Về một bức tranh treo tại khách sạn Sofitel Legend Metropole, Hà Nội: Vi phạm bản quyền?

09:35 18/09/2013

Khách sạn Metropole ở một vị trí đắc địa gần Hồ Hoàn Kiếm, từ suốt nhiều thập niên cho đến giờ vẫn được xem như là một khách sạn sang trọng vào bậc nhất của thủ đô và ở một nơi sang trọng thì ắt hẳn sẽ đi kèm theo một cụm từ mà người ta hay nhắc đến đó là: “văn minh”. Nhưng sự việc vi phạm bản quyền suốt mấy tháng qua vẫn lình xình và chưa đi đến hồi kết. Câu chuyện bắt đầu từ một bức tranh của bà Joan Baez, một ca sĩ nổi tiếng nhạc đồng quê của Mỹ trong dịp trở lại Việt Nam lần thứ hai vào ngày 30/4 vừa qua sau khi về nước đã tặng lại khách sạn một bức tranh mà bà đã vẽ trong mấy ngày nghỉ tại đây, và bức ảnh mang tựa đề “Thiên thần” của nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Tuấn một người nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh Việt Nam.

Ca sĩ Joan Baez với cuộc gặp gỡ Việt Nam

Joan Baez  đến Việt Nam lần đầu vào năm 1972 đúng lúc không quân Mỹ gây nên những tội ác dã man, cho B-52 ném bom rải thảm vào Hà Nội. Bằng sự có mặt của mình ở Việt Nam, nữ ca sĩ nổi tiếng này cũng như ngôi sao màn bạc Jane Fonda, muốn bày tỏ thái độ phản chiến quyết liệt của mình.

Joan Baez sinh năm 1941 tại New York.  Với năng khiếu bẩm sinh và một trái tim nồng nàn, bà đến với âm nhạc từ nhỏ. Bà bắt đầu nổi lên như giọng  ca trẻ đầy triển vọng, có phong cách đặc biệt và lối trình diễn độc đáo từ cuối những năm 60. Những ca khúc của bà trình bày đã đi vào lòng người và giành được nhiều giải thưởng âm nhạc uy tín. Tới những năm cuối 60 đầu 70 của thế kỷ trước, Joan Baez được toàn thế giới biết đến là một ca sĩ đấu tranh vì hòa bình với những ca khúc được xem là những lời chia sẻ và nỗi cảm thông sâu đậm đối với những nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa…

Năm 1972, cùng với ngôi sao màn bạc Jane Fonda, Joan Baez đến Hà Nội vào những ngày thủ đô Việt Nam đang phải chịu những trận không kích ác liệt nhất. B-52 đã tiến hành những trận ném bom rải xuống phố Khâm Thiên, giết chết nhiều người dân vô tội. Chính ở thời điểm đó, Joan Baez đã sáng tác ca khúc  "Where are you, my son" tại Hà Nội.

Trong chuyến đi này, bà đã cùng Jane Fonda xuống hầm trú ẩn của khách sạn Metropole và có những kỷ niệm khó quên. Suốt trong mấy thập niên qua, cho đến ngày 30/4 năm nay, Joan Baez mới có dịp quay trở lại thăm lại Việt Nam lần thứ hai theo lời mời của khách sạn  Metropole. Và câu chuyện vi phạm bản quyền bắt đầu một cách hết sức tình cờ.

Ca sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng Joan Baez.

Ca sĩ trẻ Joan Baez ngày nào đã là một người đàn bà ngoài 70 nhưng dáng dấp và cử chỉ vẫn vô cùng nhanh nhẹn. Trong những ngày ở tại khách sạn gần hồ Hoàn Kiếm, bà sải  bộ trên những con phố thuộc khu vực này và dừng chân tại "Đỗ Anh Tuấn photographer" cửa hàng nhiếp ảnh của Đỗ Anh Tuấn. Tại đây bà rất thích bức ảnh "Thiên thần" - chụp chú tiểu được trưng bày tại cửa hàng và đã mua bức ảnh về. Trong mấy ngày ngắn ngủi ở khách sạn lấy cảm hứng từ bức ảnh của nhiếp ảnh gia bà đã vẽ tranh giống hệt như bức ảnh vừa mới mua được.

