RCEP - niềm tin của thương mại tự do

10:20 18/11/2020
Sau gần một thập niên đàm phán, các quan chức hàng đầu từ 15 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia và 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã hoàn tất ký kết RCEP vào ngày cuối cùng của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam đăng cai.

RCEP đã đạt được một số ý nghĩa trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng và lo ngại về phi toàn cầu hóa. Theo giới phân tích, thứ nhất, nó cho thấy Đông Á rất cởi mở với hoạt động kinh doanh và nhận ra những lợi ích kinh tế của hội nhập thương mại sâu rộng hơn. Thứ hai, nó giúp giảm bớt những quan ngại rằng Trung Quốc đang hướng nội nhiều hơn với “chiến lược tuần hoàn kép”, vốn chú trọng vào thị trường nội địa. Và thứ ba, RCEP bày tỏ dấu hiệu rằng khi nói đến chính sách kinh tế, các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương không muốn lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều đó đúng ngay cả với các quốc gia có liên minh an ninh mạnh mẽ với Mỹ, chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Lễ ký kết Hiệp định RCEP được tổ chức thông qua hội nghị truyền hình tại Hà Nội ngày 15-11.

Kỳ vọng lớn

Với sự tham gia của 15 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, RCEP đã trở thành khối thương mại lớn nhất trên toàn cầu, bao phủ thị trường 2,2 tỷ dân và 26,2 nghìn tỷ USD sản lượng toàn cầu. Con số đó tương đương khoảng 1/3 dân số trên toàn thế giới cũng như 1/3 nền kinh tế toàn cầu. Khối kinh tế này cũng lớn hơn 3 nền kinh tế Bắc Mỹ theo thỏa thuận Mỹ - Mexico - Canada (USMCA) và Liên minh châu Âu (EU).

Các nhà phân tích cho rằng RCEP là một thỏa thuận thương mại yếu hơn so với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các nước thành viên RCEP hiện đã có mức thuế thấp do các thỏa thuận thương mại song phương hoặc đa phương nhỏ hơn hiện có giữa các nước, do đó lợi ích kinh tế trực tiếp vẫn hạn chế.

Ví dụ, theo Gareth Leather, nhà kinh tế cấp cao về châu Á tại công ty tư vấn Capital Economics, hơn 70% thương mại giữa 10 nước ASEAN được thực thi với mức thuế bằng 0. Các khoản cắt giảm thuế quan bổ sung theo RCEP “sẽ chỉ có hiệu lực dần dần và phải mất nhiều năm nữa hiệp định mới có hiệu lực hoàn toàn”. Tuy nhiên, theo Simon Baptist, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại công ty tư vấn The Economist Intelligence Unit, thỏa thuận này đặt nền tảng cho sự hợp tác sâu rộng hơn giữa các quốc gia thành viên trong tương lai, đặc biệt là giữa các quốc gia không có thỏa thuận thương mại song phương hiện có.

Theo giới phân tích, việc ký kết RCEP sẽ tạo ra một động lực “đáng kể” cho tăng trưởng kinh tế khu vực, vì hiệp định được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế các nước thành viên cũng như hợp tác châu Á-Thái Bình Dương trong thời kỳ hậu COVID-19. Theo ước tính, việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong khuôn khổ RCEP sẽ làm tăng GDP của khu vực châu Á-Thái Bình Dương thêm 2,1% và GDP thế giới lên 1,4%.

Ông Trương Nhạn Sinh, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc, nói với Thời báo Hoàn cầu rằng thỏa thuận ước tính sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP của Trung Quốc khoảng 0,55% và Nhật Bản 0,1%. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc, dự đoán RCEP sẽ thúc đẩy GDP của Hàn Quốc thêm 0,41-0,62 điểm phần trăm và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng địa phương từ 4,2 tỷ đến 6,8 tỷ USD sau khi thuế quan được cắt giảm. Đặc biệt, các chuyên gia lưu ý rằng RCEP sẽ là hiệp định thương mại đầu tiên giữa Trung Quốc và Nhật Bản, mang lại cơ hội cho hai nước này khám phá thị trường của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.  

Theo dự báo của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), năm nay tổng lượng thương mại hàng hóa thế giới có thể giảm 20% do cuộc khủng hoảng COVID-19 gây ra. Ở hầu hết các nước phương Tây lớn nhất, nền kinh tế sẽ suy giảm. Theo dự báo của Deloitte, GDP của Eurozone sẽ giảm 7,5% vào cuối năm, trong khi mức suy giảm GDP của Mỹ thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Cán cân thương mại và hoạt động kinh tế dự kiến sẽ chuyển dịch sang phía Đông trong trung hạn.

Tàu container tại một cảng ở Thâm Quyến, Trung Quốc - một trong 3 nền kinh tế lớn nhất Đông Á tham gia RCEP.

Vào cuối quý đầu năm nay, các nước ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc - thương mại tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt tới 140 tỷ USD, trong khi thương mại của Trung Quốc với Mỹ và EU đã giảm do đại dịch. Vì thế, Hiệp định RCEP có thể trở thành một điểm tựa mới cho nền kinh tế thế giới. GDP của các thành viên tiềm năng trong khu vực thương mại tự do là 49,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 39% GDP toàn cầu. Con số này dự kiến sẽ tăng đến 250 nghìn tỷ USD vào năm 2050.

