Tiễn biệt hai nhạc sĩ tài hoa

14:45 02/07/2015
Trong một ngày, ngày 29/6/2015 cùng một lúc phải vĩnh biệt hai nhạc sĩ. Rằng đã quá nhiều. Họ ra đi nhưng vẫn còn để lại cho đời một di sản quý báu, chính là tác phẩm. Thế hệ này, thế hệ sau, những người yêu nhau vẫn còn đặt ca khúc của của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu - Phan Nhân lên môi và hát. Chỉ cần thế, tôi nghĩ đã là đủ.

1. Năm thứ 2 Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp TP HCM, lần đầu tiên tôi gặp nhạc sĩ Phan Nhân, áng chừng cũng đã vài mươi năm rồi. Ông cùng nhà văn Anh Đức, nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền đến trao đổi cùng sinh viên về chuyện sáng tác. Thoáng đó, chỉ nháy mắt, cả ba người đã trở về đất mẹ. Nghĩ thế, mới thấm thía ca từ “Cuộc đời đó, có bao lâu mà hững hờ” của Trịnh Công Sơn. Ngày đó,  nhạc sĩ Phan Nhân còn khỏe mạnh, dù tóc đã bạc, cái miệng luôn cười nên người đối diện dễ có cảm tình, dù mới sơ ngộ.

Còn nhớ, ngày ấy ông ôm đàn hát: “Nâng phím đàn/ Một bài ca viết riêng tặng em/ Một bài ca thiết tha riêng tặng em/ Một bài ca từ trái tim luôn yêu đời/ Luôn mơ ước yêu thương con người/ Yêu đất nước và yêu em”. Ca khúc này dễ hát, dễ nhớ, chỉ cần ông hát dăm lần là các bạn sinh viên đã vỗ tay hát theo. Với tôi, đó là một kỷ niệm êm đềm về người nhạc sĩ đã có nhiều ca khúc đi qua năm tháng như “Hà Nội - niềm tin và hy vọng”, “Tình ca đất nước”,  “Cây đàn ghi ta của Victor Hara”…

Có một nhạc sĩ nổi tiếng bảo với tôi rằng, chỉ với bài hát “Hà Nội - niềm tin và hy vọng”, nhạc sĩ Phan Nhân xứng đáng được ghi danh vào lịch sử âm nhạc Việt Nam. Nhiều người cũng nghĩ thế.

Có lần nhạc sĩ Trương Quang Lục cho biết: "Một sáng tác rất nổi tiếng của Phan Nhân, bài “Hà Nội - niềm tin và hy vọng”, có một xuất xứ khá đặc biệt. Trong suốt 12 ngày đêm trận chiến ác liệt Điện Biên Phủ trên không trong mùa đông tháng Chạp năm 1972, từ trên sân thượng của lầu 4 cơ quan Đài Tiếng nói Việt Nam ở 58 Quán Sứ, Hà Nội, Phan Nhân đã tận mắt chứng kiến cuộc chiến quyết liệt và hào hùng của quân dân thủ đô Hà Nội đánh trả máy bay B52 của địch đang điên cuồng dội bom hòng khuất phục nhân dân ta. Trời Hà Nội đỏ lửa, vang rền tiếng bom đạn, những mảnh vụn B52 cháy rực, lả tả rơi... tạo cho ông cảm xúc mạnh mẽ viết nên ca khúc nổi tiếng “Hà Nội - niềm tin và hy vọng”.

Khi đặt bút sáng tác bài này, Phan Nhân đã nghĩ đến ca sĩ, người mà mình sẽ gửi gắm đứa con tinh thần sắp ra đời. Ông nhớ đến ca sĩ Trần Khánh, một giọng hát vàng của Đài Tiếng nói Việt Nam lúc bấy giờ. Ngay sau khi được ca sĩ Trần Khánh giới thiệu trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, bài hát ấy đã nhanh chóng phổ biến trong cả nước và vang vọng mãi trong lòng quần chúng suốt mấy thập niên qua".