Hai bức "Thiên thần" khắc họa khuôn mặt trong sáng của một chú tiểu ở trong chùa giống hệt nhau, chỉ có điều một cái là ảnh của nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Tuấn, còn một đằng là bức tranh khổ to của ca sĩ Joan Baez. Bà Joan Baez sau mấy ngày nghỉ thăm lại Việt Nam khi về nước đã tặng cho khách sạn Metropole, nơi bà lưu lại bức tranh mà bà vừa vẽ. Khách sạn đã  treo bức tranh này ngay tại chính sảnh một cách trang trọng và có chú thích ở bên dưới: "UNNAMED" JOAN BAEZ. APRIL, 2013".

Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Tuấn và nỗi buồn bản quyền

Những ngày đầu tháng 9, nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Tuấn, tác giả bức ảnh "Thiên thần" vừa trải qua hai đợt mổ mắt tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Cuộc phẫu thuật lần thứ nhất không thành công khiến anh vô cùng đau đớn và lại phải tiếp tục cuộc phẫu thuật lần hai. Mắt của anh bị cận thị nặng, đục thủy tinh thể, lệch trục mắt, bong võng mạc. Vậy là phải đại phẫu hai lần trong một tháng. Sau khi hồi phục con mắt thứ nhất mở lần đầu tiên mất một tiếng. Và đến khi anh nói chuyện thì người nghệ sĩ nước mắt ràn rụa vì bị những cơn đau nhức hành hạ. Anh chậm rãi kể lại câu chuyện:

Cuối tháng 4 vừa rồi, bà Joan Baez đi phố và ghé vào photographer và mua một bức ảnh của tôi, bà về khách sạn sao chép thành một bức tranh, sau khi hoàn thành bức vẽ xong, trước lúc về lại Mỹ bà tặng bức tranh lại cho khách sạn Metropole, việc này hoàn toàn tôi không hay biết. Cửa hàng ảnh của nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Tuấn tọa lạc ở 39 Tràng Tiền rất gần với khách sạn.  Một số khách nghỉ ở khách sạn Metropole khi dạo bộ trên phố vô tình ghé vào cửa hàng của nhiếp ảnh gia họ rất thắc mắc vì bức ảnh đang được treo tại cửa hàng rất giống bức tranh đang treo tại sảnh Metropole.

Bà Joan Baez vẽ tranh từ nguyên mẫu của bức ảnh mang tên "Thiên thần" của nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Tuấn.

Khá nhiều người xì xầm, bàn tán. "Đây là một hiện tượng rất lạ từ trước đến nay chưa có". Nhiếp ảnh gia cho biết, sau đó anh mới tìm hiểu thêm, thì được biết ở khách sạn Metropole  có một bức ảnh của ông chuyển thể thành tranh rất to treo ở sảnh. Những người khách ghé đến cửa hàng nói: "Nhưng chúng tôi không biết thực hư việc này như thế nào?". 

Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Tuấn kể tiếp: “Sau đó tôi mới sang gặp Giám đốc marketing và Giám đốc đối ngoại của khách sạn, để giải quyết việc này. Trước đó Đỗ Anh Tuấn có gửi một e-mail sang khách sạn và nói việc treo tranh vẽ giống hệt bức ảnh mà không có chú thích vào dưới bức tranh là vi phạm bản quyền. Bên khách sạn có phúc đáp lại một bức thư ngắn. Đại ý bức thư cho rằng bà Joan Baez là một người rất nổi tiếng. Bà làm việc này rất tốt cho ông, không có tổn hại gì cho ông… 

Bức tranh của bà Joan Baez được treo tại sảnh của Metropole.

Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Tuấn có một buổi làm việc với khách sạn. Ông có nói rằng: "Thứ nhất đây là một vụ vi phạm bản quyền không được phép của tôi. Tôi không đồng ý cho phép bất cứ ai làm việc đó, kể cả người nổi tiếng. Vấn đề thứ hai khi việc xảy ra thì phía khách sạn Metropole  coi như một việc đã rồi và không hề báo cho tôi biết. Việc vi phạm bản quyền đã là việc sai mà phía Metropole lại treo một bức tranh sai lên thì cũng giống như người tiếp tay cho người vi phạm.

