Phát minh khoa học và sự trả giá bằng chính mạng sống

17:00 22/08/2008
Nhờ những phát minh và sáng chế của các nhà khoa học ở thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX mà chúng ta mới có được những bước tiến về công nghệ như vũ bão thời gian gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những sáng chế vô cùng hữu ích mà họ tạo ra thì các nhà khoa học cũng đã phải trả giá. Và không ai khác chính những phát minh của họ lại giết chết chính họ. Vì sao vậy?

Alexander Aleksandrovich Bogdanov

Alexander Aleksandrovich Bogdanov là nhà khoa học nổi tiếng của Nga. Ông nghiên cứu về vật lý, triết học, kinh tế học, khoa học viễn tưởng, y học và thuyết hệ vũ trụ. Trong lĩnh vực y tế, ông đặc biệt chú ý đến nghiên cứu về khả năng làm con người trẻ lại bằng phương pháp truyền máu. Chính ông đã khai sáng ra lý thuyết truyền máu nhằm giúp cho con người trẻ mãi không già. Theo ông, bí quyết của việc làm cho cơ thể luôn trẻ là truyền máu, ít nhất thì phương pháp này cũng giúp làm chậm quá trình lão hóa. Bogdanov là người đã thực hiện phương pháp này cho Maria Uliannova - chị gái của lãnh tụ Vladimir Lênin. Bogdanov cũng thực hiện cho chính mình 11 lần và nó cũng tỏ ra khá hiệu nghiệm. Nhiều người bạn của ông nhận xét ông trẻ hơn 10 tuổi với phương pháp trên.

Năm 1928, nhà khoa học này sau khi hoàn thành đợt truyền máu lần thứ 11 thì cũng là lúc ông từ giã thế giới bởi chính phát minh của ông. Lý do là máu được truyền là được lấy từ của một sinh viên mắc bệnh sốt rét và lao.

Cowper Coles

Cowper Coles sinh năm 1819, ông tham gia vào Hải quân Hoàng gia Anh khi mới 11 tuổi và tham gia vào cuộc bao vây Sevastopol những năm 1850. Trong thời gian chiến tranh, Coles tham gia xây dựng những chiếc bè lớn có tháp pháo bảo vệ và giúp tàu bè đi nhanh và an toàn hơn. Và việc thiết kế tháp pháo đó đã được cấp bằng sáng chế sau khi chiến tranh kết thúc. Năm 1866, sau những năm thúc bách Hải quân Hoàng gia Anh, cuối cùng ông cũng nhận được sự chấp thuận xây dựng một chiếc tàu tháp pháo khổng lồ mang tên HMS Captain. Tuy nhiên, chiếc tàu này đã bị lật úp vào năm 1870 do những lỗi trong thiết kế, cụ thể là tàu đã không giữ được thăng bằng khi đi trên biển. Và chính Cowper Coles cũng đã bị tử nạn trong số hơn 500 người. Chỉ có 18 người là may mắn sống sót trong hành trình trên con tàu hôm đó.

Otto Lilienthal

 Otto Lilienthal là một trong những người tiên phong của nhân loại phát triển máy bay và ông là tác giả của phát minh tàu lượn (tàu bay cá nhân). Kể từ khi Otto chế tạo thành công tàu lượn, ông đã thực hiện hơn 2.000 chuyến bay từ năm 1891 đến 1896.  Tuy nhiên, trong một chuyến bay, chiếc tàu lượn của ông đã bị đâm sầm xuống đất từ độ cao 17m và ông đã chết hai ngày sau đó vì bị thương quá nặng. Tuy nhiên, với sáng chế này, ông đã tạo cảm hứng rất lớn cho các nhà sáng tạo máy bay sau này, trong đó có anh em nhà Wright.

