Nữ chủ nhân thương hiệu trang phục truyền thống sari nổi tiếng

14:30 09/09/2016
Lavanya Nalli, 32 tuổi, rất tự tin khi tuyên bố mình hãnh diện khi điều hành doanh nghiệp gia đình hoạt động trong suốt 88 năm qua. Cửa hàng nằm ở thành phố Chennai miền nam Ấn Độ được khai trương lần đầu tiên năm 1928.

Trong nhiều thập niên qua, Nalli trở thành thương hiệu trang phục sari truyền thống dành cho phụ nữ Hindu nổi tiếng nhất của Ấn Độ. Tuy nhiên, hiện nay Nalli đang gặp nhiều thách thức từ thị hiếu thời trang người tiêu dùng.

Với thu nhập hàng năm hơn 100 triệu USD, thương hiệu sari Nalli được bán tại 29 cửa hàng trên khắp Ấn Độ và nhiều đại lý ở Singapore và bang California của Mỹ. Trước tình hình ngày càng có thêm nhiều phụ nữ Ấn Độ chọn mặc trang phục phương Tây hơn là truyền thống, Lavanya luôn cố gắng tạo ra nhiều dòng sản phẩm mới đồng thời mạnh dạn tham gia vào thị trường thương mại điện tử đang phát triển mạnh hiện nay.

Lavanya Nalli với sari truyền thống của công ty.

Sari Nalli được ưa chuộng bởi chất liệu lụa được thêu tỉ mỉ bằng tay từ các nghệ nhân thành phố Kanchipuram bang Tamil Nadu miền nam Ấn Độ. Thương hiệu sari Nalli nổi tiếng với sự sang trọng, mặt vải mịn, màu sắc sống động kết hợp với thiết kế phức tạp và nổi bật với nhiều hoa văn độc đáo.

Trang phục sari truyền thống thường được phụ nữ mặc vào những dịp lễ hội, sinh nhật và đám cưới, và được truyền qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Tuy nhiên, sari có giá chẳng hề rẻ chút nào – những mẫu thiết kế phức tạp nhất giá đến 3.100 USD. Lavanya chính thức tham gia doanh nghiệp gia đình vào năm 2005, khi đó được 21 tuổi.

Sau 4 năm làm việc cho doanh nghiệp gia đình, Lavanya muốn tiến xa hơn nữa và bắt đầu theo học Trường kinh doanh Havard để cố gắng lấy bằng MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh). Sau đó, Lavanya làm việc cho công ty tư vấn kinh doanh McKinsey ở Chicago (Mỹ) từ năm 2011 đến 2013.

Sau khi trở về Ấn Độ năm 2014, Lavanya trải qua thêm 1 năm đầu quân vào nhà bán lẻ thời trang trực tuyến Myntra trong nước trước khi quay về phát triển doanh nghiệp gia đình vào năm 2015. Với nhiều kinh nghiệm tiếp thu được trong nhiều năm, Lavanya quyết tâm đưa sản phẩm Nally trở thành thương hiệu sari hàng đầu Ấn Độ và từ đó vươn ra thế giới.

Sari hiện đại của Nalli.

Thách thức lớn nhất mà Lavanya phải đối mặt là sự thay đổi nhanh chóng thị hiếu thời trang của phụ nữ Ấn Độ và nhìn thấy họ ngày càng ít quan tâm đến sari hơn trong cuộc sống hiện đại. Lavanya nói: “Từ rất lâu đời, sari luôn là lựa chọn hàng đầu và duy nhất của phụ nữ Ấn Độ. Song, điều đó đã thay đổi trong những năm sau này”.

Mặc dù sari vẫn còn được nhìn thấy phổ biến trên mọi đường phố ở Ấn Độ, song tầng lớp phụ nữ trẻ hiện đại chuyển sang mua sắm trong những cửa hàng thời trang phương Tây ở nước này. Họ hờ hững với sari và quay sang chuộng những thương hiệu nổi tiếng thế giới như H&M của Thụy Điển và GAP của Mỹ. Tuy nhiên, những loại trang phục truyền thống khác như là kurtis (áo dài đến đầu gối, được xẻ tà hai bên hông) và salwar kameez (kết hợp áo dài và quần rộng bó hẹp ở mắt cá chân) vẫn còn đặc biệt được ưa chuộng tại nơi làm việc hay trường đại học.

Amit Gugnani, chuyên gia thời trang ở doanh nghiệp tư vấn kinh doanh Ấn Độ Technopak, giải thích về thách thức cho những công ty như Nalli: “Người tiêu dùng thời trang Ấn Độ đang ngày càng trở nên nhận thức rõ về hình ảnh bản thân”.

Gugnani lập luận rằng một nền kinh tế phát triển mạnh thường đi đôi với viễn cảnh việc làm tốt hơn, mức lương cao hơn cùng với sự tác động sâu sắc của truyền thông và công nghệ - tất cả những yếu tố như thế đang cách mạng hóa hành vi mua sắm của người tiêu dùng Ấn Độ hiện đại.

Khách hàng của Nalli.

Ngoài sản phẩm sari, Lavanya còn quan tâm sản xuất kurtis và salwar kameez. Công ty cũng đưa ra thị trường nhiều mẫu sari có giá cả phải chăng và phù hợp với môi trường hiện đại – như là chất liệu vải bằng polyester và cotton. Ngoài phân khúc sari lụa đắt tiền, các mẫu phổ thông của Lavanya được bán với giá chỉ khoảng 2,20 USD.

Lavanya giải thích mặc dù sari lụa đắt tiền vẫn là “mặt hàng đem đến thu nhập chủ yếu cho công ty” song thương hiệu Nalli cũng phải “chấp nhận thay đổi theo thị hiếu người tiêu dùng”.

Ngoài việc phát triển trang web công ty để quảng bá thương hiệu Nalli ra khắp thế giới, Lavanya cũng đang ấp ủ kế hoạch tăng gấp đôi số lượng cửa hàng bán lẻ vào năm 2020.

An An (tổng hợp)

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Những ngày qua có 4 tàu cá cùng 11 ngư dân của Quảng Bình bị nạn trên biển do lốc xoáy, sau 5 ngày nỗ lực liên lạc, tìm kiếm, 4 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn trong niềm vui vỡ oà của người thân.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文