Cuối cùng tôi đã nói: "Tôi là một nghệ sĩ chân chính chứ tôi không phải là một người cơ hội. Khả năng nghề nghiệp của tôi  do tôi quyết định. Tôi không cần phải núp bóng một người nào hay dưới thương hiệu một người nào để làm cho mình được dựa hơi người đó. Chưa bao giờ tôi nghĩ như vậy. Và tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ làm tiền một ai đó bằng cơ hội này. Nhưng người nghệ sĩ chân chính thì cũng rất là ngay thẳng, cho nên tôi muốn mọi người tôn trọng tôi”.

Nhà nhiếp ảnh xúc động nói tiếp: “Tôi có một yêu cầu. Yêu cầu này không quá đáng mà yêu cầu rất chính đáng là ở phía dưới của bức tranh do bà Joan Baez vẽ đó phải có một cái biển đồng chú thích ghi rất rõ ràng là "Bức tranh này được vẽ dựa trên tác phẩm của nhà nhiếp ảnh Đỗ Anh Tuấn".

Những người quản lý khách sạn Metropole trả lời: Trong cái tủ trưng bày của bà Joan Baez  có cái biển đồng thứ hai cũng đã giải thích điều đó nhưng lại để ở một nơi khác.  Khi mà các đoàn khách đến thì hướng dẫn viên đều giải thích điều này cho họ. Sự việc trở nên hài hước và phức tạp, vậy thì tại sao thay vì cứ phải luôn miệng để giải thích thì một việc làm đơn giản nhất là có biển chú thích bằng một dòng ngắn gọn đơn giản  họ cũng không làm. Biến điều đơn giản trở thành phức tạp.

Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Tuấn nói: "Vậy thì làm sao mà phải làm lòng vòng thế, chỉ cần một cái chú thích ở dưới bức tranh ấy thôi mà. Tôi không hiểu ý đồ gì đó và không đồng ý với cách giải quyết như thế".

Nói về nguồn gốc xuất xứ của bức ảnh "Thiên thần" - nguồn cảm hứng của bà Joan Baez - đầu năm 2007 khi nhà nhiếp ảnh Đỗ Anh Tuấn vào thăm chùa Thiên Mụ, Huế, và anh thấy những chú tiểu ở ngôi chùa như những thiên thần nhỏ bé khiến cho anh rất xúc động, nhà nhiếp ảnh chụp lại chân dung của chú tiểu và bức ảnh được đặt tên là "Thiên thần".

Anh cũng cho biết, gần 100% ảnh của tôi được chụp bằng phim chứ không chụp bằng máy số. Tôi có bản gốc của bức ảnh. Hiện nay bản phim gốc vẫn được nhiếp ảnh gia lưu giữ cẩn thận. Ghé thăm phòng trưng bày ảnh mang tên anh tại số 39 Tràng Tiền ta thấy bức ảnh  "Thiên thần" khổ to đẹp bình dị và vô cùng ấn tượng. Xem những bức ảnh của anh mới thấy trên hết là một tình cảm sâu đậm với cuộc sống xung quanh. Góc máy sắc nét, bố cục hoàn chỉnh, từ các bức ảnh toát lên tình cảm yêu thương, trân quý giữa người với người.

Một người nghệ sĩ chân chính đúng như lời anh nói không cần sống bám vào sự nổi tiếng của người khác. Một người nghệ sĩ sẽ được khẳng định qua tác phẩm thể hiện năng lực của chính mình. Một người nghệ sĩ chân chính cần được sự tôn trọng. Sự thật luôn phải được công khai và minh bạch. Những ngày này nhiếp ảnh gia đang vật vã, đau đớn vì sau hai cuộc phẫu thuật mắt và anh vẫn nặng lòng vì bức ảnh bị sao chép và cho đến giờ ở một nơi được xem là văn minh, người ta lập lờ, vẫn chưa trả lại tên cho bức ảnh của anh. Bức tranh treo tại sảnh của Metropole vẫn chỉ có dòng chữ: "UNNAMED" Joan Baez, April, 2013

Mỹ Trân

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文