Những thói quen và thực phẩm tàn phá dạ dày

19:30 05/08/2014

Đau dạ dày có thể do yếu tố nội hay ngoại sinh. Yếu tố ngoại sinh thường gặp là virus, vi khuẩn và độc tố của chúng. Thức ăn quá nóng, lạnh, bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do tụ cầu, E.coli, các chất ăn mòn, các kích thích nhiệt, dị vật hay một số loại thuốc như aspirin… cũng làm đau dạ dày.

Những người bị đau dạ dày cần hiểu và tránh các loại thực phẩm không phù hợp trong cuộc sống hàng ngày như sau:

Đồ ăn, uống lạnh có thể khiến cho các mạch máu ở dạ dày mở rộng, làm giảm lưu lượng máu tới các cơ quan khác và cản trở việc tiêu hóa bình thường.

Ăn quá nhiều trong bữa tối, đặc biệt nếu bạn ăn các loại thức ăn khó tiêu trước khi ngủ sẽ ép đường ruột của bạn làm việc quá tải, dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Lâu dần điều này sẽ dẫn đến các căn bệnh như đau, viêm, loét dạ dày.

Ăn không đúng bữa cũng gây hại cho dạ dày vì bình thường, đến một giờ cố định, dạ dày sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu đến thời gian đó mà bạn không bổ sung thức ăn thì lượng axit sản sinh ra sẽ bị dư thừa, từ đó có thể  gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày.

Vừa ăn vừa làm việc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. Khi làm việc, nhất là làm việc trí não, một lượng lớn máu sẽ được "huy động" tới trung khu thần kinh để phục vụ cho các hoạt động trí não. Lượng máu cung cấp cho dạ dày để thực hiện chức năng tiêu hóa bị giảm đi, do vậy, dễ gây tổn thương cho dạ dày.

Uống rượu bia quá độ

Bạn uống rượu bia quá nhiều, lượng men vi sinh vào cơ thể ở mức quá tải thì sẽ gây ra những rối loạn trong đường tiêu hóa và làm hạn chế khả năng điều tiết thức ăn của dạ dày, từ đó gây ra các bệnh ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày...

Thực phẩm chiên, rán: Những người đau dạ dày nên hạn chế loại thực phẩm này, vì có thể gây khó tiêu.

Cà phê: Đồ uống này chứa nhiều cafein, chất kích thích mà người đau dạ dày không nên dùng.

Sôcôla: Đối với những người đau dạ dày, nên kiểm soát lượng thực phẩm này khi ăn vì dùng quá nhiều gây hiện tượng chảy ngược dịch vị trong dạ dày.

Nước cam: Nước cam ép có tính axit, có thể làm loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm. Nếu người đau dạ dày uống nước cam, đường tiêu hóa chứa nhiều axit có thể gây đau bụng.

Quả đào: Đối với bệnh nhân đau dạ dày, nếu ăn nhiều đào có thể gây tổn hại sức khỏe. Ngoài ra, ăn nhiều trái cây này có thể gây trướng bụng.

Ớt: Tốt cho tiêu hóa ở người bình thường, nhưng trong ớt có chứa một loại alcaloit có vị cay nóng, khiến người đau dạ dày bị nặng thêm. Vì vậy, người đau dạ dày không nên ăn ớt.

Kem: Mùa hè, nếu bị đau dạ dày, bạn nên tránh ăn kem.

Nếu bạn ăn quá nhanh, thức ăn chưa được nghiền kỹ ở khoang miệng đã bị chuyển xuống dạ dày, từ đó tăng gánh nặng cho dạ dày. Điều này làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và giảm nhu động dạ dày

Văn Nguyễn - T.P. (theo Xinhua, Health)

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文