên cứu của Karl Landsteiner để dựng lên hệ tư tưởng gọi là "chủng tộc thượng đẳng". Trong Chiến tranh thế giới lần 2, chính quyền quân phiệt Nhật cũng tận dụng thuyết ưu sinh để huấn luyện binh sĩ và thậm chí thành lập những đội quân chiến đấu theo các nhóm máu.

Nghiên cứu về nhóm máu ở Nhật Bản gây tiếng vang với sự xuất bản một cuốn sách của tác giả Masahiko Nomi - người không có chuyên môn y khoa - vào thập niên 70 thế kỷ trước. Mới đây nhất, Toshitaka - con trai của Masahiko Nomi và lãnh đạo Viện Nhóm máu người (BTH) - tiếp tục cho ra đời một loạt sách quảng bá về các nhóm máu. Toshitaka giải thích mục đích của ông không nhằm phán xét hay công thức hóa con người, mà đơn giản là chỉ ra tài năng của người nào đó và cải thiện mối quan hệ giữa con người với nhau.

Masako hiến máu AB của mình đến 8 lần.

Đội bóng mềm (softball) nữ mang về huy chương vàng Thế vận hội Bắc Kinh cho Nhật Bản được huấn luyện theo nhóm máu. Một số nhà trẻ ở Nhật Bản sử dụng phương pháp dạy theo nhóm máu và thậm chí các công ty lớn cũng quyết định vị trí công việc tùy theo nhóm máu của nhân viên. Năm 1990, tờ Asahi Daily đưa tin Công ty điện tử nổi tiếng Mitsubishi Electronics của Nhật Bản thông báo thành lập một đội nhân sự gồm toàn nhóm máu AB do tin vào "năng lực lập kế hoạch của họ".

Niềm tin vào nhóm máu của người Nhật Bản cũng tác động đến giới chính khách. Tháng 7/2011, Bộ trưởng Bộ Tái thiết Ryu Matsumoto buộc phải từ chức chỉ sau một tuần đảm nhận chức vụ mới, khi cuộc đối đầu nảy lửa giữa ông với các quan chức địa phương bị đưa lên truyền hình. Trong bài diễn văn từ chức, Ryu Matsumoto đổ lỗi cho sự thất bại là do ông có nhóm máu B!

Nhóm máu đôi khi cũng gây ra định kiến và phân biệt đối xử. Có nhiều báo cáo về tình trạng phân biệt đối xử đối với hai nhóm máu B và AB dẫn đến việc trẻ em bị bắt nạt, trêu chọc, còn người lớn thì mất cơ hội xin việc làm hay buộc phải chấm dứt mối quan hệ bạn bè từng tốt đẹp.

Ở phương Tây, 85% dân số có nhóm máu O và A, nhưng ở Ấn Độ và châu Á nhóm B luôn vượt trội. Nhưng, theo giáo sư Maekawa, Nhật Bản là ngoại lệ vì người dân nước này hội đủ nhiều nhóm máu khác nhau. Giáo sư Maekawa cho biết, ông thuộc nhóm máu B - nhóm máu bị "kỳ thị" ở Nhật Bản vì nó đặc trưng cho tính cách quá cá nhân chủ nghĩa và ích kỷ nhưng ông nhấn mạnh không có cơ sở khoa học nào cho điều đó cả.

Tại một bệnh viện hiện đại ở Nhật Bản nơi có nhiều người đến hiến máu, Giám đốc Akishko Akano cho biết ông không hề quan tâm đến hình ảnh tiêu cực của nhóm máu nào đó và không hề ngăn cản những người có nhóm máu B và AB đến hiến máu. Akishko Akano cho biết vấn đề lớn nhất trong xã hội già hóa nhanh của Nhật Bản là thuyết phục những người trẻ tuổi đến bệnh viện hiến máu. Máu của một phụ nữ trẻ tên là Masako thuộc nhóm AB hiếm gặp - chỉ 10% dân số Nhật Bản sở hữu loại này - và bị "ghê sợ" ở nước này. Nhưng, Masako đã đến bệnh viện hiến máu 8 lần bất chấp định kiến về nhóm máu AB

Thục Miên (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文