Tia laser khơi dậy nguồn năng lượng vô tận

17:20 04/10/2011

Khi tia laser được phát triển lần đầu tiên hồi thập niên 60 của thế kỷ trước, chúng được mô tả "như giải pháp cho một vấn đề".

Ngày nay, tia sáng này có mặt  hầu như trong mọi thứ, từ đầu đĩa CD và mạng điện thoại tới quầy thu tiền trong siêu thị và các phòng thí nghiệm. Chúng đã giúp giải quyết nhiều vấn đề, nhưng nếu một nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi các nhà khoa học Anh đi đúng hướng thì tia laser có thể sớm là thách thức lớn nhất của họ: giải quyết tình trạng khủng hoảng năng lượng theo cách thân thiện với môi trường nhất.

Nhóm nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Rutherford Appleton (RAL) ở Oxfordshire, đang làm việc cùng với các đồng nghiệp đến từ 14 quốc gia, đã thảo luận về một đề xuất sử dụng tia laser để tái tạo phản ứng tại tâm mặt trời.

Việc khai thác phản ứng tổng hợp hạt nhân sẽ cung cấp nguồn năng lượng gần như vô tận mà không phóng thích các loại khí nhà kính - chẳng hạn như carbon dioxide.

Hiện tại, Liên minh châu Âu đang cân nhắc đề xuất tài trợ chi phí cho dự án này - được gọi là Hiper (High Power Laser Energy Research tạm dịch là Nghiên cứu tia laser công suất cao).

Chùm tia laser tập trung năng lượng cực lớn vào một điểm nhỏ xíu.

Nếu nhận được 50 triệu euro cho bước đầu khởi động dự án, nhóm nghiên cứu sẽ tiến tới hoàn tất xây dựng lò phản ứng trị giá 800 triệu euro vào cuối thập niên này và các lò phản ứng thương mại sẽ đi vào hoạt động không lâu sau.

Phản ứng tổng hợp hạt nhân từ lâu là giấc mơ của mọi nhà khoa học. Ý tưởng là đốt nóng 2 dạng thể nặng hơn của hydrogen (được gọi là deuterium và tritium) để tạo ra khí heli. Các đồng vị này của hydrogen hiện đã sẵn sàng.

Giáo sư Dunne cho biết: "Trong 1km3 nước biển chứa đựng năng lượng tương đương số dầu dự trữ của cả thế giới hiện nay. Vì thế, nó là nhiên liệu gần như bất tận".

Khi 2 đồng vị của hydrogen được kết hợp ở nhiệt độ cao, một phần nhỏ khối lượng sẽ bị mất và phóng thích năng lượng rất lớn. Phụ  phẩm của quy trình này không nhiều hơn lượng phóng xạ trong chất thải y tế. Trong lõi của mặt trời, áp suất cực lớn cho phép phản ứng này diễn ra ở nhiệt độ khoảng 10 triệu độ C.

Với áp lực thấp hơn nhiều ở trái đất, nhiệt độ cần để sản sinh phản ứng kết hợp sẽ cần phải cao hơn nhiều - trên 100 triệu độ C. Hiper sẽ đạt được nhiệt độ cực cao này bằng cách sử dụng chùm tia laser cực mạnh - sức mạnh tương gấp 10.000 lần điện năng lưới điện quốc gia tập trung vào bề mặt chưa tới 1mm.

Vẫn còn nhiều thứ phải làm với tia laser, đặc biệt là làm cho nó bắn đủ nhanh để duy trì sự kết hợp trong lò phản ứng. Hiện nay, tia laser mạnh cần vài phút tụ năng lượng đủ để phóng ra. Lò phản ứng tổng hợp laser sẽ cần phóng tia vài lần trong một giây và có cường độ hiệu quả hơn tia laser hiện thời. 

Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER) trị giá 10 tỉ euro hiện đang được xây dựng tại Cadarach ở miền Nam nước Pháp đang nắm giữ một ứng dụng khác của phản ứng tổng hợp hạt nhân bằng cách sử dụng nam châm siêu dẫn để chứa và tổng hợp hạt nhân hydrogene.

Theo kế hoạch, ITER sẽ hoạt động trong 35 năm, nếu mọi thứ tiến triển tốt với lò phản ứng thí nghiệm thì giới chức Liên minh châu Âu sẽ xây dựng một nhà máy điện sử dụng công nghệ này tại Cadarache vào năm 2040           

Lê Hiếu (tổng hợp)

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

Ngót 70 năm trước, để có được chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thực hiện trọn vẹn khát vọng hòa bình, độc lập, tự do bằng ý chí tự lực, tự cường, dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng biết bao máu xương. Đằng sau kỳ tích xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa,… đã có những sự hy sinh thầm lặng.

LTS: Ngày 27/4/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh Thái Nguyên triển khai 6 mô hình điểm về Đề án 06. Đến ngày 30/6/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai 21 mô hình điểm về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (bao hàm 6 mô hình nêu trên). Đến nay, sau gần một năm triển khai, 17 mô hình cơ bản hoàn thành, 4 mô hình đang thực hiện, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文