Vụ 11 ngư dân ngộ độc cá nóc: Đừng xem nhẹ lời cảnh báo

06:20 05/02/2013

Vụ 11 ngư dân ở Bình Thuận tổ chức nhậu cá nóc và cùng được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch vào một ngày cuối tháng 1 lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng ngư dân coi nhẹ sinh mạng của chính mình khi dùng cá nóc làm thực phẩm.

Chiều 25/1, ngư dân Uông Văn Liễu (ngụ thôn Tiến Hòa, xã Tiến Thành, TP Phan Thiết) tổ chức tiệc nhậu tại nhà với sự tham gia của 10 bạn nhậu là dân đi biển cùng ngụ xã Tiến Thành. Mồi nhậu, theo lời kể của bà Nguyễn Thị Lượm, mẹ Uông Văn Liễu là khô cá nóc nhím được Liễu cùng bạn đi biển đánh bắt được và xẻ thịt phơi khô cách đó 2 ngày.

Sau khoảng 5 giờ “ngồi đồng”, tiệc nhậu đặc sản cá tử thần náo loạn khi cả thảy 11 “đệ tử” Lưu Linh cùng có triệu chứng tê cứng chân tay, buồn nôn, chóng mặt, tê lưỡi, trụy tim mạch, khó thở…. Trước tình trạng nguy cấp ấy, nhóm ngư dân liều mạng kia đã được người thân và bà con chòm xóm cấp tốc đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận (3 trường hợp) và Bệnh viện Đa khoa An Phước (8 trường hợp).

Nhờ được cấp cứu kịp thời và với sự cứu chữa tận tâm của đội ngũ y bác sĩ nên có 10 trong số 11 người ăn cá nóc qua cơn nguy kịch, chỉ có ngư dân Nguyễn Văn Tình (28 tuổi) tử vong do chất độc từ cá nóc ngấm sâu vào cơ thể, tàn phá lục phủ ngũ tạng!

Cách đây hơn 1 năm, khi đến Phan Thiết thực hiện bài viết “Nhậu cá nóc-đùa với mạng sống”, PV Chuyên đề ANTG đã đến các phường ven biển của TP Phan Thiết và không khỏi ớn lạnh trước thổ lộ vô tư của nhiều ngư dân ở các xã, phường như Tiến Thành, Hàm Tiến… rằng thịt cá nóc ngon, bổ, thơm ngọt và dai hơn thịt gà,  nếu biết cách chế biến thì ăn vào chẳng có gì phải lo ngại!

Cho rằng nọc độc của cá nóc nằm ở các cơ quan nội tạng nên ngư dân khi chế biến cá nóc làm thức ăn chỉ lột da và vứt bỏ nội tạng. Suy nghĩ đơn giản này đã khiến nhiều người phải bỏ mạng bởi theo nghiên cứu của các chuyên gia Viện Hải dương học Nha Trang, chất độc trong cá nóc là chất Tetrodotoxin có đặc tính khó lường, có sự biến động phức tạp theo vùng phân bổ, giới tính, các yếu tố thời gian.

“Ví như cá nóc nhím ở vùng A không có độc nhưng tại vùng B lại chứa nhiều độc tố. Và cũng chính loài cá nóc nhím ấy ở vùng A vào mùa biển êm không có độc nhưng khi biển vào mùa gió chướng thì chất độc xuất hiện không chỉ ở ruột gan mà còn “lận” trong từng thớ thịt trắng phau của nó” – Minh, một ngư dân ở Hàm Tiến, từng suýt phải bỏ mạng vì ngộ độc cá nóc, giải thích.

Dù đã được cảnh báo nhưng khi bắt được cá nóc, nhiều ngư dân vẫn thản nhiên xẻ thịt thay vì vứt bỏ.

Trước khi xảy ra vụ 11 ngư dân nhậu cá nóc phải vào viện, vào tháng 10/2012, Bệnh viện Đa khoa An Phước (Bình Thuận) cũng đã tiếp nhận 3 bệnh nhân bị ngộ độc cá tử thần là Bùi Văn Hòa (26 tuổi), Phê Văn Ốt (36 tuổi) và Tô Trung Kiên (23 tuổi). Khi được cứu sống, 1 trong 3 ngư dân liều này cho biết trong bữa ăn trưa trên biển với cá nóc là món chủ đạo, họ và 2 bạn biển là anh Phạm Văn Hoàng (21 tuổi) và Trần Văn Mạnh (20 tuổi) bị ngộ độc. Nhưng vì “nhiễm” quá nặng mà Hoàng và Mạnh đã tử vong trên đường đưa đi cấp cứu.

Từ thực trạng trên đòi hỏi các ngành, các cấp tỉnh Bình Thuận cần sớm có “liều thuốc đặc trị” trong việc ngăn chặn mối nguy ngư dân ở địa phương với món “đặc sản” chết người này

T. - D.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文