Làm sao có thể quên ca từ và giai điệu: “Mặt hồ Gươm vẫn lung linh mây trời. Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô... Hà Nội đó, niềm tin yêu hy vọng. Của núi sông, hôm nay và mai sau... Chân ta bước lòng ung dung tự hào... Ôi Ðông Ðô, hùng thiêng núi sông còn in nơi đây. Ôi Thăng Long, ngàn năm chiến công rạng danh non sông”. Bây giờ và sau này chắc chắn người ta vẫn còn hát.

Không phải ngẫu nhiên trong Kỷ yếu Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại, Hội Âm nhạc Việt Nam ghi nhận: "Trong sáng tác của Phan Nhân, cái "tôi" trữ tình hòa quyện với cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước. Bài ca “Hà Nội - niềm tin và hy vọng” của Phan Nhân là một bài hát có giá trị, gây nhiều ấn tượng sâu sắc".

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và nhạc sĩ Phan Nhân trong chuyến ra Hà Nội nhận giải Nhất ca khúc của Cuộc Vận động sáng tác cho thiếu nhi 2001-2002 của NXB Kim Đồng (Hà Nội, ngày 17/6/2003). Ảnh: Cao Xuân Sơn.

2. Trong âm nhạc, Phan Huỳnh Điểu có một số phận lạ lùng. Sau ca khúc đầu tay “Trầu cau”, với “Giải phóng quân” viết năm 1945, ông đã có một vị trí vững vàng trong nền âm nhạc nước nhà. Ca khúc ấy ra đời trong một giai đoạn lịch sử hào hùng, sau này, mãi mãi sau này nó vẫn còn vang lên như thôi thúc, nhắc nhở về năm tháng không quên đó.

Bấy giờ, ở Đà Nẵng quê tôi đang phát động phong trào Nam Bộ kháng chiến. Trước lúc mít-tinh, hội họp quần chúng, "ca sĩ" Nguyễn Văn Trọng của Phòng Thông tin tuyên truyền thành phố nhận được ca khúc này từ tay chàng thanh niên mới 21 tuổi: "Anh Trọng hát đi, bài này của một anh giải phóng quân ngoài Bắc đưa vào". Lập tức ca khúc ấy đã lôi cuốn hàng ngàn trái tim hướng về cách mạng và kháng chiến.

Ngay sau đó, NXB Tinh Hoa nhận in 2.000 bản, tác giả được ông giám đốc Tăng Duyệt trả nhuận bút 800 ngàn đồng. "Với số tiền đó, tôi có thể ăn cơm bình dân được hơn 5 năm. Tôi mừng run lên, chỉ muốn hét lên một tiếng thật to và chạy ra đường, huơ chân, múa tay cho hả hê nỗi vui mừng". Viết đến đây, tôi như còn nghe âm vang tiếng cười sảng khoái của nhạc sĩ luôn thân thiện, hòa đồng với lớp trẻ lúc kể lại chuyện này.

Ngày bắt tay vào viết chuyên luận “Người Quảng Nam”, tôi có dịp gặp gỡ ông luôn để hỏi thêm tư liệu. Nhờ thế, tôi có thể hiểu đôi nét về cuộc đời của một nhạc sĩ luôn dành tình yêu cho thơ và nhạc. Nhiều lần, ông cho biết, thơ vẫn là thể loại ông thích đọc nhất: "Là người phải viết lời cho bài hát của mình, tôi rất chịu các nhà thơ tìm cấu tứ cũng như hình ảnh, màu sắc, vần điệu rất giỏi. Nhiều bài thơ đọc xong, mình hình dung như đang đứng trước cảnh đẹp đó, hoặc đang ở trong tâm trạng vui, buồn, yêu, giận của tác giả. Và những cái đó, bỗng nhiên gợi lên trong tôi những cung bậc rung cảm trong âm nhạc".

