Nữ diễn viên Xôviết 2 lần được trao tặng Giải thưởng Stalin

17:15 11/11/2015
Sự kiện nổi bật trong danh sách các ngày kỷ niệm của năm 2015 do Bộ Văn hóa Liên bang Nga long trọng tổ chức là dịp tưởng nhớ 40 năm ngày mất của nữ Nghệ sĩ Công huân Lyubov Petrovna Orlova (1902-1975), diễn viên Xôviết nổi tiếng được công chúng ngưỡng mộ tôn vinh qua biệt hiệu “Nữ nghệ sĩ của thế kỷ XX”.

Bà Lyubov Orlova sinh ngày 29/1/1902 tại thị trấn Zvenigorod, ngoại ô Moscow, trong một gia đình có nguồn gốc quý tộc lâu đời. Năm Lyubov lên 7 tuổi, cha mẹ phát hiện ra tài năng âm nhạc thiên phú của con gái mình nên đã mời thầy dạy đàn dương cầm đến nhà kèm cặp.

Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, trong giai đoạn từ năm 1919-1922 Orlova thi đậu vào Khoa Piano Nhạc viện Moscow để trau dồi nhạc lý và kỹ năng trình diễn, nhưng đành bỏ dở giữa chừng vì kinh tế gia đình khó khăn... 3 năm sau, Orlova mới ghi danh theo học tại Khoa Diễn xuất của Trường trung cấp Sân khấu Lunacharsky (GITIS) ở Moscow, do Elena Teleshova, Giám đốc Nghệ thuật của trường trực tiếp giảng dạy.

Từ năm 1920 đến 1926, Orlova phải đi làm thêm để kiếm tiền đóng học phí, qua vai trò nhạc công dương cầm chuyên đánh đàn minh họa cho các buổi chiếu phim câm, cũng như tham gia các chương trình hòa nhạc giới thiệu phim mới tại nhiều rạp ở trung tâm Moscow.

Nghệ sĩ dương cầm lyuvov Orlova đệm đàn minh họa cho một buổi chiếu phim câm.

Tốt nghiệp Trường GITIS vào cuối năm 1926 với tấm bằng đỏ loại ưu, Orlova được nhận vào Nhà hát Giao hưởng Nghệ thuật Moscow qua vai trò diễn viên trong đội vũ công ballet. Với tài diễn xuất xuất chúng, Orlova dần được trao các vai quan trọng hơn và tới năm 1932, bà đã trở thành một diễn viên chính nổi tiếng, có thể vừa ca hát vừa nhảy múa qua các chương trình đòi hỏi kỹ năng điêu luyện, trở thành gương mặt quen thuộc với công chúng đam mê nhạc kịch ở thủ đô Moscow.

Đầu năm 1933, một bước ngoặt lớn đã đến với L. Orlova, khi cô quyết định kết hôn với đạo diễn điện ảnh trẻ tuổi và tài ba Grigori Aleksandrov (1903-1983). Bà được chồng chọn vào vai chính trong nhiều bộ phim nhờ vào khả năng diễn xuất cùng ngoại hình lịch lãm sang trọng. Vào thập niên 30 thế kỷ trước, điện ảnh bắt đầu trở thành hình thức nghệ thuật phổ biến đối với công chúng Xôviết. Bất cứ bộ phim nào có diễn viên xinh đẹp L. Orlova xuất hiện, lập tức mọi điểm công chiếu đều lâm vào tình trạng "cháy vé".

Giới phê bình bộ môn nghệ thuật thứ bảy ở Liên Xô khi ấy đều nhất trí với nhận định, rằng  Orlova chính là "ngôi sao" đầu tiên của màn bạc Xôviết, được khán giả hâm mộ tôn vinh bằng biệt danh "Marlene Dietrich của Đông Âu" bởi Orlova đã thủ vai chính trong gần 20 bộ phim đều thuộc dạng ăn khách. Tiêu biểu nhất là kiệt tác điện ảnh "Volga-Volga" phát hành năm 1938, bộ phim ca ngợi vẻ đẹp của đất nước Liên Xô rộng lớn, cũng như lòng yêu đời và mến khách của người dân Xôviết được lãnh tụ Stalin lúc sinh thời đặc biệt yêu thích.

Danh ca Lyubov Orlova hát động viên chiến sĩ ngoài mặt trận, năm 1944.

Trong những năm tháng của Cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945), Orlova thường xuyên có mặt trong đội hình của Đoàn Ca múa Trung ương quân đội Liên Xô, xuất hiện ở tất cả các mặt trận nhằm động viên tinh thần binh sĩ Hồng quân đang chiến đấu trên tuyến lửa.

Sau khi Thế chiến II chấm dứt, tại kỳ Liên hoan Phim quốc tế lần thứ 8 tổ chức ở Venice (Italia) năm 1947, Orlova đã được trao giải thưởng đặc biệt dành cho vai Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong bộ phim "Spring" (Mùa xuân) được công chiếu cùng năm.

Trong hơn nửa thế kỷ hoạt động không ngơi nghỉ, cùng với các danh hiệu khẳng định đẳng cấp nghệ thuật như Nghệ sĩ Ưu tú của Liên bang Nga (năm 1935), Nghệ sĩ Nhân dân Liên bang Nga (năm 1947) và Nghệ sĩ Nhân dân Liên Xô được phong trong đợt đầu tiên (năm 1950), Orlova còn được Nhà nước Xôviết trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Cờ Đỏ (năm 1938), Huân chương Lênin (năm 1939), Huy chương Vì sự nghiệp phòng thủ vùng Caucasus (năm 1944), Huy chương Lao động Dũng cảm trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (năm 1946), Kỷ niệm chương nhân 800 năm thành lập thành phố Moscow (năm 1947), Huy chương Vì sự nghiệp phát triển các tài năng nghệ thuật (năm 1949), Kỷ niệm chương Chiến sĩ Dũng cảm nhân 100 năm ngày sinh của lãnh tụ Vladimir Ilyich Lenin (năm 1970)...

Đặc biệt hơn cả, Orlova là nữ diễn viên Xôviết duy nhất 2 lần được tặng Giải thưởng Stalin Về Văn hóa Nghệ thuật trong các năm 1941 và 1950, với phần thưởng mỗi giải lên tới 100.000 rúp.

Sau một thời gian lâm bệnh nặng, vào ngày 26/1/1975, nghệ sĩ L. Orlova đã từ trần vì bị ung thư tuyến tụy, thọ 73 tuổi. Thi hài của bà được an táng tại nghĩa trang Novodevichy ở Moscow, nơi chôn cất những nhà hoạt động chính trị và văn hóa nghệ thuật Nga nổi tiếng như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev, Tổng thống Nga đầu tiên Boris Yeltsin, các nhà văn Nikolai Gogolk, Anton Chekhov, Mikhail Bulgakov, thi sĩ Vladimir Mayakovsky, nhà soạn nhạc Sergei Prokofiev, nghệ sĩ cello Mstislav Rostropovich …

Lyubov Orlova thủ vai chính trong bộ phim "Volga-Volga".

Cuối tháng 1-1976, kỷ niệm 1 năm ngày mất của nữ diễn viên huyền thoại, Chính phủ Liên Xô đã quyết định đặt tên cho con tàu phá băng nguyên tử mới hạ thủy là Lyubov Orlova để tưởng nhớ đến bà.

Năm 2002, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của  Orlova, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã ký quyết định truy tặng bà danh hiệu Nghệ sĩ Công huân, đẳng cấp cao nhất dành cho những nhà hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp ở Nga nhằm tôn vinh những cống hiến của bà.

Thu Hường (tổng hợp)

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文