Veena Malik - Nữ diễn viên nổi loạn Pakistan

16:05 19/10/2011

Trong một quốc gia bảo thủ về xã hội như Pakistan, Veena Malik - nữ diễn viên điện ảnh, người mẫu thời trang và ngôi sao truyền hình thực tế - là hình ảnh bị phê phán dữ dội nhất.

Malik nằm trong một nhóm nhỏ phụ nữ "ương ngạnh" ở Pakistan - từ cựu nữ thủ tướng Pakistan bị ám sát Benazir Bhutto cho đến Shehrbano Taseer, con gái của cựu thị trưởng bị giết chết Salmeer Taseer. Mới đây, Taseer ra mặt ủng hộ công việc bảo vệ nhân quyền trong tôn giáo của cha mình và thề vẫn tiếp tục con đường của ông dù tính mạng có bị đe dọa.

Về phần mình, trước sự việc Islamabad bị đẩy vào cuộc chiến chính trị và đất nước phải đối đầu với tình trạng bạo lực ngày càng tăng, Malik kêu gọi phụ nữ đã đến lúc "nghĩ về bản thân mình". Nhiều tuần sau cuộc tranh luận công khai trên truyền hình với giáo sĩ Qavi về đạo đức, thu hút rất đông người xem, Veena Malik gặp tai nạn ôtô trong hoàn cảnh rất đáng ngờ.

Sau khi ra viện, Malik buộc phải tìm nơi lánh nạn ở Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arập thống  nhất (UAE), nơi đây cô tiếp tục lên tiếng bảo vệ quyền phụ nữ đồng thời thành lập Voice of Women (Tiếng nói phụ nữ) - tổ chức phi lợi nhuận giúp đỡ những phụ nữ nạn nhân của bạo lực gia đình cũng như mọi sự ngược đãi khác trên khắp châu Á.

Chào đời trong gia đình nghèo khó có đến 7 người con ở thành phố Rawalpindi miền Bắc Pakistan. Cô từng chứng kiến cảnh cha vô cớ đánh đập mẹ thường xuyên. Hai người chị của Malik bị cha ép buộc lấy chồng khi họ chỉ mới 14 và 11 tuổi. Malik sau đó cũng bị buộc lấy chồng nhưng cô đã chống lại ý muốn của người cha bạo ngược.

Malik trên đài truyền hình Pakistan.

Lên 17 tuổi, Malik quyết định ra xã hội lập thân kiếm tiền. 20 tuổi, Malik có mối tình đầu của mình nhưng rồi cô quyết định rời xa người bạn trai sau khi trở thành nạn nhân của bạo lực từ chính người đàn ông này. Qua nhiều trải nghiệm đau đớn, Malik có thông điệp cho phụ nữ  Pakistan, kêu gọi họ "không nấp dưới cái bóng của người đàn ông bởi vì chúng ta là phụ nữ".

Pakistan hiện thời không ít người ủng hộ mạnh mẽ Veena Malik. Như Umar Saif - giáo sư người Pakistan mới được đưa vào danh sách những chuyên gia sáng tạo trẻ tuổi của Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) gọi là "Top Young Innivators" - cho rằng thế hệ của Veena Malik sẽ làm thay đổi Pakistan trở thành một quốc gia hiện đại hóa, chuẩn bị bước vào kỷ nguyên khoan dung về chính trị và cuộc sống của phụ nữ sẽ phóng khoáng hơn. Cuộc chạm trán của Malik với giáo sĩ Hồi giáo Qavi có lẽ không là ví dụ sinh động về cuộc thảo luận công khai trong dân chúng, mà vấn đề lớn hơn - đối với Pakistan - đó là bước đi đúng hướng hay không.

Trước khi trở thành nữ diễn viên điện ảnh, Malik tham gia vào một vài chương trình truyền hình. Cô giữ vai đầu tiên bên cạnh hai ngôi sao Shaan và ZaraShrikh trong bộ phim có doanh thu cao "Tere Pyar Mein" (năm 2000) của đạo diễn Askari.

Năm 2003, Malik xuất hiện trong bộ phim phiêu lưu mạo hiểm hợp tác Ấn Độ - Pakistan đầu tiên với kinh phí xấp xỉ 70 triệu rupee, "Pind Di Kuri". Malik còn tham gia nhiều phim khác như "Sassi Punno" (2003) của đạo diễn Askari và "Jageer" của đạo diễn Rafique v.v… Đến năm 2007 Malik lần đầu tiên nhận giải Lux Style Awards dành cho người nổi tiếng ăn mặc hợp thời trang nhất khi bước trên thảm đỏ. 

Veena Malik cũng là người đại diện cho Tổ chức y tế thế giới (WHO) trong 2 năm và người tài trợ cho SOS Children's Village - tổ chức phi chính phủ giúp đỡ trẻ mồ côi ở Pakistan

Duy Ân (tổng hợp)

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文