Thomas Midgley

Thomas Midgley là nhà phát minh người Mỹ sinh năm 1889. Ông là tác giả của hơn 100 bằng sáng chế, trong đó có Freon (chất làm lạnh) và tetra-ethyl lead (chất phụ gia trong xăng dầu). Năm 51 tuổi, ông mắc phải bệnh bại liệt và làm cho ông trở thành tàn tật. Không chịu đầu hàng số phận, Thomas đã thiết kế ra một hệ thống dây và ròng rọc cực kỳ phức tạp nhằm nâng cơ thể ông từ giường ra các chỗ khác trong nhà và hệ thống này đã được cấp bằng sáng chế. Tuy nhiên, chính phát minh này lại đưa ông đến cái chết, vì ông tình cờ bị vướng vào những chiếc dây và nghẹt thở đến chết khi ông ở tuổi 55.

Franz Reichelt

Franz Reichelt là nhà phát minh người Australia. Ông sinh vào đầu thế kỷ XIX, là một thợ may và trở nên nổi tiếng với vụ tai nạn tử vong. Franz là tác giả thiết kế chiếc áo choàng mà hoạt động giống như chiếc dù ngày nay. Với chiếc áo choàng này, người mặc có thể bay và hạ xuống đất an toàn. Nhưng trong một lần thể hiện khả năng chiếc áo choàng “kỳ lạ” của mình bằng cách bay từ tháp Eiffel ở độ cao 60m, chiếc dù của ông đã không hoạt động như mong muốn, và Franz đã tử vong. Cái chết của ông đã được các camera ghi lại và chiếu tại nhiều nơi. Tuy nhiên, nhờ phát minh của ông mà người ta đã cải tiến chiếc dù ngày nay an toàn và tiện lợi hơn.

William Bullock

William Bullock (1813-1867) là nhà phát minh nổi tiếng người Mỹ. Ông là tác giả của nhiều phát minh quan trọng, trong đó có tìm ra phương pháp in ấn xoay vào năm 1863, điều này đã giúp tạo ra cuộc cách mạng trong ngành in ấn - tốc độ in nhanh hơn và hiệu quả hơn. Năm 1867, chính phát minh của Bullock đã chống lại ông. Khi ông đang điều chỉnh bản in mới mà đã được cài đặt cho một nhà xuất bản ở Philadelphia và cố gắng đưa dây curoa truyền động lên chiếc ròng rọc thì bất ngờ chân của ông kẹt vào trong chiếc máy và bị nghiền nát hoàn toàn. Ông đã chết một tuần sau khi các bác sĩ cắt bỏ chiếc chân đã bị tàn phế.

Marie Curie

Marie Curie (1867-1934) là một nhà vật lý học, hóa học nổi tiếng người Pháp gốc Ba Lan. Bà là người đi đầu trong lĩnh vực tia X và phóng xạ. Và chính những phát hiện quan trọng đó đã giúp cho Curie nhận được hai giải Nobel Danh giá, giải Nobel Vật lý năm 1903 và Nobel Hóa học năm 1911. Ngày nay, những di sản của người phụ nữ tài ba này được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như làm đẹp, khám bệnh, năng lượng hạt nhân...

Tuy nhiên, các chất hóa học mà bà phát hiện ra lại là thủ phạm gây nên cái chết của bà. Curie bị ung thư bạch cầu do đã tiếp xúc với chất phóng xạ trong thời gian dài. Bà đã làm các cuộc thử nghiệm có chứa đồng vị phóng xạ trong các túi và đặt chúng ở ngăn kéo làm việc của mình. Kết quả là â Marie Curie bị nhiễm xạ và mất vào ngày 4/7/1934

Hữu Mạnh (Theo BBC/AFP/Wikipedia)

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Những ngày qua có 4 tàu cá cùng 11 ngư dân của Quảng Bình bị nạn trên biển do lốc xoáy, sau 5 ngày nỗ lực liên lạc, tìm kiếm, 4 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn trong niềm vui vỡ oà của người thân.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文