Chặng đường khó khăn phía trước

Thỏa thuận này cũng được xem là một cơ chế để Trung Quốc phác thảo các quy định cho thương mại châu Á-Thái Bình Dương, sau nhiều năm Mỹ rút lui khỏi các hiệp định đa phương dưới thời Tổng thống Donald Trump. Alexander Capri, chuyên gia thương mại tại Trường Kinh doanh Singapore, nói: “Thỏa thuận này chắc chắn mang lại lợi thế cho các tham vọng địa chính trị của trung Quốc”.

Tuy nhiên, ông Capri nói thêm rằng ông Joe Biden, người được truyền thông Mỹ cho là tổng thống đắc cử, có thể sẽ can dự tích cực hơn với khu vực theo cách của cựu Tổng thống Barack Obama. “Hãy nghĩ về chính quyền Biden như một sự tiếp nối của chính quyền Obama, đặc biệt khi nhắc đến việc xoay trục về châu Á”, ông nói.

Tuy nhiên, trong bối cảnh một số quốc gia đang đối phó với sự bùng phát của COVID-19 và nhiều hứa hẹn về vaccine của Trung Quốc được đưa ra, trọng tâm sẽ là sự phát triển kinh tế trong khối, với nhiều quốc gia trong số đó phụ thuộc vào du lịch và xuất khẩu đang hứng chịu tổn thất nặng nề. Kaewkamol Pitakdumrongkit, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu đa phương thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, cho rằng RCEP có thể giúp xoa dịu nỗi đau tài chính.

Bà nói: “Trong bối cảnh COVID-19, RCEP có thể cho phép ASEAN hồi phục nhanh hơn bởi một thỏa thuận như vậy cho phép các công ty đa dạng hóa các chuỗi cung ứng và gia tăng sự linh hoạt của các nền kinh tế khu vực”.

Trong khi đó, RCEP vẫn mở ngỏ cho sự trở lại của Ấn Độ.

Bích Hạnh (Tổng hợp)

Sau một buổi xét xử vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát lãng phí”, gần trưa 14/4, HĐXX TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt bị cáo Phạm Đình Cự (SN 1956), cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và bị cáo Đỗ Duy Vinh (SN 1956), cựu Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Phú Yên cùng mức án 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Cầm theo một đống giấy tờ với nhiều quyển sổ y bạ trên tay khi chạy đi chạy lại giữa các khoa phòng để khám, chụp chiếu, xét nghiệm, nhiều người bệnh mỏi mệt, thậm chí lẫn lộn, lạc mất giấy tờ. Nếu bệnh viện sử dụng bệnh án điện tử, người dân vô cùng thuận lợi khi đi khám chữa bệnh và không phải chờ đợi lấy kết quả.

Sáng 15/4, Công an huyện Đơn Dương đang phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Lâm Đồng điều tra, làm rõ vụ án mạng xảy ra vào đêm hôm trước trên địa bàn xã Ka Đô khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương nặng.

Ngày 15/4, Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 2 đối tượng Hoàng Văn Cương (SN 1993) và Nguyễn Anh Văn (SN 1993) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn chiếm đoạt quyền sử dụng Facebook đăng thông tin giả bán xe ô tô để lừa tiền đặt cọc.

Sáng nay 15/4, TAND tỉnh Phú Yên mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát lãng phí” đối với hai bị cáo Phạm Đình Cự (SN 1956), cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và Đỗ Duy Vinh (SN 1956), cựu Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Phú Yên.

Nắng nóng tiếp tục xảy ra tại nhiều nơi từ Bắc vào Nam, nhiều nơi thời tiết oi bức ngột ngạt với nền nhiệt cao trên 38 độ C. Thủ đô Hà Nội nhiệt độ cũng tăng nhanh, trời nóng.

Mới đây, cống Tam Sóc, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) đã xảy ra vụ sạt lở đường dẫn lên cống dài 2m, chiều ngang mặt lộ 6m. Đây là lần thứ 2 cống này bị sạt lở trong 2 tháng.

Nguyễn Thái Sơn là cầu thủ giàu kinh nghiệm bậc nhất trong đội hình U23 Việt Nam trước khi dự vòng chung kết U23 châu Á 2024. Nhưng vấn đề ở chỗ, anh có rất ít thời gian làm việc cùng HLV Hoàng Anh Tuấn. Thậm chí trong giải đấu hiếm hoi được đồng hành, Thái Sơn cũng chỉ là quân bài dự bị của chiến lược gia Khánh Hoà.

Không chỉ có điểm đến ẩm thực Làng Sen đang thu hút du khách, mà Hòa Đồng là xã nông thôn mới nâng cao đầu tiên ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) đang vươn đến điểm đích nông thôn mới kiểu mẫu. Trong hành trình đổi mới và phát triển diện mạo kinh tế – xã hội ở vùng đất này luôn có sự đóng góp tích cực của Công an xã Hòa Đồng giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm ổn định trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Sáng 14/4, đánh dấu bước leo thang nguy hiểm mới tại Trung Đông sau đợt tập kích tầm xa bằng khoảng 300 vật thể bay của Iran vào lãnh thổ Israel để đáp trả vụ việc mà Tehran cho rằng, Israel tấn công tòa nhà lãnh sự trong Đại sứ quán nước này tại Syria cách đây hai tuần. Động thái này được đánh giá là lời nhắc nhở nghiêm khắc của Iran rằng, Israel cần thận trọng hơn trong mỗi bước đi tiềm ẩn nguy cơ leo thang chiến tranh của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文