Chính từ khả năng thẩm thấu thơ, Phan Huỳnh Điểu đã có nhiều ca khúc phổ thơ đi vào lòng người. Có thể kể đến “Cuộc đời vẫn đẹp sao” (thơ Dương Hương Ly), “Hành khúc ngày và đêm” (thơ Bùi Công Minh)… sáng tác trong thập niên 70 thế kỷ trước. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất, mỗi lần nghe lại, dù bất kỳ trong không gian nào cũng khiến ta xao xuyến, rạo rực phải kể đến “Bóng cây Kơnia”.

Cuối năm 1964, từ Hà Nội, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đi B và tại chiến trường ông đã được đọc bài thơ này của Anh Ngọc. Nhưng mãi đến năm 1971, ông mới hoàn thành ca khúc này. Chắc chắn năm tháng gian khổ ở chiến trường Tây Nguyên, những gì đã trải nghiệm qua máu lửa chiến tranh đã đẩy cảm xúc ông thăng hoa đến tuyệt vời. Nhắc lại chi tiết này để thấy sự ra đời của một tác phẩm âm nhạc không thể là "mì ăn liền", thậm chí cảm xúc ấy còn phải gắn bó với máu thịt của người nhạc sĩ.

Sau này, dù đã bước ra ngoài lứa tuổi ngũ thập, lục thập nhưng giữa thập niên 80, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã "xuất chiêu" khiến giới mộ điệu choáng váng, kinh ngạc. Công chúng lại thấy ở ông hừng hực một sức trẻ đằm thắm, da diết tình tự qua chùm ca khúc phổ thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh như “Thơ Tình cuối mùa thu”, “Thuyền và biển”, “Sóng”…

Còn có thêm nhiều ca khúc của ông mà "mùa xuân không chịu lùi", như “Tình trong lá thiếp”, “Những ánh sao đêm”, “Anh ở đầu sông em cuối sông” (thơ Hoài Vũ), “Sợi nhớ sợi thương” (thơ Hoài Bắc)… Nhiều thế hệ đã hát, đã nhớ và đã sống trong tình cảm nồng nàn của các giai điệu ấy. Hạnh phúc ấy chính là phần thưởng lớn dành cho ông.

3. Nhiều nhạc sĩ thuộc thế hệ sau này, tôi biết, anh em rất thích cà kê trò chuyện với các lão nhạc sĩ như Ca Lê Thuần, Xuân Hồng, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Hiệp, Phan Nhân… vì ngoài tính cách "chịu chơi" họ còn biểu hiện khả năng luôn tìm tòi, tiếp cận cái mới, tự làm mới mình. Lớp nhạc sĩ ấy chính là mẫu người như tự sự của nhà thơ Chế Lan Viên: “Tuổi đã ngoài năm mươi/ Mong gì hương sắc lạ/ Mọc chùm hoa trên đá/ Mùa xuân không chịu lùi!”. Dù đã bước qua tuổi "xưa nay hiếm" nhưng họ vẫn không ngừng sáng tác.

Trong một ngày, ngày 29/6/2015 cùng một lúc phải vĩnh biệt hai nhạc sĩ. Rằng đã quá nhiều. Họ ra đi nhưng vẫn còn để lại cho đời một di sản quý báu, chính là tác phẩm. Thế hệ này, thế hệ sau, những người yêu nhau vẫn còn đặt ca khúc của của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu - Phan Nhân lên môi và hát. Chỉ cần thế, tôi nghĩ đã là đủ.

Lê Minh Quốc

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam cùng với cuộc chiến giành độc lập của Algeria kết thúc năm 1962 và trận Cuito Cuanavale của liên quân Cuba-Angola năm 1988 là những chiến thắng vang dội nhất trong thế kỷ XX chống lại chế độ thực dân châu Âu. Chiến thắng này là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文